Dùng nước súc miệng có lợi hay hại – Nếu dùng nước súc miệng thường xuyên không đúng cách thì không chỉ các vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Nước súc miệng được xem như là một sản phẩm không thể thiếu trong công việc vệ sinh răng miệng hằng ngày mà chúng ta thường xuyên sử dụng. Vậy thực sự thì dùng nước súc miệng như thế có lợi hay hại đối với sức khỏe?
I. Các thành phần trong nước súc miệng
Một số thành phần, hoạt chất có trong nước súc miệng bao gồm:
- Fluoride: Có tác dụng củng cố men răng chắc khỏe, giảm nguy cơ sâu răng.
- Clorhexidine: Kiểm soát sự tích tụ mảng bám trên bề mặt răng, hạn chế bệnh viêm nướu răng.
- Cetylpyridinium Clorua: Nhiều loại nước súc miệng thêm vào thành phần này để chống lại vi khuẩn gây hôi miệng.
- Peroxide: Có tác dụng làm trắng bề mặt răng.
- Tinh dầu: Một số loại tinh dầu như bạc hà, lý bách hương, bạch đàn, methyl salicylat,… được thêm vào nước súc miệng giúp cho hơi thở thơm tho, sảng khoái.
II. Dùng nước súc miệng có lợi hay hại?
Sử dụng nước súc miệng được biết là có thể giữ cho hơi thở thơm mát, tránh sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng. Nhưng cũng giống như hầu hết mọi thứ, dùng nước súc miệng cũng sẽ bao gồm những ưu điểm và nhược điểm:
1. Ưu điểm
- Thúc đẩy sức khỏe răng miệng tốt: Đa phần các loại nước súc miệng hiện nay đều chứa florua, thành phần giúp củng cố men răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng.
Mặt khác, một số loại nước súc miệng sát trùng còn chứa chlorhexidine gluconate, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giải quyết chứng hôi miệng, nhiễm trùng.
- Hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật: Một số loại nước súc miệng được nha sĩ kê đơn để hỗ trợ sát khuẩn, phục hồi vết thương sau phẫu thuật nha khoa, nhất là những loại phẫu thuật được khuyên hạn chế chải răng trong 24 – 48 giờ đầu.
- Giúp chữa lành vết loét nhiệt miệng: Nước súc miệng giảm số lượng vi khuẩn trong miệng, giải quyết tình trạng nhiễm trùng, hỗ trợ vết loét mau lành hơn.
- Phòng ngừa biến chứng răng miệng khi mang thai: Sử dụng nước súc miệng đúng cách giúp ngăn ngừa bệnh viêm nha chu, nguyên nhân sinh non ở phụ nữ mang thai. Khi vi khuẩn viêm nha chu xâm nhập vào máu sẽ làm tăng các dấu hiệu viêm và kích thích cơn co thắt tử cung.
2. Nhược điểm
- Làm tổn thương các bộ phận trong miệng: Một số loại nước súc miệng chứa hàm lượng cồn cao sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Làm ố vàng răng: Chlorhexidine gluconate, thành phần có trong một số loại nước súc miệng khi tiếp xúc với thực phẩm còn sót lại sẽ có xu hướng làm răng xỉn màu, ố vàng.
- Kích ứng vết loét: Mặc dù nước súc miệng giúp chữa lành vết loét nhưng khi bạn sử dụng loại nước súc miệng chứa hàm lượng cồn cao hoặc quá lạm dụng có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Không giải quyết được mùi hôi miệng: Nước súc miệng chỉ giúp che dấu vấn đề hôi miệng một cách tạm thời chứ không thể tự mình giải quyết triệt để nguyên nhân. Trường hợp bệnh nhân hôi miệng do bệnh lý nếu lạm dụng nước súc miệng sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Tóm lại, nước súc miệng hướng tới việc tăng cường sức khỏe răng miệng và hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, việc chúng có thể hữu ích hoặc gây hại còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng.
III. Sử dụng nước súc miệng đúng cách và an toàn
Để nước súc miệng có thể phát huy hết tác dụng của mình một cách an toàn nhất cho người sử dụng, tránh các tác hại thì các bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cũng như tuân theo chỉ định của bác sĩ nếu đang điều trị bệnh lý chuyên khoa.
Thực chất, nước súc miệng chỉ góp phần “hỗ trợ” vào công tác chăm sóc răng miệng mà thôi, nên nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ gây phản ứng ngược lại.
Thông thường, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng nước súc miệng tối đa 2-3 lần/ngày, mỗi lần sử dụng chỉ khoảng 15 – 30ml mà thôi. Các bạn cũng nên nhớ chỉ ngậm dung dịch trong khoảng 30 giây, tuyệt đối không được nuốt loại dung dịch súc miệng này.
Nước súc miệng này được chia thành 3 nhóm gồm: kháng sinh súc miệng, sát khuẩn súc miệng và trung hòa pH. Trong thành phần của thuốc thường có thêm một số chất làm dịu, làm mềm niêm mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng tại chỗ…
Nước súc miệng cũng được xem là một dạng thuốc, vì thế khi sử dụng các bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nha khoa.
IV. Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng
- Nước súc miệng không thể thay thế việc chải răng: chỉ khi dùng bàn chải chải nhẹ nhàng khắp trong khoang miệng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày mới có hiệu quả loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên răng và nướu, nước súc miệng chỉ có tác dụng kèm thêm mà thôi.
- Không pha loãng nước súc miệng: mỗi một loại nước súc miệng đều có công thức khử khuẩn riêng và nếu pha thêm nước thì sẽ không có hiệu quả như mong muốn.
- Trẻ em nên dùng loại nước súc miệng riêng theo độ tuổi: không dùng chung với người lớn nếu không sẽ dễ gây ra nóng rát nướu và nhiều biến chứng nguy hại khác.
- Nước súc miệng không phải vạn năng: không chữa được mà chỉ khắc phục được chứng hôi miệng do răng và nướu gây ra, nếu nguyên nhân gây hôi miệng do bệnh lý toàn thân như gan, thận thì bạn nên chữa trị sớm.
- Có thể thay thế nước súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha nếu như bạn không sử dụng được nước súc miệng hoặc không thể ngậm nước súc miệng trong 30 giây.
Nếu còn thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?