khuyến mãi 30/4 - 1/5

Ngậm Nước Muối Có Làm Chắc Răng Không?

Nước muối là dung dịch dễ pha, rẻ tiền nhưng cực hiệu quả trong việc phòng & trị các bệnh răng miệng. Vậy ngậm nước muối có làm chắc răng không? Nước muối giúp răng chắc khỏe như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Ngậm nước muối có làm chắc răng không?
Ngậm nước muối có làm chắc răng không?

I. Ngậm nước muối có tác dụng gì?

Ngậm nước muối trong quy trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày có tác dụng rất lớn để duy trì một sức khỏe răng miệng tốt. Nước muối có khả năng kiềm hóa, cân bằng pH trong khoang miệng, nhờ đó mà ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Vậy công dụng cụ thể khi ngậm nước muối là gì?

1. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Ngậm nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Ngậm nước muối giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn
Ngậm nước muối giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn

2. Loại bỏ mùi hôi miệng

Súc miệng bằng nước muối đúng cách không chỉ ngăn ngừa được vi khuẩn mà còn loại bỏ được mảng bám trên răng và nướu, nhờ đó mà cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

3. Làm dịu cơn đau nhức do vết loét nhiệt miệng

Ngậm nước muối một cách nhẹ nhàng sẽ giúp làm dịu vết thương, đồng thời còn hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Làm dịu cơn đau nhức do vết loét nhiệt miệng
Làm dịu cơn đau nhức do vết loét nhiệt miệng

4. Dịu cơn đau họng

Trường hợp bạn bị cảm dẫn đến ho, đau họng nhiều, việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng đau họng đáng kể.

II. Nên ngậm nước muối trong bao lâu?

Nên ngậm nước muối trong bao lâu để mang lại hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người.

Theo các chuyên gia, mặc dù nước muối mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu ngậm quá lâu trong miệng có thể dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Cụ thể nhất là tình trạng niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương, men răng bị mài mòn nhanh hơn.

Thời gian ngậm nước muối tốt nhất là trong khoảng 60 – 90 giây. Sau đó súc miệng lại thật sạch bằng nước để loại bỏ hoàn toàn muối còn đọng lại trong khoang miệng.

60 - 90 giây là thời gian ngậm nước muối tốt nhất
60 – 90 giây là thời gian ngậm nước muối tốt nhất

III. Ngậm nước muối có làm chắc răng không?

Răng lung lay là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: viêm lợi, lực nhai quá mạnh, bệnh nha chu, mảng bám thức ăn và cao răng, hoặc do khớp cắn bị lệch lạc, đôi khi là bởi những rối loạn nội tiết tố bên trong của cơ thể. Ngậm nước muối là cách để làm chắc răng không tốn kém chi phí nhưng mang lại hiệu quả đáng kể.

Ngậm nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho nướu răng chắc lại, răng không còn bị lung lay nữa. Giúp răng tránh những bệnh do vi khuẩn sót lại trong răng gây ra.

ngậm nước muối có làm chắc răng không 2
Ngậm nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ

Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển cũng có tác dụng làm chắc răng, trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa nướu của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

IV. Phương pháp vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách

Việc sử dụng nước muối súc miệng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, một số lưu ý khi sử dụng nước muối súc miệng như sau:

1. Không dùng nước muối nồng độ cao

Theo kết quả nghiên cứu, muối là một chất có khả năng sát khuẩn cao, súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ tiêu diệt được những vi khuẩn gây hại cho răng miệng

nước muối pha loãng
Không dùng nước muối nồng độ cao

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen xúc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng, bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây ra thừa muối trong cơ thể.

Việc thừa muối sẽ khiến bạn khó hấp thụ canxi và còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể.

2. Nước muối không thay thế được kem đánh răng

Dù nước muối có tính chất kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng rất tốt nhưng không thể chỉ súc miệng bằng nước muối mà bỏ qua việc chải răng hàng ngày. Có thể dùng nước muối trước hoặc sau khi chải răng đều được, nhớ là không nên nuốt nước muối nhé!

Việc chải răng hàng ngày nên đi kèm với súc miệng bằng nước muối 2-3 lần cùng với chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn còn sót ở kẽ, chân răng là điều cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả ngăn ngừa bệnh nha chu, viêm nướu rất cao.

Bạn cũng có thể dùng nước muối tự pha (nồng độ đúng vừa phải) hoặc nước muối sinh lý có thể mua tại các nhà thuốc rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

Cách pha nước muối tại nhà: Pha muối vào nước theo tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có dung dịch muối nồng độ 0,9 %. Cho nước muối vào bình sạch đẩy nắp lại cẩn thận để dùng dần. Chỉ nên pha một lượng dung dịch vừa phải, không nên pha quá nhiều để lâu sẽ giảm tác dụng.

3. Súc miệng bằng nước lọc sau khi ngậm nước muối

Nhiều người súc miệng bằng nước muối xong quên mất phải súc lại bằng nước lọc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều, vì vậy bạn phải súc lại bằng nước lọc để rửa trôi lượng muối còn sót lại và những mảng bám, giúp cho răng miệng sạch sẽ, thơm tho.

súc miệng bằng nước muối
Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi ngậm nước muối

Tóm lại ngậm nước muối có làm chắc răng nhờ vào tính sát khuẩn, bổ sung canxi, làm sạch răng giúp bổ sung men răng, lấy đi những vi khuẩn khó lấy, còn sót lại trên bề mặt răng và trong những ngóc ngách của răng. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng cách hướng dẫn sử dụng và súc miệng bằng nước muối để tránh gây hại cho răng.

Nếu các bạn muốn có hàm răng chắc khỏe không viêm nhiễm hãy sử dụng nước muối một cách khoa học và chăm đi khám răng định kỳ tại nha khoa. Bởi vì dù có kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng nước muối thì vẫn có thể hình thành vôi răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng.

Cách tốt nhất là khám, kiểm tra, cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

V. Có thể sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên không?

Trường hợp người bệnh đang gặp tình trạng ho, đau họng do các bệnh cảm cúm thông thường, có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên từ 1 – 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn.

Với những người khỏe mạnh bình thường, việc súc miệng bằng nước muối nhằm chăm sóc răng miệng thì vẫn có thể dùng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì nước muối tự pha tại nhà để đảm bảo nồng độ muối phù hợp, không làm hư hại, mài mòn lớp men răng.

Mỗi tuần chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 3 - 4 lần
Mỗi tuần chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 3 – 4 lần

Nếu muốn có một hàm răng chắc khỏe, việc sử dụng nước muối thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần chải răng hằng ngày bằng kem đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Đặc biệt, cần khám răng và cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

VI. Các lưu ý khi ngậm nước muối

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi súc miệng bằng nước muối bao gồm:

  • Luôn đảm bảo dung dịch nước muối không quá nóng trước khi súc miệng.
  • Không nuốt dung dịch. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng các bệnh như tăng huyết áp, bệnh thận,…
  • Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc bất kỳ ai suy giảm chức năng nuốt.
  • Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp và đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn. Hoặc tốt nhất bạn nên lựa chọn nước muối sinh lý được bán ở cửa hiệu thuốc tây.
Nên lựa chọn nước súc muối sinh lý
Nên lựa chọn nước súc muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối là biện pháp giữ vệ sinh răng miệng hiệu quả nhưng điều này không có nghĩa chúng có thể thay thế hoàn toàn việc chải răng. Do đó, bạn vẫn cần chải răng hằng ngày.

Như vậy, có thể thấy việc ngậm nước muối đúng cách, khoa học giúp làm chắc răng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close