Dù niềng răng bằng bất cứ phương pháp nào nếu muốn giữ cho răng được ổn định đều đẹp trên cung hàm, không bị xô lệch về vị trí cũ. Thì cần phải đeo hàm duy trì sau khi tháo khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, hàm duy trì có mấy loại? Công dụng là gì? Ưu nhược điểm của từng loại hàm duy trì ra sao khiến cho không ít bệnh nhân băn khoăn thắc mắc.
I. Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Sau khi đã tháo bỏ hết các khí cụ chỉnh nha vẫn chưa được xem là đã hoàn thành quá trình niềng răng.
Lúc này bệnh nhân sẽ tiếp tục thực hiện thêm một thủ thuật cuối cùng trong quá trình niềng răng chỉnh nha đó là đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả thành công nhất.
Việc đeo hàm duy trì là bắt buộc và có quyết định rất lớn đến kết quả hàm răng sau này có thể đều đẹp, cân đối vĩnh viễn được hay không.
Trong quá trình niềng răng dưới tác động từ các khí cụ đã tạo nên một áp lực lên răng và xương hàm để các răng có sự dịch chuyển phù hợp về đúng vị trí mong muốn.
Ngay sau khi tháo niềng, mô nướu, xương hàm và sợi dây chằng nha chu bao quanh tại chân răng vẫn chưa thực sự thích nghi với vị trí mới và chưa ổn định chắc chắn được.
Nếu như không có các dụng cụ hỗ trợ cố định lại thì các răng rất dễ mọc xô lệch trở lại vị trí ban đầu. Khi đó bạn sẽ mất thời gian và chi phí để niềng răng lại rất tốn kém.
Chính vì vậy, cần tuân thủ đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ để cho các răng được giữ cố định. Đồng thời mô nướu, sợi dây chằng nha chu cũng có thời gian tái cấu trúc để thích nghi với vị trí mới.
Cho đến khi chân răng đã đảm bảo được sự chắc chắn trong xương hàm, mô nướu cũng đã ổn định thì sẽ không cần đeo hàm duy trì nữa.
II. Hàm duy trì có mấy loại? Ưu nhược điểm của từng loại
Hàm duy trì sẽ được thiết kế thành 2 dạng chính đó là: hàm duy trì dạng cố định và hàm duy trì tháo lắp. Trong đó hàm duy trì tháo lắp có thể được làm từ chất liệu nhựa trong suốt hoặc kim loại.
Đối với từng loại hàm duy trì sẽ có các đặc điểm riêng biệt, phù hợp cho từng tình trạng cũng như nhu cầu về mặt tiện lợi, tính thẩm mỹ của mỗi bệnh nhân.
Dưới đây là ưu nhược điểm của các loại hàm duy trì sau chỉnh nha mà bạn có thể tham khảo qua:
1. Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Loại hàm này được thiết kế với dạng dây thép thẳng hoặc xoắn với nhiều kích cỡ. Hàm sẽ được gắn cố định chắc chắn vào bề mặt trong của các răng trước.
Hàm duy trì cố định kim loại được đánh giá khá phù hợp cho các trường hợp niềng răng phải nhổ răng. Do được gắn cố định bằng chất liệu chuyên dụng nên bệnh nhân sẽ không thể tự tháo lắp tại nhà mà cần phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Ưu điểm:
- Khí cụ được gắn ở mặt sau của răng nên không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi nói cười.
- Tính ổn định và hiệu quả rất tốt, rút ngắn được nhiều thời gian đeo hàm cho bệnh nhân.
- Không làm cản trở đến khả năng phát âm.
- Hàm có độ bền cao, chi phí thấp.
- Được gắn cố định nên sẽ không xảy ra tình trạng lạc mất hay quên đeo khí cụ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả chỉnh nha.
Nhược điểm:
- Trong quá trình ăn nhai hằng ngày, thức ăn thừa, mảng bám có thể bị kẹt lại ở phần dây thép.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và mất nhiều thời gian hơn để đảm bảo răng được làm sạch hiệu quả, tránh vi khuẩn sinh sôi gây bệnh lý.
- Nếu như chải răng quá mạnh, dùng răng ăn nhai, cắn xé đồ quá dai cứng rất dễ làm cho hàm bị bung ra. Bạn sẽ mất thời gian đến gặp bác sĩ để khắc phục vấn đề này.
2. Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Loại hàm này có thiết kế với một đoạn dây cung kim loại ôm sát lấy đoạn răng cửa ở giữa 2 răng nanh. Khi sử dụng bệnh nhân có thể tự đeo và tháo ra một cách dễ dàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ưu điểm:
- Kết cấu dây cung kim loại đảm bảo được độ ổn định và chắc chắn cao nên sẽ nhanh đem lại hiệu quả tốt như mong đợi.
- Độ bền cao, hàm rất khó bị hư hỏng, không phải thường xuyên thay mới.
- Tháo lắp dễ dàng giúp thuận tiện hơn trong việc ăn uống, vệ sinh răng hằng ngày.
- Bạn cũng có thể tháo hàm ra để giữ thẩm mỹ trong giao tiếp ở những cuộc gặp gỡ quan trọng.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không được đánh giá tốt, khi nói cười phần thanh kim loại sẽ lộ rõ ra bên ngoài.
- Thời gian đầu khi đeo sẽ gây vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân, phát âm có phần không được tự nhiên. Cần có thời gian để thích nghi với khí cụ này.
- Một số trường hợp bệnh nhân có tiền sử cơ địa mẫn cảm với kim loại sẽ dễ gặp các kích ứng khi sử dụng.
- Do yếu tố thẩm mỹ nên nhiều người thường thực hiện đeo hàm vào ban đêm. Do đó, thời gian để đảm bảo được sự ổn định cho răng và xương hàm cũng sẽ lâu hơn.
3. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
Về thiết kế của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt cũng gần giống như khay niềng răng trong suốt hay máng tẩy trắng tại nhà.
Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tác hàm duy trì phù hợp với từng khuôn miệng của mỗi người.
Ưu điểm:
- Hàm duy trì trong suốt, khi đeo vào ôm sát trọn thân răng, rất khó để nhận thấy nên giữ được thẩm mỹ cao khi sử dụng.
- Không gây tình trạng cộm vướng, không gây cọ sát làm tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng.
- Chất liệu chế tác làm từ nhựa cao cấp, đảm bảo an toàn, lành tính, không xảy ra bất kỳ kích ứng nào.
- Dễ dàng tháo lắp để thuận tiện hơn khi ăn uống. Vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Hàm sẽ dễ bị biến dạng nếu như thường xuyên ăn uống, tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Nếu như không vệ sinh răng miệng cũng như vệ sinh hàm sạch sẽ hằng ngày có thể làm cho hàm bị ố vàng, ngả màu trông mất thẩm mỹ.
- Cần tuân thủ thời gian đeo hàm mới có thể đạt được hiệu quả tốt.
III. Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng miệng cũng như chế độ chăm sóc, tuân thủ thời gian đeo hàm của mỗi bệnh nhân như thế nào.
Thông thường, khoảng thời gian đeo hàm duy trì trung bình sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng cho đến 1 năm. Nếu như tình trạng răng, nướu, xương lâu hồi phục thì cần phải đeo hàm trong thời gian lâu hơn.
Thế nhưng, sẽ có nhiều trường hợp răng và xương hàm khỏe mạnh, nhanh ổn định thì thời gian đeo hàm chỉ dao động từ 1 – 3 tháng là hoàn tất.
Thậm chí cũng có trường hợp phải đeo hàm duy trì vĩnh viễn để giữ cho răng luôn được đều đẹp, cân đối.
Để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất, rút ngắn tối đa thời gian đeo hàm. Bệnh nhân cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng một cách khoa học.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải thường xuyên đến nha khoa thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng ổn định của răng. Đồng thời cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn có nguy cơ làm phát sinh bệnh lý ở răng.
Nếu như thăm khám nhận thấy các vấn đề sai lệch bất thường bác sĩ sẽ kịp thời xử lý hiệu quả, tránh làm ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng.
Trên đây là những thông tin về vấn đề Hàm duy trì có mấy loại? Ưu nhược điểm của từng loại. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào thì có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể, miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?