khuyến mãi 30/4 - 1/5

Mài xương ổ răng là gì? Khi nào thì mài xương ổ răng?

Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp để bạn nhanh chóng sở hữu nụ cười đẹp, một trong số đó có thể kể đến phương pháp mài xương ổ răng. Vậy mài xương ổ răng là gì? Khi nào thì mài xương ổ răng?

Mài xương ổ răng là gì? Khi nào thì mài xương ổ răng?
Mài xương ổ răng là gì? Khi nào thì mài xương ổ răng?

I. Mài xương ổ răng là gì?

Xương ổ răng có thể hiểu đơn giản là phần ổ lót của răng bao gồm một lớp xương tiếp xúc trực tiếp với chân răng (gọi là xương ổ chính danh) và một lớp xương hỗ trợ bên dưới (gọi là xương ổ nâng đỡ).

Nhiệm vụ của xương ổ răng chính là tạo thành một chiếc ổ lót nhằm neo giữ, nâng đỡ và bồi đắp sự ổn định, chắc chắn cho răng. Đồng thời, chúng còn giúp phân phối lực nhai đồng đều.

Mài xương ổ răng là kỹ thuật được thực hiện trực tiếp trên xương hàm với mục đích giảm bớt độ dày của xương ổ răng. Thông thường, phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp xương ổ răng quá phát dẫn đến hiện tượng hô hàm hoặc lợi bám thấp gây cười hở lợi.

Mài xương ổ răng nhằm mục đích giảm bớt độ dày của xương ổ răng
Mài xương ổ răng nhằm mục đích giảm bớt độ dày của xương ổ răng

II. Khi nào thì cần thực hiện mài xương ổ răng?

Trên thực tế, không phải ai sinh ra cũng đã may mắn sở hữu nụ cười đẹp. Vì nhiều yếu tố như di truyền hoặc sự bất thường của răng trong quá trình phát triển khiến hàm răng kém thẩm mỹ, nhiều người có xu hướng sống khép mình hơn, tự ti và ngại giao tiếp.

Do đó, họ tìm tới phương pháp mài xương ổ răng với mong muốn cải thiện nụ cười của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp răng gặp khiếm khuyết đều có thể khắc phục bằng kỹ thuật này. Mài xương ổ răng chỉ được áp dụng cho những tình trạng sau:

  • Răng hô vẩu do xương: Với những bệnh nhân bị hô vẩu do cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức và chìa ra ngoài thì niềng răng không thể mang đến kết quả như mong đợi. Lúc này, thủ thuật mài xương ổ răng được chỉ định, việc can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm giúp điều chỉnh được khuyết điểm hô vẩu và mang lại sự cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt.
  • Cười hở lợi: Một số trường hợp bệnh nhân cười hở lợi có thể xuất phát từ việc xương ổ răng quá dày đẩy phần lợi trùm lên thân răng nhiều. Trong tình huống này, việc mài xương ổ răng kết hợp với cắt nướu được xem là giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục triệt để tình trạng cười hở lợi.
Mài xương ổ răng áp dụng cho tình trạng hô vẩu và cười hở lợi do xương ổ răng dày
Mài xương ổ răng áp dụng cho tình trạng hô vẩu và cười hở lợi do xương ổ răng dày

III. Lợi ích của mài xương ổ răng

  • Tính thẩm mỹ: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc mài xương ổ răng là khắc phục được tình trạng hô vẩu, cười hở lợi, mang đến nụ cười rạng rỡ, giúp bạn tự tin thể hiện bản thân.
  • Ngăn ngừa rối loạn khớp cắn: Xương ổ răng phát triển quá mức sẽ phá vỡ sự cân đối giữa hai hàm, các răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới dẫn đến sự tiếp xúc mặt nhai thiếu chuẩn xác.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà lâu dần còn gây sai lệch khớp cắn. Kỹ thuật mài xương ổ răng mang lại sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa được tình trạng rối loạn khớp cắn có thể xảy ra.

  • Hạn chế tổn thương: Khi xương ổ răng quá dày sẽ đẩy răng chìa ra phía trước nhiều hơn, đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên. Răng bị nhô ra ngoài nhiều rất dễ bị tổn thương, va đập bởi những tác nhân bên ngoài.

Mặt khác, khi hai hàm cắn chặt lại với nhau ở trạng thái nghỉ, rìa răng cửa ở hàm dưới có nguy cơ chạm vào mô nướu phía trong của răng cửa hàm trên làm chúng tổn thương, tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu,…

Do đó, việc mài xương ổ răng không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa được những tổn thương, bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

Mài xương ổ răng giúp mang lại tỷ lệ cân đối giữa răng, nướu và xương
Mài xương ổ răng giúp mang lại tỷ lệ cân đối giữa răng, nướu và xương

IV. Mài xương ổ răng có đau không?

Nhiều bệnh nhân lưỡng lự, băn khoăn khi thực hiện mài xương ổ răng vì không rõ phương pháp này có đau không. Trên thực tế, bất kì phương pháp xâm lấn nào trên cơ thể đều sẽ để lại cảm giác. Và tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ phức tạp của ca điều trị mà cảm giác đau ở mỗi người là khác nhau.

Và ở phương pháp mài xương ổ răng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ được kiểm soát tốt ngay cả trước, trong và sau khi thực hiện.

Trước khi tiến hành mài xương ổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên lúc này người bệnh sẽ không có bất kỳ cảm giác đau nào. Đến khi quá trình mài xương kết thúc, thuốc tê dần hết tác dụng, cảm giác đau nhẹ sẽ xuất hiện nhưng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau giúp bạn thoải mái hơn.

Bệnh nhân được tiêm thuốc tê trước khi mài xương nên không có cảm giác đau
Bệnh nhân được tiêm thuốc tê trước khi mài xương nên không có cảm giác đau

Như vậy, cảm giác đau khi mài xương ổ răng là rất nhẹ, không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Điều quan trọng hơn hết là cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp vết thương hồi phục nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

V. Mài xương ổ răng có ảnh hưởng gì không?

Mài xương ổ răng được đánh giá là phương pháp nha khoa an toàn. Việc tạo hình xương ổ răng chỉ giới hạn ở phần mặt ngoài của xương nên sẽ không làm cho răng yếu đi hay lung lay.

Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ. Trường hợp bác sĩ không đủ trình độ, chuyên môn rất có thể sẽ làm tổn thương đến dây thần kinh thậm chí là biến dạng cấu trúc xương hàm.

Do đó, để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi mài xương ổ răng, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như chảy máu không ngừng, đau cứng hàm, sốt,… thì nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

VI. Quy trình mài xương ổ răng

Quy trình mài xương ổ răng thường trải qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra

Bác sĩ thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau đó chỉ định chụp X-quang để xác định vị trí ổ răng, mạch máu, dây thần kinh, tương quan cấu trúc xương hàm trên và xương hàm dưới, tỷ lệ xương ổ răng cần mài,… Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bệnh nhân.

Thăm khám kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân
Thăm khám kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Việc làm sạch khoang miệng trước khi mài xương ổ răng có ý nghĩa quan trọng trong việc loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm, mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Tiếp theo, bệnh nhân được gây tê nhằm giảm cảm giác đau, khó chịu.

Bước 3: Mài xương ổ răng

Bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách nướu và điều chỉnh tạo hình xương ổ răng sao cho đạt được mục tiêu cuối cùng là đưa răng – nướu – xương hàm đạt tỷ lệ chuẩn. Sau đó, khâu đóng phần nướu vừa rạch, hoàn tất quy trình mài xương ổ răng.

Tiến hành mài chỉnh xương ổ răng theo tỷ lệ phù hợp
Tiến hành mài chỉnh xương ổ răng theo tỷ lệ phù hợp

Bước 4: Thăm khám sau điều trị

Kê thuốc giảm đau, kháng viêm và hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng hằng ngày nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm. Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.

Hy vọng những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn hiểu rõ mài xương ổ răng là gì và khi nào cần thực hiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm răng hô móm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close