khuyến mãi 30/4 - 1/5

Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp phải

Phẫu thuật hàm hô thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân hô xuất phát từ nguyên nhân do xương. Vậy phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp phải?

Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp phải
Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp phải

I. Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không?

Phẫu thuật hàm hô là phương pháp giải phẫu can thiệp trực tiếp vào xương hàm nhằm mang lại sự hài hòa, cân đối trên gương mặt, giúp khớp cắn hoàn chỉnh.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt xương hàm, điều chỉnh chúng lại đúng vị trí và cố định bằng đinh vít. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thay vì cắt xương hàm, bạn sẽ cần nối thêm xương để gương mặt vừa vặn, cân đối hơn.

Phẫu thuật hàm hô thường được chỉ định trong những trường hợp hô do xương hàm trên phát triển quá mức so với xương hàm dưới.

Phẫu thuật hàm giúp mang lại khớp cắn chuẩn và thẩm mỹ cho gương mặt
Phẫu thuật hàm giúp mang lại khớp cắn chuẩn và thẩm mỹ cho gương mặt

Mục tiêu của phẫu thuật hàm hô là di chuyển hàm về vị trí cân đối, cải thiện khớp cắn, mang đến gương mặt hài hòa. Kết quả của phẫu thuật chỉnh hàm giúp tác động tích cực đến ngoại hình, từ đó thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn theo hướng tốt hơn.

Mặc dù là kỹ thuật phức tạp nhưng phương pháp này không hề nguy hiểm khi được thực hiện tại một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực phẫu thuật hàm mặt thăm khám cẩn thận và lên kế hoạch điều trị chính xác.

Những ca phẫu thuật hàm luôn được diễn ra trong phòng vô trùng với trang thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo ca phẫu thuật thành công như mong đợi.

II. Các biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật hàm hô

Phương pháp phẫu thuật hàm hô rất hiếm xảy ra biến chứng khi được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại cũng như ý thức chăm sóc của bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu.

Ngược lại, nếu những yếu tố này không đảm bảo thì sau khi phẫu thuật hàm bệnh nhân có thể sẽ gặp những biến chứng sau:

1. Chảy máu quá nhiều

Đây là hiện tượng bất thường sau khi phẫu thuật. Khi xảy ra tình trạng này, bạn nên đặt bông gạc vào vị trí chảy máu sau đó đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

2. Nhiễm trùng

Trên thực tế, tất cả các phương pháp xâm lấn đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nếu chăm sóc không đúng cách, hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc quá trình phẫu thuật không đảm bảo yếu tố vô trùng. Và phẫu thuật hàm hô cũng không ngoại lệ.

Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi vừa phẫu thuật như sốt, cơ thể mệt mỏi, sưng hạch góc hàm,… thì có khả năng bạn bị nhiễm trùng. Lúc này, nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khắc phục.

Sưng hạch góc hàm sau phẫu thuật hàm hô có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
Sưng hạch góc hàm sau phẫu thuật hàm hô có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng

3. Tổn thương cơ quan lân cận

Vùng hàm là nơi hội tụ hệ thống dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Trường hợp bác sĩ không đủ kinh nghiệm, thao tác cắt gọt xương hàm thiếu chuẩn xác gây tổn thương đến dây thần kinh và các cơ.

4. Không khắc phục được tình trạng hô

Một số trường hợp sau khi tiến hành phẫu thuật nhưng lại không khắc phục được tình trạng hô. Điều này xảy ra do quá trình thăm khám và lên kế hoạch điều trị không chính xác, dẫn đến việc đo đạc kích thước xương hàm cần cắt bị sai lệch.

5. Lây nhiễm chéo

Tình trạng lây nhiễm chéo bệnh lý từ người khác sau khi phẫu thuật hàm hô thường liên quan đến bước vô khuẩn dụng cụ và máy móc không đảm bảo.

III. Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật hàm hô

Để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Lựa chọn địa chỉ uy tín

Phẫu thuật hàm hô là kỹ thuật phức tạp, do đó điều quan trọng nhất là cần lựa chọn một địa chỉ thực hiện uy tín. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng hệ thống vô trùng đạt chuẩn sẽ đảm bảo mang lại kết quả tối ưu nhất.

Hiện nay, rất nhiều địa chỉ thực hiện phẫu thuật hàm hô nhưng không phải tất cả đều chất lượng. Do đó, để có thể xác định được cơ sở uy tín, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn đáng tin cậy như báo chí, bạn bè, người thân đã từng thực hiện,… Tuyệt đối đừng vì giá rẻ mà lựa chọn cơ sở thẩm mỹ “chui” gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phẫu thuật hàm cần được thực hiện ở cơ sở uy tín, đáng tin cậy
Phẫu thuật hàm cần được thực hiện ở cơ sở uy tín, đáng tin cậy

2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi mà còn giúp rút ngắn thời gian lành thương, hạn chế được những rủi ro và biến chứng có thể phát sinh. Vì vậy:

  • Cần tránh hút thuốc lá trong 1 – 2 tuần trước khi diễn ra phẫu thuật. Điều này giảm được 50% nguy cơ nhiễm trùng và giúp quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn.
  • Thông tin trung thực với bác sĩ về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải như: mang thai, tiểu đường, rối loạn đông máu, cao huyết áp,… cũng như lịch sử dùng thuốc trong 30 ngày qua.
  • Ăn uống điều độ, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị một thể trạng khỏe mạnh nhất. Đồng thời cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng quá mức.

3. Chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn

Hiện tượng sưng đau là điều không thể tránh khỏi sau khi phẫu thuật. Để giảm cảm giác khó chịu, cần uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.

Chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần chườm khoảng từ 15 – 20 phút. Thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày, hiện tượng sưng đau sẽ cải thiện đáng kể.

Chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu
Chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu

Trong khoảng 1 tuần đầu bạn nên dùng thức ăn mềm, loãng và dễ nuốt như cháo, súp, sữa, sinh tố. Sau đó, có thể dùng thêm những món khác nhưng phải đảm bảo yếu tố mềm, không cần lực nhai nhiều.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, đạm, canxi và khoáng chất nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ vết thương phục hồi nhanh hơn.

Cắt nhỏ thức ăn và cho vào răng hàm để nhai. Lưu ý, nhai đều 2 bên hàm để tránh tình trạng xương hàm bị lệch. Tránh dùng răng cửa cắn xé thức ăn sau khi phẫu thuật và không chống cằm hay dùng tay tác động lực mạnh vào vùng mặt trong 3 tháng hậu phẫu.

4. Tái khám theo lịch hẹn

Việc tái khám đúng hẹn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh sau phẫu thuật cũng như tốc độ lành thương. Vì vậy mà tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ là điều cần thiết.

Ngoài ra, sau khi xương hàm đã tương đối ổn định, bạn cũng cần tái khám đều đặn 6 tháng/lần nhằm kiểm tra tình trạng xương hàm.

Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ cũng như quá trình chăm sóc của bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu. Khi hai yếu tố này đảm bảo thì biến chứng sau khi phẫu thuật hàm rất hiếm xảy ra. Nếu còn thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số hotline nha khoa Đông Nam 0972 411 411 để được giải đáp ngay.

Xem thêm răng hô móm:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close