Răng hô vẩu khiến gương mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Răng hô vẩu có thể xảy ra do răng hoặc hàm. Vậy trường hợp hô hàm có niềng răng được không? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
I. Thế nào là răng hô hàm?
Hô hàm là tình trạng mà xương của hàm trên và hàm dưới phát triển không đồng đều. Cụ thể là xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới gây sai lệch khớp cắn, cấu trúc xương của toàn bộ gương mặt có sự chênh lệch đáng kể.
Tình trạng răng hô hàm rất dễ nhận biết, đó là răng không mọc theo phương thẳng đứng mà có xu hướng chìa ra phía trước, nhất là nhóm răng cửa. Và khi quan sát ở góc nghiêng sẽ thấy khuôn miệng đưa ra phía trước khá nhiều và còn gặp tình trạng cười hở lợi.
Ngoài ra, với những trường hợp bị hô hàm nặng, người bệnh còn không thể khép chặt môi dù cả miệng và môi đang ở trạng thái thả lỏng. Điều này khiến người bệnh dần đánh mất tự tin, trở nên rụt rè và ngại giao tiếp trước đám đông.
II. Hô răng và hô hàm khác nhau như thế nào?
Hô răng xảy ra do các răng mọc lên không đúng vị trí hoặc răng phát triển to quá mức so với cung hàm. Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nhóm răng cửa chìa ra phía trước nhiều và phần mô nướu phủ lên chân răng không đều.
Còn hô hàm là tình trạng mà xương hàm trên phát triển quá mức, gây mất cân đối với xương hàm dưới. Khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy cả khuôn miệng nhô ra phía trước rất nhiều.
Ngoài ra, có một số trường hợp xảy ra đồng thời cả hai tình trạng là hô răng và hô hàm. Đây là mức độ hô vẩu tương đối phức tạp, cần được thăm khám kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên môn trước khi lên phác đồ điều trị.
III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô hàm
Răng bị hô hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những yếu tố sau:
1. Do di truyền
Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ gặp phải tình trạng hô hàm thì còn sinh ra cũng có khả năng gặp phải rất cao. Theo thống kê, có đến 70% số bệnh nhân bị hô hàm là do di truyền. Tuy nhiên, mức độ hô nặng hay nhẹ còn phục thuộc vào từng trường hợp.
2. Do thói quen xấu ở giai đoạn mọc răng
Ngậm ti giả, đẩy lưỡi, mút ngón tay,… những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng hô vẩu trở nên nghiêm trọng hơn. Hô hàm xuất phát từ thói quen xấu hoàn toàn có thể phòng ngừa ngay từ nhỏ. Vì vậy mà bố mẹ hãy quan tâm và chú ý con nhiều hơn để kịp thời ngăn chặn những thói quen xấu này.
3. Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của răng và xương. Trong giai đoạn thay răng, nếu dinh dưỡng không đảm bảo, nhất là sự thiếu hụt canxi, vitamin D hay các khoáng chất khác thì sẽ khiến răng mọc chậm, không đúng thời điểm, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc. Và sự bất thường trong quá trình phát triển của xương hàm cũng là nguyên nhân gây hô hàm.
4. Do sự phát triển bất cân xứng của xương hàm
Trong suốt quá trình trưởng thành, cấu trúc xương hàm sẽ không ngừng phát triển và thay đổi. Thời gian này, nếu xương hàm trên phát triển quá mức sẽ gây ra tình trạng hô hàm, làm gương mặt mất đi vẻ hài hòa cân đối.
IV. Các phương pháp khắc phục tình trạng răng bị hô hàm
Niềng răng, phẫu thuật hàm là các phương pháp khắc phục tình trạng răng hô hàm phổ biến nhất. Tùy vào mức độ hô mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Niềng răng
Là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng (mắc cài, dây cung hoặc khay niềng) gắn lên răng, sau đó điều chỉnh lực kéo sắp xếp răng về vị trí mong muốn.
Phương pháp này đồng thời cũng cải thiện được tình trạng xương hàm trên nhô ra phía trước. Lưu ý, niềng răng chỉ có thể khắc phục được tình trạng hô hàm nhẹ. Với những trường hợp nghiêm trọng sẽ không mang lại kết quả.
Thời gian niềng răng sẽ mất khoảng 18 – 36 tháng phụ thuộc vào tình trạng mỗi người. Và trong thời gian niềng răng, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh, tăng giảm lực siết dây cung phù hợp.
2. Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm. Với những trường hợp hô hàm nặng, không thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm. Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt xương hàm trên, điều chỉnh sao cho hài hòa, cân đối với xương hàm dưới và tổng thể gương mặt rồi tiến hành cố định bằng vít y khoa.
Thời gian để hoàn tất một ca phẫu thuật hàm thường mất khoảng 2 – 6 giờ, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca phẫu thuật. Sau phẫu thuật, cần khoảng 6 tuần để lành thương, 12 tuần để xương lành lại và 6 tháng là có thể ăn nhai sinh hoạt như bình thường.
3. Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm
Một vài trường hợp bệnh nhân vừa bị hô hàm vừa hô răng cần kết hợp phẫu thuật hàm và niềng răng để mang lại kết quả tối ưu nhất. Lưu ý, thứ tự niềng răng trước hay phẫu thuật hàm trước sẽ được bác sĩ chỉ định sau quá trình thăm khám cẩn thận, kỹ lưỡng.
Phẫu thuật hàm kết hợp với niềng răng cho những bệnh nhân vừa hô răng vừa hô hàm không chỉ giúp gương mặt cân đối mà còn mang lại khớp cắn hoàn hảo, ăn nhai tốt hơn và hạn chế nhiều bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Niềng răng và phẫu thuật hàm là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là sự hỗ trợ của máy móc và trang thiết bị hiện đại. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng đảm bảo mang lại kết quả tối ưu, hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
V. Hô hàm có niềng răng được không?
Như đã phân tích ở trên, hô hàm vẫn có thể tiến hành niềng răng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với những trường hợp răng bị hô hàm ở mức độ nhẹ. Còn nếu hô hàm nghiêm trọng, xương hàm trên chìa ra phía trước quá nhiều so với hàm dưới thì phẫu thuật hàm sẽ cho kết quả tối ưu, điều chỉnh cấu trúc xương hàm trở nên cân xứng, mang lại thẩm mỹ cho gương mặt.
Để biết chính xác trường hợp hô hàm của mình có niềng răng được không bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang kiểm tra tình trạng xương hàm và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
VI. Các phương pháp niềng răng bị hô hàm
Về cơ bản có 2 phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng bằng khay niềng trong suốt.
1. Niềng răng mắc cài
Sử dụng mắc cài và dây dung gắn cố định lên thân răng, sau đó bác sĩ điều chỉnh lực kéo để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài bao gồm:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Sử dụng dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp và hiệu quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình niềng rất dễ xảy ra tình trạng đứt thun, bung tuột dây cung.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Ở phương pháp này, dây thun dùng để cố định dây cung trong rãnh mắc cài được thay thế bằng hệ thống chốt tự động. Điều này giúp giảm được lực ma sát trên răng, hạn chế đau đớn trong quá trình niềng. Hơn hết, mắc cài kim loại tự buộc còn tác động một lực đều và ổn định lên răng, răng di chuyển liên tục giúp rút ngắn thời gian niềng.
Niềng răng mắc cài sứ: Cách thức hoạt động cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng điểm khác là mắc cài được cấu tạo từ vật liệu sứ cho màu sắc tương đồng với màu răng mang lại thẩm mỹ cao trong quá trình niềng.
Tuy nhiên, độ bền chắc của mắc cài sứ không tốt bằng kim loại, rất dễ bị vỡ mẻ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Do đó, nếu không đòi hỏi thẩm mỹ cao trong lúc niềng, bạn nên cân nhắc sử dụng mắc cài kim loại.
Niềng răng mắc cài mặt trong: Nếu ở những kỹ thuật niềng răng trên, hệ thống mắc cài và dây cung được gắn vào mặt ngoài của thân răng thì niềng răng mặt trong sẽ gắn vào bên trong, mặt tiếp giáp với lưỡi. Phương pháp này giúp tăng tính thẩm mỹ cho người niềng. Tuy nhiên, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày tương đối phức tạp và cần nhiều thời gian.
Ngoài ra, kỹ thuật thực hiện của niềng răng mắc cài mặt trong tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững vàng. Cũng vì vậy mà chi phí cho phương pháp niềng răng này khá cao.
2. Niềng răng trong suốt
Còn gọi là niềng răng không mắc cài hoặc niềng răng vô hình. Niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng bằng nhựa được thiết kế tương tự như khuôn răng. Trong mỗi giai đoạn, khay niềng sẽ được thiết kế lại để phù hợp với hình dáng khuôn răng và sự dịch chuyển của răng.
Trung bình một ca niềng răng sẽ sử dụng khoảng 20 – 40 khay niềng tùy thuộc vào mức độ sai lệch, phức tạp của hàm răng. Và 1 khay niềng thường được đeo trong khoảng 2 tuần. Thời gian đeo khay cần đảm bảo ít nhất 22 giờ trong ngày mới mang lại kết quả cao nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là mang lại thẩm mỹ cao trong quá trình niềng, người đối diện rất khó nhận biết bạn đang niềng răng. Bệnh nhân dễ dàng tháo ra lắp vào, thuận tiện cho việc ăn uống, vệ sinh, không gây cọ sát với nướu. Tuy nhiên, chi phí cao là điểm hạn chế khiến nhiều người còn phân vân, lưỡng lự khi lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt.
VII. Bảng giá niềng răng hô tại Nha khoa Đông Nam
Tại Nha khoa Đông Nam, chi phí niềng răng hô phụ thuộc vào phương pháp và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo chi phí thông qua bảng giá dưới đây.
NIỀNG RĂNG | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Niềng răng mắc cài | 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ | 2 hàm |
Niềng răng mắc cài sứ | 35.000.000 – 55.000.000 VNĐ | 2 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 45.000.000 VNĐ | 1 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 63.000.000 VNĐ | 2 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 67.000.000 VNĐ | 1 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 93.000.000 VNĐ | 2 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 100.000.000 VNĐ | 1 hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 130.000.000 VNĐ | 2 hàm |
Máng duy trì niềng răng | 800.000 VNĐ | 1 hàm |
Khi thực hiện niềng răng tại Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được phụ trách bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, luôn tận tâm hết mình vì bệnh nhân. Bên cạnh đó, quý khách hàng còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi khác như:
+ Miễn phí chi phí khám và tư vấn
+ Miễn phí chi phí chụp X-quang
+ Được chi trả theo từng giai đoạn
Như vậy, hô hàm có niềng răng được không còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca bệnh. Để biết chính xác, bạn có thể đến Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc gọi ngay đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp ngay.
Xem thêm niềng răng:
- Niềng răng bao nhiêu tiền?
- Niềng răng có phải nhổ răng không?
- Niềng răng loại nào tốt nhất
- Lưu ý khi niềng răng
Xem thêm răng hô móm: