khuyến mãi 30/4 - 1/5

Khớp cắn sâu là gì? Điều trị khớp cắn sâu như thế nào?

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến và chia thành nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt và sức khỏe răng miệng. Vậy khớp cắn sâu là gì? Điều trị khớp cắn sâu như thế nào?

Khớp cắn sâu là gì? Điều trị khớp cắn sâu như thế nào?
Khớp cắn sâu là gì? Điều trị khớp cắn sâu như thế nào?

I. Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn với biểu hiện là hàm dưới lọt thỏm vào trong so với hàm trên gây ra sự bất cân đối, ảnh hưởng đến sự hài hòa trên gương mặt. Tình trạng khớp cắn sâu có thể nhận biết thông qua những đặc điểm sau:

Ở khớp cắn chuẩn, khi ngậm miệng nhóm răng phía trước hàm trên (răng cửa và răng nanh) sẽ trùm lên khoảng 2/3 răng hàm dưới. Và răng cửa hàm dưới chạm nhẹ với mặt sau của răng cửa hàm trên.

Tuy nhiên, ở khớp cắn sâu, khi cắn chặt thì nhóm răng phía trước hàm dưới không thể tiếp xúc với nhóm răng phía trước hàm trên. Và ngậm miệng ở trạng thái nghỉ, thấy rất ít hoặc có khả năng không thấy răng hàm dưới.

Trường hợp khớp cắn sâu mức độ nặng, rìa răng hàm dưới hầu như không thể chạm vào chân răng hàm trên mà thay vào đó là phần nướu. Một vài trường hợp khớp cắn sâu còn làm cằm lẹm.

Khớp cắn sâu khiến răng hàm trên bao phủ toàn bộ răng hàm dưới
Khớp cắn sâu khiến răng hàm trên bao phủ toàn bộ răng hàm dưới

II. Nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu

Có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra tình trạng khớp cắn sâu. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến yếu tố di truyền hoặc do sự bất thường trong quá trình phát triển của răng.

1. Do di truyền

Theo thống kê, khớp cắn sâu do di truyền, bẩm sinh chiếm tới 70%. Khi đó, xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển hơn bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng răng hàm dưới lọt thỏm vào bên trong. Hoặc kích thước răng to nhưng cung hàm nhỏ gây ra tình trạng mọc chen chúc, xô đẩy nhau chìa ra ngoài.

2. Do những bất thường trong quá trình phát triển

Những thói quen thời thơ ấu như sử dụng núm vú giả, bình sữa trong thời gian dài, mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu.

Thói quen mút tay thời thơ ấu có thể là nguyên nhân dẫn đến khớp cắn sâu
Thói quen mút tay thời thơ ấu có thể là nguyên nhân dẫn đến khớp cắn sâu

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: mất răng sữa sớm trước thời điểm thay răng, rối loạn nhịp thở, nghiến răng quá mức,… cũng có liên quan đến khớp cắn sâu.

III. Tác hại của khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, làm gương mặt mất đi vẻ hài hòa, cân đối mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng: Nếu cắn sâu nghiêm trọng, các răng cửa hàm dưới thường xuyên tiếp xúc với phần mô nướu ở mặt sau của răng cửa hàm trên, lâu dần có thể dẫn đến các bệnh về nướu răng.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Khớp cắn sâu làm răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới khó có thể chạm được vào nhau dẫn đến việc cắn xé thức ăn gặp nhiều khó khăn.
  • Rối loạn thái dương hàm: Cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn do đó nếu không được can thiệp điều trị sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, rối loạn chức năng ở hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. Triệu chứng đau phổ biến bao gồm đau cổ, mặt, đau đầu, đau tai, cứng khớp, cứng hàm,…
Khớp cắn sâu tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp cắn sâu tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm

IV. Phương pháp điều trị khớp cắn sâu

Thông qua kết quả từ việc thăm khám, phim X-quang, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, khớp cắn sâu sẽ được khắc phục bằng phương pháp niềng răng hoặc phẫu thuật hàm. Cụ thể:

1. Niềng răng khớp cắn sâu

Nếu cắn sâu xuất phát từ việc răng phát triển bất thường, mọc chen chúc đẩy chìa ra ngoài, thì niềng răng được xem là phương pháp hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha (mắc cài dây cung hoặc khay niềng) để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, mang lại sự tương quan hài hòa giữa răng hàm trên và răng hàm dưới.

Niềng răng giúp khắc phục tình trạng khớp cắn sâu do răng
Niềng răng giúp khắc phục tình trạng khớp cắn sâu do răng

Thời gian để hoàn tất quá trình niềng răng thường mất khoảng 2 – 3 năm phụ thuộc vào mức độ phức tạp của khớp cắn sâu và độ tuổi can thiệp điều trị. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần đến nha khoa thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để xem xét thay dây cung, điều chỉnh lực siết,… giúp quá trình niềng răng diễn ra đúng kế hoạch.

Hiện nay, niềng răng có nhiều phương pháp như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi, niềng răng bằng khay niềng trong suốt,… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và mức chi phí tương ứng, phù hợp với tình trạng, nhu cầu của bệnh nhân.

2. Phẫu thuật xương hàm

Trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm phát triển quá mức, niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu. Lúc này, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật xương hàm nhằm giúp khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn.

Thời gian phẫu thuật hàm thường mất khoảng 2 – 6 tiếng phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, cần ít nhất 3 – 6 tháng bệnh nhân mới hồi phục hoàn toàn.

Phẫu thuật hàm đối với trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm phát triển quá mức
Phẫu thuật hàm đối với trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm phát triển quá mức

3. Niềng răng kết hợp phẫu thuật xương hàm

Nếu tình trạng khớp cắn sâu xuất phát từ cả hai yếu tố là do răng và xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật xương hàm. Phương pháp này vừa có tác dụng mang lại khớp cắn chuẩn vừa giúp các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm.

Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng khắc phục khớp cắn sâu
Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng khắc phục khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu dù ở mức độ nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Do đó, cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm răng hô móm:

Xem thêm niềng răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close