Nghĩa vụ quân sự được xem là một trách nhiệm của các công dân phải tham gia để bảo vệ và xây dựng quốc phòng toàn dân. Hiện nay, với các điều khoản luật định được thay đổi, nghĩa vụ quân sự là một trong những vấn đề được đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là bộ phận nam thanh niên rất quan tâm.
Thông qua những thông tin tổng hợp cũng như khảo sát thực tế, Nha Khoa Đông Nam chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề ” mất răng có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không? “ Với bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cần thiết để các bạn có thể nắm rõ hơn về vấn đề này.
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, và công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự. Những công dân (đăc biệt là nam giới) từ mưới 17 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội và trình độ văn hoá, đều có nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết thì việc miễn nghĩa vụ quân sự trong thời bình vẫn được nhà nước áp dụng dành cho công dân.
Mất răng có miễn nghĩa vụ quân sự không?
Trước khi vào vấn đề mất răng có miễn nghĩa vụ quân sự không, các bạn hãy cùng Nha Khoa Đông Nam tìm hiểu một số quy định về việc khám sức khỏe răng miệng khi đến khám nghĩa vụ quân sự nhé:
Theo quy định tại Phụ Lục I của Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự về trường hợp mất răng khi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Răng sâu
- Chỉ có răng sâu độ 1 – 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai: Phân loại 2
- Có ≤ 3 răng sâu độ 3: Phân loại 2
- Có 4 – 5 răng sâu độ 3: Phân loại 3
- Có 6 răng sâu độ 3: Phân loại 4T
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên: Phân loại 5T
Mất răng
- Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn): Phân loại 1
- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên: Phân loại 2
- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên: Phân loại 3
- Mất 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên: Phân loại 4
- Mất trên 7 răng, trong đó có >3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn <50%: Phân loại 5
Theo quy định của Thông tư 16/2016/TTLT- BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự về việc được miễn làm nghĩa vụ quân sự theo điều 9 thông tư như sau:
Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:
4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, để được miễn nghĩa vụ quân sự không chỉ dựa vào việc mất răng mà còn phải dựa vào tiêu chí đánh giá sức nhai của bạn như thế nào. Chỉ khi nào sức khỏe của bạn có 1 chỉ tiêu loại 6 theo quy định thì mới được miễn nghĩa vụ quân sự, còn đối với các trường hợp có chỉ tiêu loại 5 trở lên đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định.
Do đó, thì khi đi khám nghĩa vụ quân sự, các bạn cần thông báo cho người khám biết tình trạng, từ đó người khám sẽ xác định lại tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn thuộc tiêu chí loại mấy, và sẽ thông báo có miễn nghĩa vụ quân sự hay không.
Hy vọng với những thông tin mà Nha Khoa Đông Nam đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức nha khoa cần thiết về vấn đề “ mất răng có được miễn nghĩa vụ quân sự không ”. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề răng miệng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Tại Nha Khoa Đông Nam, bạn sẽ được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mất răng:
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Mất răng toàn hàm trồng như thế nào?
- Tại sao lại bị rụng răng sớm?
- Hiện tượng rụng răng ở người già là do đâu?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?