Nhiều người lầm tưởng việc mất một vài răng không quá quan trọng vì còn những chiếc răng khác để ăn nhai. Tuy nhiên, mất răng càng lâu, dù là 1 hay nhiều răng thì đều làm suy giảm chức năng ăn nhai, gây tiêu xương hàm, hóp má và tăng nguy cơ mất thêm răng. Vậy mất răng lâu năm có trồng được không? Chi phí bao nhiêu?
I. Hậu quả của việc mất răng lâu năm
Mất răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như tuổi tác, bệnh lý răng miệng, chấn thương, tai nạn,… Và vì bất kỳ lý do nào, nếu mất răng không trồng lại đều sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tiêu hóa
Tất cả các răng trên cung hàm (trừ răng khôn) đều giữ vai trò quan trọng trong việc cắn xé và nhai thức ăn. Khi mất răng, nhất là những chiếc răng hàm sẽ khiến lực nhai bị suy giảm.
Thức ăn thô không được nghiền nhuyễn trước khi đưa xuống dạ dày làm cho dạ dày co bóp nhiều hơn. Đây là lý do vì sao những người mất răng thường đi kèm với bệnh đau dạ dày.
Gây lão hóa khuôn mặt
Vùng xương hàm ngay tại khoảng trống mất răng không còn nhận được sự kích thích cơ học từ quá trình ăn nhai nên sau một thời gian chúng sẽ dần tiêu đi.
Thông thường sau khi mất răng khoảng 3 tháng, xương hàm sẽ bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Và trong khoảng 12 tháng, xương hàm sẽ tiêu 25% và con số này tăng lên 40 – 60% sau 3 năm mất răng.
Biểu hiện của tình trạng tiêu xương hàm là nướu teo lại, lõm xuống. Kèm theo đó là vùng má bị hóp vào, da quanh khóe miệng chảy xệ khiến khuôn mặt bạn trông già hơn so với tuổi thật.
Xô lệch các răng kế cận
Mỗi chiếc răng trên cung hàm được ví như một mắt xích quan trọng làm điểm tựa cho nhau để tạo thành một liên kết vững chắc, ổn định. Do đó khi một hoặc 1 vài chiếc răng bị mất đi, những chiếc răng còn lại vì không còn điểm tựa mà trở nên yếu hơn.
Đặc biệt, chúng còn có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống mất răng, dẫn đến tình trạng xô lệch, sai khớp cắn, lâu dần có thể sẽ gây ra viêm khớp thái dương hàm.
Ngoài ra, khoảng trống mất răng, nhất là nhóm răng phía trước còn ảnh hưởng đến phát âm, dễ nói ngọng, nói đớt, làm thiếu tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
II. Mất răng lâu năm có trồng được không?
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp trồng lại răng giả như răng giả tháo lắp, bắc cầu sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng.
- Răng giả tháo lắp là phương pháp truyền thống có từ rất lâu đời. Cấu tạo của răng giả tháo lắp bao gồm nền hàm làm từ nhựa hoặc khung kim loại, bên trên là những chiếc răng giả. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết mọi trường hợp mất răng, nhất là mất răng toàn hàm.
- Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng giả cố định được thực hiện bằng cách mài các răng kế cận làm trụ để nâng đỡ, phục hình dãy cầu sứ bên trên, lấp đầy khoảng trống mất răng. Cầu răng sứ chỉ phù hợp với người mất 1 hoặc 1 vài răng liên tiếp.
- Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất. Trụ Implant đóng vai trò như chân răng thật được đặt vào trong xương hàm ngay tại vị trí mất răng, chờ một khoảng thời gian để trụ Implant ổn định và tích hợp chắc chắn với xương hàm sẽ phục hình răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Cấy ghép Implant áp dụng cho tất cả trường hợp mất răng.
Trường hợp người bệnh mất răng lâu năm, vẫn có thể trồng lại răng giả bằng 3 phương pháp trên. Tuy nhiên, ở phương pháp làm răng giả tháo lắp và cầu răng sứ, sức nhai chỉ khôi phục được 40% – 70%. Đặc biệt, vì chỉ khôi phục được phần thân răng bên trên nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn tiếp tục diễn ra làm nướu teo lại.
Tình huống này khiến răng giả tháo lắp trở nên lỏng lẻo, dễ rơi rớt. Còn cầu răng sứ lại xuất hiện khoảng trống giữa cầu răng và nướu gây dính giắt thức ăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vì vậy mà sau vài năm sử dụng, cả răng giả tháo lắp và cầu răng sứ đều phải thay cái mới.
Nhưng những nhược điểm này sẽ được khắc phục triệt để ở phương pháp trồng răng Implant. Nhờ phục hình đầy đủ chân răng và thân răng giống như chiếc răng sinh lý bình thường mà răng Implant giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, sức nhai đạt gần 100% so với răng thật và tuổi thọ lên đến 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
III. Chi phí trồng răng Implant khi bị mất răng lâu năm
Tại Nha khoa Đông Nam, chi phí trồng răng Implant cho bệnh nhân mất răng lâu năm được tính dựa trên loại trụ mà bệnh nhân chọn. Chi tiết có thể tham khảo bảng giá dưới đây:
(Bảng giá cập nhật 01/02/2023)
LOẠI IMPLANT | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Implant Hàn Quốc | 16.500.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant Pháp/Ý | 19.900.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant Mỹ | 23.500.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant ETK Active | 28.200.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant NOBEL Active | 32.900.000 VNĐ | Trọn gói 1 răng |
Implant All On 4 cố định | 151.000.000 VNĐ | Trọn gói 1 hàm |
Implant All On 4 cải tiến | 120.000.000 VNĐ | Trọn gói 1 hàm |
Trường hợp bệnh nhân mất răng lâu ngày gây tiêu xương cần phải cấy ghép thì Nha khoa Đông Nam sẽ MIỄN PHÍ chi phí này. Đồng thời còn có nhiều ưu đãi đi kèm khác như:
- Miễn phí khám và tư vấn
- Miễn phí chụp 3D kiểm tra răng
- Miễn phí xét nghiệm trước khi đặt trụ (nếu cần thiết)
- Miễn phí khớp nối Abutment
- Miễn phí răng sứ trên Implant trị giá 1.000.000 VNĐ/răng
- Miễn phí làm răng tạm
- Miễn phí chỗ nghỉ trong ngày
Ví dụ, trường hợp bệnh nhất mất 1 răng và chọn trụ Implant Hàn Quốc thì chi phí TRỌN GÓI là 16.500.000 VNĐ. Chi phí này đã bao gồm trụ Implant + Miễn phí Abutment + Miễn phí răng sứ 1.000.000 VNĐ trên Implant.
Như vậy, mất răng lâu năm vẫn có thể trồng lại. Và cấy ghép Implant là phương pháp mà bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn để có thể ăn nhai chắc chắn và sử dụng lâu dài.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề mất răng lâu năm có trồng lại được không, hãy gọi vào số hotline 0972 411 411 hoặc liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm cầu răng sứ:
Xem thêm trồng răng implant:
Xem thêm răng giả tháo lắp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?