Hỏi: “ Chào bác sĩ! Tôi bị mất 2 răng liền kề đã lâu thì có trồng lại được không bác sĩ? Tôi sờ thử thì thấy nướu răng bị hõm, sau khi trồng nó có đầy lại không? Mong bác sĩ tư vấn giúp! Tôi cảm ơn! ” – (Công Thành, Quận 9, Tp.HCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào Công Thành!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mất 2 răng liền kề đã lâu có trồng lại được không?
Mất 2 răng liền kề đã lâu vẫn có thể trồng lại bằng phương pháp cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.
✦ Cấy ghép Implant: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân để tạo chân răng giả. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên. Kết thúc quy trình, bệnh nhân sẽ có một chiếc răng giả cố định với đầy đủ thân và chân răng.
✦ Cầu răng sứ: Đây là một dạng khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài chỉnh ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để tạo trụ răng. Sau đó, chụp cố định cầu răng sứ lên trên.
✦ Răng giả tháo lắp: Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng cấu trúc phục hình thân răng – bao gồm một hoặc nhiều răng giả được ép trên nền hàm nhân tạo, thay thế cho các thân răng thật đã mất nhằm lấp đầy khoảng trống thiếu khuyết trong cung hàm.
Theo thông tin mà bạn Công Thành cung cấp, mô nướu ở khoảng mất răng của bạn đã bị hõm. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của hiện tượng tiêu xương hàm.
Sau khi mất răng, vùng xương hàm bên dưới không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai nên sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi. Hiện tượng này diễn ra theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi mất răng, khoảng 25% xương hàm sẽ bị tiêu đi. Tình trạng mất xương vẫn tiếp diễn, sau khoảng 1 năm, số lượng xương bị mất có thể lên đến 45% – 60%, tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người.
Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là cấy ghép Implant. Bên ngoài trụ Implant được bao phủ bởi một lớp màng sinh học có khả năng tích hợp tốt với xương hàm. Nhờ đó, răng Implant có thể đứng vững và hoạt động như một chiếc răng thực thụ.
Ngoài các chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm, chúng còn dẫn truyền lực nhai xuống vùng xương hàm bên dưới, kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định.
Ở các bệnh nhân mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu đi quá nghiêm trọng, không còn đủ dày để đặt trụ Implant, bác sĩ sẽ can thiệp tăng kích thước xương bằng cách kỹ thuật ghép xương, nâng xoang.
Sau khi thực hiện, tình trạng tiêu xương sẽ được cải thiện đáng kể, mô nướu cũng đầy đặn hơn trước, mức độ tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người.
Trường hợp mô nướu của bệnh nhân bị hõm sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương án thẩm mỹ phù hợp như ghép vạt nướu, sử dụng cấu trúc phục hình có nướu nhân tạo…
Ngoài cấy ghép Implant, gần như không có giải pháp trồng răng giả nào khác có khả năng hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm.
Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Công Thành. Việc xác định phương pháp phục hình răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Do đó, bạn nên thu xếp thời gian đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để dược bác sĩ thăm khám, tư vấn miễn phí.
Xem thêm mất răng: