Áp dụng các mẹo khử mùi thuốc lá trong miệng hiệu quả sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các mối quan hệ xung quanh. Đừng để mùi thuốc lá làm bạn lăn tăn suy nghĩ mất thời gian nữa nhé, cùng tìm hiểu ngay nào!
1. Tại sao thuốc lá gây hôi miệng?
Hôi miệng khi hút thuốc lá xảy ra là do các hóa chất có trong thuốc lá. Các hóa chất này bám vào răng, nướu và nhiều mô mềm khác trong miệng, hóa chất tích tụ ngày càng nhiều sẽ khiến hơi thở có mùi đặc trưng của người hút thuốc.
Hút thuốc lá còn làm giảm tiết nước bọt, gây ra tình trạng khô miệng. Nước bọt có tác dụng kiểm soát sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn trong miệng. Do đó, nếu nước bọt bị giảm tiết, vi khuẩn sẽ không ngừng sinh sôi và gây ra chứng hôi miệng.
2. Mẹo khử mùi thuốc lá trong miệng hiệu quả
Việc hút thuốc lá sẽ làm cho cơ thể bạn chứa đầy chất độc gây hại trực tiếp tới sức khỏe và một vấn đề thường gặp nhất là mùi hôi ở miệng. Vì vậy, hãy áp dụng các mẹo khử mùi thuốc lá dưới đây để cải thiện vấn đề này, cụ thể:
a) Rửa sạch tay và mặt sau khi hút thuốc
Phần tay là nơi tiếp xúc thuốc lá trực tiếp rất dễ dính mùi, tiếp đó là miệng. Vì thế, để khử mùi thuốc lá bạn hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng. Sử dụng các loại xà phòng khử mùi mạnh để làm sạch tốt nhất.
Đừng bỏ qua bước rửa mặt và da ở phần cổ nhé, sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm sạch chúng.
b) Sử dụng oxy già
Đây là cách làm sạch mùi thuốc lá đơn giản, rẻ tiền nhất với nguyên liệu oxy già mang khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi trong khoang miệng.
Nếu thực hiện trong thời gian dài 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp răng bạn trắng sạch hơn, loại bỏ các mảng bám ố vàng. Lưu ý khi sử dụng nên pha loãng dung dịch với nước để không gây hại cho men răng.
c) Kẹo cao su
Trong trường hợp khẩn cấp thì kẹo cao su cũng là mẹo khử mùi thuốc lá tốt nhất. Nếu bạn không thể đánh răng sau khi hút thuốc lá bạn nên mang theo bên mình gói kẹo cao su the mát có thể dùng ngay sau khi hút hoặc trước khi tiếp xúc với ai đó không còn sự hiện diện của khói thuốc nữa.
d) Những lưu ý khác
Sau khi hút thuốc lá bạn có thể uống thật nhiều nước lọc hay nước trái cây để thanh lọc cơ thể và hơi thở nhanh nhất.
Một mẹo khử mùi thuốc lá trong miệng nhanh nhất chính là nên hút trong môi trường thoáng khí, tránh ám mùi trên người hay quấn quanh đầu lọc bằng một lớp giấy để tránh mùi thuốc bám trực tiếp trên tay.
e) Vệ sinh răng miệng
Việc đánh răng, súc miệng, cạo lưỡi sẽ giúp làm sạch các mảng bám hóa chất gây mùi. Do đó, nên thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp và hương vị thơm mát.
f) Uống nhiều nước lọc
Uống nước là một cách để rửa trôi những yếu tố không tốt cho răng miệng. Đồng thời chúng còn tăng tiết nước bọt, ngăn ngừa tình trạng khô miệng, nguyên nhân gây hôi miệng.
g) Dùng nước xịt thơm miệng
Chai xịt thơm miệng với nguồn nguyên liệu tự nhiên bao gồm bạc hà, cam thảo, quế, bách lý hương,.. giúp hơi thở thơm mát, sảng khoái. Xịt thơm miệng được xem là giải pháp che mùi tạm thời rất tốt.
Tuy nhiên, vì hầu hết các sản phẩm xịt thơm miệng đều chứa cồn nên nếu lạm dụng sẽ gây tình trạng khô miệng, khiến hôi miệng càng nặng hơn.
h) Áp dụng một số biện pháp dân gian
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để cải thiện tình trạng hôi miệng do thuốc lá:
- Súc miệng với nước vỏ quýt bằng cách dùng vỏ quýt khô đem nấu nước. Tinh dầu trong vỏ quýt có chứa các chất chống oxy hóa giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả đồng thời còn cải thiện vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
- Dùng gừng tươi trị hôi miệng. Chọn lấy 1 củ gừng tươi, đem gừng gọt vỏ, cắt lát mỏng rồi cho trực tiếp vào miệng nhai nhuyễn sau khi vừa hút thuốc lá. Hoặc bạn cũng có thể cho gừng vào nước sôi, hãm như trà rồi đem súc miệng hằng ngày.
- Sử dụng nước chanh tươi khử mùi thuốc lá trong miệng. Nước chanh có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên phương pháp này không nên lạm dụng vì chanh có tính axit sẽ làm ăn mòn men răng.
3. Tác hại của thuốc lá bạn nên hiểu rõ
Mọi người đều biết thuốc lá rất có hại đối với sức khỏe con người. Trước khi bạn đốt điếu thuốc đã có hàng tá lời cảnh báo được in rõ trên nhãn hiệu. Bằng cách mặc kệ chúng và tiếp tục nhâm nhi làn khói thuốc lá độc hại liệu bạn đã nghĩ về tương lai cho sức khỏe cơ thể:
➣ Khói thuốc sẽ đi vào đường hô hấp và ngấm vào máu, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, viêm đường hô hấp, đục thủy tinh thể…
➣ Song song đó, người hút thuốc là và cả người ngửi mùi thuốc lá cũng có thể bị các bệnh: viêm phế quảng, nhồi máu cơ tim, ung thư gan, phổi…
➣ Chưa kể còn gây hại cho sức khỏe răng miệng bởi thuốc lá chính là nguyên nhân gây xỉn màu men răng, các chất độc Nicotin, Carbon Monoxyd và Acid Cuanhydrid là nguyên nhân gây hại cho tổ chức nha chu và Implant nha khoa.
➣ Các chất này sẽ phá hoại các hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo nên các lỗ sâu răng nhanh chóng.
➣ Hiểu được những nguy hại mà thuốc lá mang lại, bạn hãy từ bỏ chúng để cải thiện sức khỏe cho bản thân tốt hơn. Nếu bạn đã sử dụng thuốc lá trong thời gian dài, hãy chủ động thăm khám, cạo vôi răng tại nha khoa uy tín.
➣ Chú ý quan sát kỹ bên dưới chân nướu răng khi bạn hút thuốc lá đều có rất dày đặc các mảng bám vôi răng đang đóng chặt bên dưới nướu – nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm nha chu với nhiều tác hại, mà mất răng hàng loạt là hậu quả mà bạn nên cảnh giác.
➣ Hãy tới các trung tâm nha khoa để các bác sĩ sẽ thăm khám và giúp bạn cải thiện tình trạng răng miệng tốt hơn.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam
➣ Có thể thấy, thuốc lá vô cùng độc hại và là kẻ thù hàng đầu của viêm quanh răng cũng như các bệnh lý tổng thể khác.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp mọi người có thêm các mẹo khử mùi thuốc lá trong miệng hiệu quả, cũng như chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.
Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm hôi miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?