Hỏi: ” Chào bác sĩ! Không biết hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu là bị bệnh gì thưa bác sĩ? Dạo gần đây, hơi thở của em có mùi rất lạ mặc dù đã chải răng thường xuyên nhưng vẫn bị, em không biết như vậy có nguy hiểm không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em, cảm ơn bác sĩ nhiều! ” – Bích Ngọc (25 tuổi – Quận 10, TPHCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào Bích Ngọc! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình về cho Nha khoa Đông Nam, để giải đáp cho vấn đề ” Hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu là bị bệnh gì? “, mời bạn theo dõi các thông tin sau đây:
Mục Lục
1. Nguyên nhân thông thường gây hơi thở có mùi tanh
Hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những lý do sau:
Vệ sinh răng miệng kém: Nếu không đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, mảnh vụn thức ăn và mảng bám sẽ đọng lại trong miệng. Chúng chứa đầy vi khuẩn, không chỉ làm hôi miệng mà còn kích ứng nướu, gây bệnh viêm nha chu.
Ăn thực phẩm có mùi: Một số loại thực phẩm như hành, tỏi, các loại gia vị, món ăn đậm mùi cũng có khả năng gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, đưa đến phổi từ đó ảnh hưởng đến hơi thở.
Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng chất tạo mùi trong miệng đồng thời cũng khiến nước bọt tiết ra ít hơn so với bình thường gây hiện tượng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi.
Sau khi vừa mới ngủ dậy: Nước bọt giữ vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng và hạn chế sự hình thành, phát triển của vi khuẩn. Nhưng khi ngủ một giấc dài, lượng nước bọt tiết ra ít hơn nên đó là lý do mà sau khi ngủ dậy hơi thở thường có mùi hôi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
2. Hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu là bị bệnh gì?
Hơi thở có mùi tanh hôi nặng nề không phải lúc nào cũng do vấn đề vệ sinh răng miệng chữa kỹ, bởi đôi khi nó có thể là một triệu chứng của nhiều căn bệnh mà bạn không ngờ tới.
a) Khô miệng
Nguyên nhân đầu tiên nếu bạn đang giảm cân hạn chế ăn uống thì miệng bạn sẽ không đủ tiết nước bọt để trung hòa các loại vi khuẩn nên gây ra mùi.
b) Bệnh nhiễm trùng đường miệng do nấm
Bệnh này còn được gọi là nấm Candida bởi sự tăng trưởng quá nhiều của các loại nấm trong miệng, nếu bạn đang đeo hàm giả trong miệng hay mắc các bệnh miễn dịch phải thường dùng thuốc Steroid cũng có nguy cơ chứa các đốm trắng trên lưỡi gây hơi thở bốc mùi.
c) Bệnh lý thận
Nếu hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu như mùi cá rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về thận, bởi thận chịu trách nhiệm thải độc từ máu bằng cách tạo ra nước tiểu, khi chúng hoạt động không hiệu quả sẽ không thải ra khỏi cơ thể được. Kết quả là gây nên mùi hôi tanh khó chịu vì thận yếu ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
d) Tiểu đường
Hơi thở có mùi hôi như mùi trái cây có thể bạn gặp biến chứng của bệnh tiểu đường, tương tự như mùi sơn móng tay.
Cần lưu ý răng biến chứng này có thể khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
e) Bệnh lý răng miệng
Nếu hơi thở đi kèm mùi hôi khó chịu, răng bạn dễ chảy máu khi chải răng hay có những biểu hiện cao răng, lỗ đen trên răng nhiều rất có khả năng bạn đang mắc phải các bệnh lý về viêm nướu, nha chu hay sâu răng.
Đây là các căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến việc hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu ở đa số mọi người.
Vì vậy, hãy chủ động thăm khám những trung tâm nha khoa uy tín để tìm ra đúng nguyên nhân gây hôi miệng mà mình đang gặp phải, từ đó các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.
f) Bệnh phổi
Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản hay viêm phế quản mãn tính,… đều có khả năng khiến hơi thở có mùi tanh. Và tùy vào tình trạng bệnh mà mùi tanh trong hơi thở sẽ có nhiều mức độ khác nhau.
3. Đoán bệnh qua mùi hơi thở
Đôi khi, mùi từ hơi thở có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Dựa vào mùi hơi thở có thể đoán được một số bệnh sau đây:
Hơi thở hôi và xuất hiện đốm trắng: Có thể bạn đã bị nhiễm nấm men miệng, cụ thể là nấm Candida. Hoặc nếu bạn bị hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch, uống thuốc steroid cũng làm hơi thở có mùi.
Hơi thở có mùi tanh: Điều này cảnh báo bạn có khả năng mắc bệnh thận, chất thải không được lọc ra khỏi cơ thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Mùi như sữa bị chua: Là do cơ thể không dung nạp lactose. Tình trạng này còn kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn.
Hơi thở có mùi như thứ gì thối rữa: Không vệ sinh răng miệng hằng ngày khiến vụn thức ăn tồn đọng lâu ngày trong khoang miệng. Hoặc bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu.
Hôi miệng theo mùa: Bạn bị dị ứng thời tiết hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị dị ứng.
4. Cách điều trị hơi thở có mùi hiệu quả như thế nào?
Để điều trị tận gốc hơi thở có mùi tanh hôi cần phải xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Nếu nguyên nhân do cao răng, bệnh lý toàn thân thì cần đến các chuyên khoa để điều trị tận gốc.
Tại TPHCM, bạn có thể đến với Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tìm hiểu các nguyên nhân gây nên hôi miệng.
Nếu nguyên nhân gây nên do các mảng bám cao răng thì phương pháp điều trị lúc này sẽ là cạo vôi răng để ngăn ngừa cao răng tái bám dễ gây viêm nướu, viêm nha chu…
Xem video: Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam
Khi có biểu hiện hôi miệng kèm theo triệu chứng đau ở các cơ quan khác trong cơ thể thì cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để góp phần cải thiện mùi hôi miệng bạn cần xây dựng cho mình chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp với các thói quen tốt sau đây:
✅ Có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp:
- Đánh răng đúng cách 2 ngày/ lần sau mỗi bữa ăn, kết hợp súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối ấm và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn tốt hơn.
✅ Cân bằng chế độ dinh dưỡng khoa học:
- Trong các bữa ăn hàng ngày hãy tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Cung cấp đủ 1.5 – 2 lít nước/ ngày gia tăng quá trình tiết nước bọt, ngăn ngừa khô miệng.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ dễ gây mùi ở miệng.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho Bích Ngọc hiểu rõ hơn về vấn đề ” Hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu là bị bệnh gì? ” để có giải pháp điều trị khoa học hơn.
Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm hôi miệng: