Mòn men răng: Nguyên nhân & Cách khắc phục

Tình trạng mòn men răng không những mang đến cảm giác đau buốt, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mòn men răng? Dấu hiệu nhận biết và biện pháp khắc phục ra sao?

Mòn men răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

I. Vai trò của men răng

Men răng là lớp cứng ngoài cùng của răng, bao phủ toàn bộ thân răng. Men răng có độ bền chắc rất cao, được đánh giá là phần cứng nhất trong cơ thể, thậm chí còn cứng hơn cả xương.

Men răng, lớp áo giáp bảo vệ cho răng, được cấu tạo chủ yếu từ canxi và phốt pho. Hai khoáng chất này chiếm đến 95% thành phần men răng, kết hợp chặt chẽ hình thành nên những tinh thể rắn chắc, tạo nên lá chắn vững vàng chống lại tác nhân gây hại cho răng.

Cụ thể, men răng bảo vệ các lớp trong cùng của răng là ngà răng và tủy răng khỏi tình trạng sâu răng, nhiễm trùng, viêm tủy,… Đảm bảo chức năng ăn nhai bền chắc dài lâu.

Mặc dù chắc chắn nhưng men răng có thể bị hỏng theo thời gian. Và mảng bám, axit từ thực phẩm, vi khuẩn trong miệng là những tác nhân gây tổn thương men răng. Vì vậy bạn phải chăm sóc kỹ lưỡng giúp bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.

Men răng là lớp cứng ngoài cùng của răng
Men răng là lớp cứng ngoài cùng của răng

II. Tại sao chúng ta lại bị mòn men răng?

Theo phân tích của các chuyên gia nha khoa, các yếu tố then chốt gây ra bệnh lý mòn men răng bao gồm:

  • Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm và đồ uống có hàm lượng axit cao dễ dẫn đến tình trạng bào mòn men răng diễn ra nhanh chóng. Một số ví dụ điển hình bao gồm: nước ngọt có ga, nước tăng lực, đồ uống thể thao, rượu bia, nước ép trái cây, trái cây chua và các loại rau củ muối chua.
  • Chải răng không đúng cách, chải quá mạnh theo chiều ngang, sử dụng bàn chải cứng, dùng kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần tẩy trắng cao,… khiến men răng bị bào mòn.
  • Nghiến răng khi ngủ, cắn các vật cứng (bút, móng tay, đá lạnh…), lạm dụng tăm xỉa răng, hay dùng răng để mở nắp chai đều là những thói quen tiềm ẩn nguy cơ làm tổn hại men răng, dẫn đến tình trạng răng nứt vỡ.
  • Sử dụng thuốc có tính axit như Aspirin nhai và Vitamin C liên tục có thể gây tác dụng phụ làm men răng bị bào mòn, gây ê buốt.
  • Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ gây tình trạng khô miệng, lượng nước bọt tiết ra giảm sút. Điều này khiến khoang miệng không được duy trì độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và axit tấn công men răng, dẫn đến nguy cơ mòn men cao hơn.
  • Ngoài các nguyên nhân quen thuộc, mòn răng còn có thể do yếu tố di truyền, thiếu hụt canxi trong cơ thể, hút thuốc lá, hoặc do các bệnh lý như trào ngược axit dạ dày, gout, thấp khớp,…
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao dễ gây xói mòn men răng
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao dễ gây xói mòn men răng

III. Dấu hiệu bị mòn men răng

Quá trình phát triển của mòn men răng có thể được theo dõi qua các dấu hiệu khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:

Răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ và thức ăn chua ngọt, có thể gây ra những cơn ê buốt trong giai đoạn đầu của quá trình bào mòn men răng và trở nên đau nhức dữ dội khi men răng ăn mòn đến ngà răng và tủy răng.

Mặt nhai của răng bóng láng là dấu hiệu ban đầu của sự mất khoáng chất. Một thời gian sau đó sẽ xuất hiện những vết lõm lớn nhỏ khác nhau.

Các cạnh của răng trở nên thô ráp, lởm chởm và không đều. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn xảy ra tình trạng nứt vỡ răng.

Khi men răng – lớp bảo vệ ngoài cùng của răng bị bào mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiều bệnh lý  như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng và thậm chí nhiễm trùng miệng.

Hình ảnh thực tế mòn men răng
Hình ảnh thực tế mòn men răng

IV. Giải pháp khắc phục khi bị mòn men răng

Đừng chủ quan với mòn men răng, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tùy theo mức độ mòn men răng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân.

1. Tình trạng nhẹ

Đối với trường hợp mòn răng nhẹ, mới phát hiện, việc áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà như sử dụng kem đánh răng Flour và nước súc miệng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp kiểm soát tình trạng hiệu quả.

Khi men răng bị mài mòn nhiều hơn nhưng chưa tác động đến vùng tủy, bác sĩ thường chỉ định trám răng. Bằng cách sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng là Composite có màu sắc gần tiệp với màu răng tự nhiên, bù đắp cho phần men răng bị mất, mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Trám mòn cổ chân răng
Trám mòn cổ chân răng

2. Tình trạng nặng

Khi tình trạng mòn răng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương tủy răng, việc cần thiết đầu tiên là phải điều trị tủy. Sau đó, để bảo vệ phần cùi răng còn lại, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, bọc răng sứ là giải pháp tối ưu.

Bọc sứ không chỉ có tác dụng bảo vệ cho răng mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao với màu sắc răng trắng bóng tự nhiên, độ bền lâu dài hơn cả trám răng. Nhờ đó những chiếc răng bị mòn men sẽ được bảo tồn tối đa.

Nha khoa luôn ưu tiên bảo tồn răng thật, nhổ răng chỉ được xem là giải pháp sau cùng khi răng đã bị tổn thương nặng nề, mô men răng không đủ diện tích bám trụ, dẫn đến răng lung lay hoặc gãy ngang. Lúc này, nhổ bỏ và trồng lại bằng Implant là phương pháp tối ưu giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng.

Bọc răng sứ mang lại thẩm mỹ tối ưu cho hàm răng
Bọc răng sứ mang lại thẩm mỹ tối ưu cho hàm răng

V. Biện pháp phòng ngừa mòn men răng

Thay vì tốn thời gian và chi phí cho việc điều trị mòn cổ răng, hãy chủ động phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng khoa học như sau:

  • Fluoride là thành phần giúp răng chắc khỏe. Vì vậy hãy ưu tiên nước súc miệng và kem đánh răng mà bạn sử dụng hằng ngày có chứa thành phần này.
  • Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng theo chiều dọc, sử dụng bàn chải lông mềm tránh làm hỏng men răng.
  • Hạn chế tối đa thói quen uống nước ngọt, soda. Hầu hết nước ngọt đều chứa nhiều đường, góp phần tạo ra vi khuẩn gây sâu răng. Ngay cả nước ngọt không nhiều đường cũng có tính axit khá cao. Nếu có dùng bạn nên chú ý súc miệng sạch nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của axit đến men răng.
  • Hạn chế ăn nhai thực phẩm quá cứng. Và đặc biệt, tuyệt đối không dùng răng nhai đá, cạy nắp chai, cắn móng tay,…
  • Khi uống bất kỳ loại đồ uống có tính axit nào, hãy sử dụng ống hút nhằm hạn chế chúng tiếp xúc với răng của bạn.
  • Không dùng quá nhiều trái cây họ cam quýt. Mặc dù chúng rất giàu vitamin C và chất xơ nhưng đồng thời tính axit cũng khá cao. Tiêu thụ quá nhiều cam, chanh và bưởi có thể ảnh hưởng đến răng của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên từ bỏ hoàn toàn. Hãy dùng chúng với lượng vừa phải và uống một ít nước sau đó để rửa sạch chất bào mòn.
  • Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn giúp kích thích tiết nước bọt, rửa trôi axit khỏi răng và bảo vệ men răng suốt cả ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn như rượu, bia vì chúng gây tình trạng mất nước, khô miệng tạo môi trường để vi khuẩn có hại sinh trưởng.
  • Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa tươi, phô mai có tác dụng củng cố men răng rất tốt. Chúng giàu phốt phát và canxi giúp tái khoáng hóa men răng. Hơn nữa, ăn phô mai còn tăng tiết nước bọt, rửa sạch vụn thức ăn và axit khá tốt.
  • Nếu bạn gặp tình trạng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày cần điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, những người mắc chứng nghiến răng khi ngủ cần đến nha khoa làm máng chống nghiến.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ làm sạch vôi răng và kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa bệnh lý xảy ra.
Thăm khám răng định kỳ giúp tầm soát tốt bệnh lý xảy ra ở răng miệng
Thăm khám răng định kỳ giúp tầm soát tốt bệnh lý xảy ra ở răng miệng

Trên đây là thông tin về mòn men răng và cách khắc phục hiệu quả hy vọng hữu ích cho mọi người. Nếu có nhu cầu điều trị mòn răng nhanh chóng, thẩm mỹ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm mòn răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *