chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Nấm lưỡi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Nấm lưỡi ở trẻ em là một trong chứng bệnh làm cho trẻ bú kém, chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc nhiều. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cần phải thực sự hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ để có thể chủ động phòng tránh cũng như sớm phát hiện và khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất.

Nấm lưỡi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn
Nấm lưỡi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn

I. Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ

Nấm lưỡi ở trẻ em (tưa lưỡi, tưa miệng) là bệnh lý gây ra chủ yếu bởi loại nấm men với tên gọi Candida Albicans. Loại nấm này tồn tại trong khoang miệng với một lượng vừa phải khi miễn dịch cơ thể bình thường và hoàn toàn vô hại.

Thế nhưng, nếu như gặp các điều kiện thuận lợi như: miễn dịch suy yếu, mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, vệ sinh kém,… thì nấm Candida Albicans sẽ sinh sôi quá mức và gây ra nấm lưỡi, nấm ở miệng.

Bệnh có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn phát triển của trẻ nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi. Nếu trẻ không được chăm sóc lưỡi, miệng đúng cách mỗi ngày bệnh sẽ rất dễ tái phát nhiều lần vô cùng khó chịu.

Hình ảnh bệnh nấm lưỡi ở trẻ
Hình ảnh bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Dưới đây nha khoa Đông Nam sẽ giới thiệu các nguyên nhân phổ biến gây nấm lưỡi ở trẻ mà phụ huynh nên chú ý:

1. Hệ thống miễn dịch yếu

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với hệ thống miễn dịch còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện sẽ có khả năng cao dễ mắc phải nhiều vấn đề bệnh lý ở cơ thể, răng miệng. Dĩ nhiên trong đó sẽ khó tránh khỏi tình trạng nấm lưỡi.

Đặc biệt, với những trẻ sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng thì nấm lưỡi càng dễ hình thành và phát triển nhiều triệu chứng nặng hơn.

2. Trẻ dùng thuốc kháng sinh sai cách

Nhiều trường hợp cha mẹ tự ý cho trẻ dùng kháng sinh để chữa bệnh mà không thông qua thăm khám hay có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Hoặc dùng thuốc không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hại, dễ gây tác dụng phụ.

Mà hậu quả dễ thấy nhất chính là khiến cho hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều này là cơ hội thuận lợi để nhiều vi khuẩn, nấm tấn công, sinh trưởng nhanh chóng và gây bệnh nấm lưỡi.

Thậm chí, các bác sĩ có cảnh báo khi cho trẻ dùng kháng sinh không đúng cách còn gây các mối nguy hại khó lường như: dị ứng, rối loạn tiêu hóa, nóng sốt cao kéo dài, tiêu chảy, sốc phản vệ,…. nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Cho trẻ dùng kháng sinh sai cách có thể gây nhiễm nấm ở miệng
Cho trẻ dùng kháng sinh sai cách có thể gây nhiễm nấm ở miệng

3. Không đảm bảo vấn đề vệ sinh hằng ngày cho trẻ

Nếu như không đảm bảo được vấn đề làm sạch răng miệng hằng ngày sẽ khiến cho khoang miệng của trẻ tích tụ nhiều cặn sữa, vụn thức ăn thừa. Lâu ngày vi khuẩn sẽ phát triển càng nhiều và gây ra các vấn đề bệnh lý răng miệng, nấm ở lưỡi.

Không chỉ vậy, việc không chú ý làm sạch, tiệt trùng kỹ lưỡng các dụng cụ ăn uống, bình sữa, đồ chơi, ti giả,… cũng là yếu tố nguy cơ khiến vi khuẩn tồn đọng nhiều. Khi trẻ dùng phải các vật dụng này vi nấm trên đó rất dễ xâm nhập vào miệng trẻ và gây bệnh.

4. Trẻ bị lây nhiễm nấm từ mẹ khi sinh nở

Khi trong thời gian mang thai nếu chẳng may người mẹ bị nhiễm nấm Candida Albicans nhưng không khắc phục dứt điểm sẽ rất dễ lây truyền bệnh cho trẻ khi vừa mới sinh ra.

II. Triệu chứng nhận biết bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Ở giai đoạn ban đầu nấm lưỡi thường không gây triệu chứng gì nổi bật. Nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn phụ huynh có thể nhận thấy các dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi ở trẻ như sau:

  • Quan sát mắt thường sẽ thấy xuất hiện những đốm li ti có màu trắng hoặc vàng nhạt trên bề mặt lưỡi, má trong, môi, nướu hoặc họng.
  • Có tình trạng chảy máu nếu dùng tay chà xát lên những đốm này.
  • Vùng da môi và xung quanh khóe miệng của trẻ bị khô rát, nứt nẻ, có dấu hiệu khó nuốt, vị đắng trong miệng, giảm vị giác, nóng trong miệng.
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, khó chịu nhiều khi vệ sinh răng miệng do những cơn đau rát dai dẳng.
  • Khoang miệng của trẻ có mùi hôi, giọng khàn, dễ nôn trớ.
  • Khi có dấu hiệu nhiễm trùng trẻ có thể bị nóng sốt nhẹ.
Các đốm trắng, mảng trắng là triệu chứng thường gặp của nấm lưỡi
Các đốm trắng, mảng trắng là triệu chứng thường gặp của nấm lưỡi

III. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?

Mặc dù nấm lưỡi là một dạng bệnh lành tính và không gây đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, khi không được điều trị hiệu quả bệnh sẽ dễ tái phát nhiều lần và gây nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ như:

Trẻ bị nấm lưỡi sẽ thường xuyên cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, mất vị giác dẫn đến bú kém, chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc nhiều. Lâu ngày việc ăn uống thiếu chất, ngủ không ngon giấc rất dễ làm cho trẻ bị sụt cân, suy nhược cơ thể, chậm lớn và mọc răng cũng muộn hơn bình thường.

Nấm lưỡi có thể phát triển mạnh và lây lan toàn khoang miệng, thậm chí lan xuống cơ quan hô hấp và gây ra các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản,…

Bên cạnh đó, vi khuẩn nấm còn có thể lan đến đường tiêu hóa làm cho trẻ gặp các triệu chứng nôn trớ, khó nuốt, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa,…

Ngoài ra, nấm lưỡi ở trẻ còn dễ lây lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể khiến cho sức khỏe của trẻ giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây lan sang đầu ti của mẹ trong quá trình cho trẻ bú và khiến mẹ cũng bị nhiễm bệnh.

IV. Phương pháp điều trị nấm lưỡi hiệu quả

Cha mẹ nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi cần phải sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám chữa ngay.

Sau khi thăm khám, kiểm tra răng miệng tổng quát xác định được tình trạng bệnh cụ thể như thế nào bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Đối với những trường hợp nấm lưỡi phức tạp hơn có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.

Để chữa trị nấm lưỡi bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc uống, thuốc bôi giúp các vết loét, đốm trắng nhanh khỏi.

Việc phụ huynh cần làm đó là thực hiện đúng theo các chỉ định về thời gian, liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ sẽ giúp bệnh ở trẻ nhanh khỏi chỉ sau 2 – 3 tuần.

Đưa trẻ gặp bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy dấu hiệu bị nấm lưỡi
Đưa trẻ gặp bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy dấu hiệu bị nấm lưỡi

V. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị nấm lưỡi

Trong quá trình điều trị nấm lưỡi cho trẻ các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng được khắc phục hiệu quả:

1. Chăm sóc răng miệng hàng ngày cho trẻ

  • Tuyệt đối không dùng tay hay vật dụng nào để cào xước lên các mảng bám trắng vì nó rất dễ gây tổn thương, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Trước khi chạm vào miệng của trẻ để bôi thuốc, vệ sinh răng nướu cần phải vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, sát khuẩn kỹ lưỡng.
  • Dùng gạc rơ lưỡi có tẩm dung dịch diệt khuẩn, kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ để làm sạch nhẹ nhàng các mảng bám ở vùng lưỡi, miệng, nướu răng cho trẻ.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

  • Hạn chế cho trẻ ăn uống các món ngọt nhiều đường, đồ ăn quá nóng, quá lạnh, các đồ dai, cứng.
  • Thay vào đó hãy cho trẻ ăn các món chế biến mềm, xay nhuyễn, nấu chín kỹ để không gây cọ sát làm tổn thương đến các niêm mạc đang bị nhiễm bệnh. Lựa chọn tốt nhất sẽ là các món: cháo, súp, sinh tố, rau củ nghiền,….
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu, cho trẻ uống đủ nước giúp nâng cao đề kháng cho trẻ để đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn.
Nên cho trẻ ăn các món mềm, giàu dưỡng chất
Nên cho trẻ ăn các món mềm, giàu dưỡng chất

VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Mặc dù việc điều trị nấm lưỡi không quá phức tạp thế nhưng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Chính vì vậy, phụ huynh nên thực hiện tốt các hướng dẫn chăm sóc cho trẻ như sau:

1. Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên

  • Với trẻ còn nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng các mẹ nên dùng gạc sạch mềm nhúng nước ấm để lau sạch nướu, lưỡi cho trẻ 2 – 3 lần/ngày.
  • Khi trẻ đã có thể tự mình chải răng hãy hướng dẫn, nhắc nhở trẻ thường xuyên làm sạch răng miệng mỗi ngày 2 – 3 lần vào buổi sáng, tối và sau khi ăn.
  • Hãy chọn các bàn chải nhỏ gọn, đầu lông mềm, kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ để việc làm sạch răng của trẻ được hiệu quả nhất, tránh các tổn thương không đáng có cho răng nướu.
  • Đừng quên cho trẻ dùng chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn còn sót lại giúp giữ cho răng luôn sạch khỏe, ngừa bệnh lý hữu hiệu.
Lau sạch nướu răng cho trẻ mỗi ngày
Lau sạch nướu răng cho trẻ mỗi ngày

2. Vệ sinh sạch sẽ các đồ bé tiếp xúc

  • Vệ sinh, tiệt trùng kỹ lưỡng các vật dụng của trẻ hay sử dụng như: bình sữa, núm vú, ti giả, đồ chơi, dụng cụ ăn uống,….
  • Tránh để trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người khác qua việc hôn hít, mớm thức ăn, dùng chung các vật dụng ăn uống, vệ sinh răng miệng,….
  • Nhắc nhở trẻ rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn uống. Tắm gội sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ, quần áo, khăn lau nên được giặt và phơi nắng kỹ lưỡng để tiệt trùng.

3. Phối hợp điều trị nấm ở mẹ

Song song với việc chữa trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ nếu mẹ cũng bị nấm ở đầu vú thì cũng phải điều trị đồng thời. Chỉ có như vậy mới tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm ngược và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Trên đây là các thông tin về bệnh nấm lưỡi ở trẻ: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

popup sự kiện liên kết ngân hàng cornor
close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ