chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Nấm miệng tưởng chừng là một bệnh lý đơn giản, không đe dọa gì nhiều cho sức khỏe, tính mạng. Thế nhưng, càng để lâu tình trạng nấm miệng có thể gây các ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí bệnh có nguy cơ lây lan sang nhiều bộ phận trên cơ thể và lây cho người khác nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả như thế nào?

Nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

I. Nấm miệng là gì?

Nấm miệng (nấm Candida miệng, tưa lưỡi, nấm lưỡi) là những tổn thương xảy ra tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng.

Tình trạng này khởi phát do sự phát triển quá mức của loại nấm có tên gọi là Candida albicans. Loại nấm này vẫn luôn tồn tại một lượng nhất định trong khoang miệng nhưng không gây hại gì nếu được kiểm soát tốt số lượng.

Tuy nhiên, trong trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các vi sinh vật trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này, nấm miệng sẽ có cơ hội phát triển quá mức ở khoang miệng và dẫn đến các triệu chứng bệnh khá khó chịu.

Hình ảnh nấm miệng
Hình ảnh nấm miệng

II. Triệu chứng của bệnh nấm miệng

Nấm miệng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, cơ địa sức khỏe ở mỗi người mà các triệu chứng nấm miệng có thể diễn ra nặng nhẹ khác nhau

Theo đó, các dấu hiệu thường thấy của bệnh nấm miệng đó là:

1. Dấu hiệu nấm miệng ở người lớn

  • Xuất hiện các đốm màu trắng hoặc vàng nhạt trên vùng lưỡi, nướu răng, má trong, vòm miệng, cổ họng.
  • Một số vùng trong khoang miệng có thể bị tấy đỏ gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu khiến ăn uống khó khăn.
  • Tại vị trí nhiễm nấm khi bị cọ sát có thể xảy ra tình trạng chảy máu.
  • Cảm giác cộm, vướng như ngậm bông gòn trong miệng.
  • Có thể bị mất vị giác hay thay đổi vị giác khi ăn uống.
  • Khóe miệng sưng viêm, nứt nẻ và có thể bị chảy máu nhẹ.
  • Khó nuốt, đau rát khi nuốt, đau tức ở ngực.
  • Hơi thở có mùi hôi có thể kèm theo tình trạng sốt nhẹ.
Khi bị nấm miệng sẽ xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi
Khi bị nấm miệng sẽ xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi

2. Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ em

  • Khi quan sát khoang miệng sẽ thấy những mảng trắng ở lưỡi, môi, má trong, nướu. Nếu cạo các mảng này hay cọ sát vào có thể gây chảy máu.
  • Trẻ thường xuyên bị khô miệng, khóe miệng nứt nẻ, ửng đỏ.
  • Trẻ bứt rứt, quấy khóc nhiều, bỏ bú, chán ăn do những cơn đau rát, ngứa ngáy ở miệng.
  • Việc nhai, nuốt của trẻ gặp nhiều khó khăn, hay nôn trớ.
  • Hơi thở trẻ có mùi hôi, khàn giọng.
  • Nếu có tình trạng nhiễm trùng trẻ còn bị nóng sốt.
  • Đối với trẻ bị nhiễm nấm miệng khi bú mẹ có thể lây nấm sang đầu vú của mẹ. Từ đó gây triệu chứng ngứa rát, sưng đỏ, bong nứt vùng da xung quanh đầu vú, mẹ cảm thấy đau rát nhiều hơn mỗi khi cho con bú.
Trẻ bị nấm miệng thường quấy khóc nhiều
Trẻ bị nấm miệng thường quấy khóc nhiều

III. Nguyên nhân gây nấm miệng

Bệnh nấm miệng Candida rất dễ xảy ra và phát triển nặng khi hệ thống miễn dịch suy yếu do cơ thể mắc các bệnh lý, sức đề kháng kém.

Ở những người sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong thời gian dài với liều lượng cao. Hay dùng kháng sinh tùy ý không theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng rất dễ dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

Hậu quả của việc dùng thuốc kháng sinh sai cách có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và tạo cơ hội cho nấm miệng tấn công và phát triển nặng nề hơn.

Không chú trọng vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, vệ sinh răng miệng sai cách. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh lý ở khoang miệng.

Bên cạnh đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần phải được vệ sinh răng, nướu, lưỡi cẩn thận. Các vật dụng như bình sữa, ti giả, đồ chơi, dụng cụ ăn uống phải vệ sinh, tiệt trùng kỹ lưỡng. Nếu không đảm bảo các vấn đề này cũng có nguy cơ cao khiến trẻ bị nấm miệng.

Khi mắc các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu, khô miệng,… không khắc phục sớm cũng dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm sản sinh mạnh gây nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai nếu như người mẹ bị nhiễm nấm Candida nhưng không được chữa trị dứt điểm thì khi trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm nấm từ mẹ.

Dùng kháng sinh sai cách dễ dễ gây nấm miệng
Dùng kháng sinh sai cách dễ dễ gây nấm miệng

IV. Đối tượng thường mắc phải nấm miệng

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh nấm miệng. Tuy nhiên, tỷ lệ nấm miệng sẽ cao hơn ở những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em và người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển nấm miệng bao gồm:

  • Mắc bệnh HIV/AIDS.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt dẫn đến miễn dịch cơ thể suy giảm.
  • Người bị ung thư, trải qua hóa trị hoặc xạ trị.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày.
  • Nghiện hút thuốc lá, thường xuyên dùng các chất kích thích có hại.
  • Người dùng răng giả nhưng không chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách.
Nghiện hút thuốc cũng tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng
Nghiện hút thuốc cũng tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng

V. Nấm miệng có lây không?

Bệnh nấm miệng hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các con đường như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh qua việc hôn hít, mớm cơm cho trẻ, dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng,….
  • Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm Candida cũng sẽ lây nấm sang cho trẻ qua đường sinh thường dẫn đến tình trạng trẻ bị nấm miệng.
  • Bên cạnh đó, khi người mẹ bị nhiễm nấm men ở vú cũng dễ lây truyền bệnh sang cho trẻ qua việc bú sữa. Ngược lại nếu trẻ bị nấm miệng cũng dễ lây nấm sang cho mẹ khi bú.
  • Ngoài ra, quan hệ tình dục qua đường miệng trong lúc nhiễm bệnh cũng có thể lây nấm sang cho bạn tình.
Nấm miệng có thể lây nhiễm thông qua nhiều con đường
Nấm miệng có thể lây nhiễm thông qua nhiều con đường

VI. Biện pháp chẩn đoán bệnh nấm miệng

Chẩn đoán bệnh nấm miệng còn tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí xuất hiện của bệnh như thế nào.

Nếu nấm miệng chỉ xuất hiện ở khoang miệng, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám, quan sát thông thường các đốm trắng đặc trưng của bệnh.

Có thể lấy một mẫu nhỏ tại vùng bị nhiễm bệnh để kiểm tra kỹ lưỡng các vi khuẩn, nấm dưới kính hiển vi.

Với những trường hợp nấm miệng nặng hơn, bệnh đã lây lan đến thực quản cần thực hiện các xét nghiệm sinh thiết, nội soi để xác định tình trạng bệnh cụ thể.

Nếu cần thiết có thể thực hiện các bước thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu để xác định các bệnh lý cơ thể tiềm ẩn gây nấm miệng dai dẳng.

VII. Phương pháp điều trị nấm miệng

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nấm miệng cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng như thế nào. Thông qua đó sẽ có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Thông thường, việc điều trị nấm miệng sẽ tập trung giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh và xử lý dứt điểm nguyên nhân lây nhiễm và tái phát bệnh.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dạng uống hoặc gel bôi để loại bỏ các mảng trắng, vết viêm loét trong khoang miệng hiệu quả.

Quá trình sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thời gian, liều lượng. Không được tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều lượng thuốc vì rất dễ gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý ở cơ thể gây suy giảm miễn dịch để nấm miệng nhanh thuyên giảm và tránh tái phát.

Các bệnh lý răng miệng cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị bằng các biện pháp chuyên dụng. Tránh để lâu không chỉ làm tình trạng nấm miệng thêm trầm trọng mà khả năng biến chứng có thể gây hại cho răng miệng, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Để gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nấm miệng hiệu quả
Để gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nấm miệng hiệu quả

VIII. Biện pháp điều trị tại nhà

Để giảm các triệu chứng khó chịu do nấm miệng gây ra bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính sau đây:

1. Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh được biết đến với các công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng lá trà xanh nấu lấy nước chung với một ít muối tinh. Sau đó để nguội và súc miệng bằng nước này mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Đối với trẻ em bạn có thể dùng gạc sạch nhúng nước trà xanh để lau sạch nướu, lưỡi cho trẻ cũng giúp loại bỏ phần nào các mảng bám trắng tích tụ trong khoang miệng.

Lá trà xanh có công dụng chữa nấm miệng khá tốt
Lá trà xanh có công dụng chữa nấm miệng khá tốt

2. Dùng lá hẹ

Lá hẹ có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch lưỡi khá tốt. Dù là người lớn hay trẻ em đều có thể dùng lá hẹ để chữa nấm miệng an toàn, hiệu quả.

Chỉ cần dùng một ít lá hẹ rửa thật sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước. Dùng nước lá hẹ để rửa sạch vùng lưỡi bị nhiễm nấm cũng đem lại các hiệu quả đáng kể.

3. Dùng nước muối

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên việc dùng nước muối súc miệng hằng ngày có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của nấm miệng.

Súc miệng nước muối để giảm triệu chứng khó chịu
Súc miệng nước muối để giảm triệu chứng khó chịu

4. Dùng rau ngót

Dùng một ít rau ngót rửa sạch rồi giã nát để vắt lấy nước. Lấy khăn hoặc gạc sạch thấm nước lá ngót để lau lưỡi và các vị trí bị nhiễm nấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện hiệu quả.

5. Dùng sữa chua

Sữa chua cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Nên ăn sữa chua mỗi ngày để hệ vi sinh trong khoang miệng dần được cân bằng trở lại, kìm hãm và giảm sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm ở miệng.

Ăn sữa chua giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn
Ăn sữa chua giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn

Mặc dù các cách chữa nấm miệng tại nhà khá đơn giản nhưng phải hết sức chú ý đến việc làm sạch nguyên liệu để tránh nhiễm khuẩn. Nên làm sạch các nguyên liệu với nước sạch, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn bám dính.

Các cách chữa tại nhà chỉ đem lại hiệu quả giảm triệu chứng khó chịu của bệnh tạm thời khi chưa có thời gian thăm khám. Bệnh nhân vẫn phải đến gặp bác sĩ để được khám chữa nấm miệng một cách hiệu quả nhất.

IX. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nấm miệng

Để phòng ngừa và hạn chế nấm miệng tái phát cần phải chú ý thực hiện tốt các điều sau đây:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và răng giả (nếu có).
  • Chải răng bằng bàn chải mềm 2 – 3 lần/ ngày, sau chải răng cũng cần chải sạch cả vùng lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc bàn chải.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng để loại bỏ mảng bám sạch sâu, diệt khuẩn hiệu quả.
  • Bàn chải nên được thay mới thường xuyên để tránh tạo môi trường cho các vi khuẩn, nấm có hại tích tụ.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh nấm miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh nấm miệng
  • Đối với trẻ sơ sinh cũng cần phải dùng gạc mềm nhúng nước ấm sạch để lau nướu, lưỡi mỗi ngày vào các buổi sáng, tối, sau khi bú và ăn dặm xong.
  • Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú và các dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ.
  • Không sử dụng chung bàn chải, khăn lau, thìa, đũa và các vật dụng sinh hoạt khác để tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, không dùng bia rượu và các chất kích thích có hại.
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm ngọt nhiều đường, các món có tính axit cao vì rất dễ làm phát sinh bệnh lý ở răng miệng, gia tăng sự phát triển của nấm Candida.
  • Uống đủ nước để khoang miệng không bị khô, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây hại cho răng miệng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng đề kháng, nâng cao sức khỏe giúp phòng chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Định kỳ mỗi năm nên đến nha khoa thăm khám răng miệng tổng quát, cạo vôi răng định kỳ để kiểm soát tốt các vấn đề xảy ra ở răng miệng.
Khám răng định kỳ để tầm soát tốt vấn đề xảy ra ở răng miệng
Khám răng định kỳ để tầm soát tốt vấn đề xảy ra ở răng miệng

Hy vọng qua bài viết trên đây mọi người đã biết được nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn