Nấm miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Nấm miệng ở trẻ em là một trong các vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan trong việc chữa trị có thể dẫn đến tình trạng nấm miệng tái phát nhiều lần. Khi đó trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại khi ăn uống, sinh hoạt, dễ bị biếng ăn và chậm phát triển hơn. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải nắm rõ được các kiến thức về bệnh nấm miệng ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nấm miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Nấm miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

I. Nguyên nhân gây nên tình trạng nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng (tưa miệng, tưa lưỡi) bắt nguồn từ một loại nấm có tên là Candida Albicans gây nên. Loại nấm này có thể tồn tại lành tính trên cơ thể mà không gây triệu chứng quá nghiêm trọng nào khi được duy trì ở mức cân bằng.

Thế nhưng, vẫn có nhiều yếu tố góp phần tạo môi trường thuận lợi để nấm Candida Albicans phát triển, sinh sôi mạnh và gây ra các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong đó, các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nấm miệng ở trẻ là do:

1. Hệ thống miễn dịch của trẻ em còn yếu ớt

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hệ thống miễn dịch vẫn còn chưa thực sự phát triển hoàn thiện nên thường khá non yếu. Do đó, trẻ rất dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe ở cơ thể và răng miệng, đặc biệt là tình trạng nấm miệng.

Ở những trẻ bị sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng thì càng dễ bị nấm miệng và tình trạng bệnh có thể phát triển rất nhanh.

Trẻ có hệ miễn dịch kém rất dễ bị nấm miệng
Trẻ có hệ miễn dịch kém rất dễ bị nấm miệng

2. Trẻ được cho uống thuốc kháng sinh không đúng cách

Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh vặt nên sẽ phải sử dụng đến các thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Thế nhưng, việc sử dụng thuốc kháng sinh đòi hỏi phải đảm bảo đúng theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định mới đạt hiệu quả tốt mà không gây tác dụng phụ nguy hại nào.

Việc nhiều phụ huynh tự ý đến các nhà thuốc để mua thuốc về cho trẻ dùng mà không thăm khám hay thông qua ý kiến của bác sĩ sẽ cực kỳ nguy hại.

Bởi nếu như dùng kháng sinh quá liều có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Từ đó dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm có hại tấn công và khiến cho bệnh nấm miệng phát triển mạnh mẽ hơn.

Nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc kháng sinh sai cách còn dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, dị ứng, trẻ có các dấu hiệu nóng sốt, buồn nôn, tiêu chảy, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

3. Vệ sinh kém

Khi khoang miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ tích tụ nhiều cặn bẩn, mảng bám từ sữa, thức ăn dặm hằng ngày. Lúc này cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh và gây viêm nhiễm, nấm ở miệng.

Bên cạnh đó, các vật dụng như: ti giả, bình sữa, bình nước, đồ chơi, dụng cụ ăn uống,… không được vệ sinh, tiệt trùng kỹ lưỡng sẽ tồn đọng nhiều vi khuẩn có hại. Khi trẻ sử dụng các vật dụng này cũng có nguy cơ cao bị nấm miệng.

Trẻ dùng các vật dụng không được vệ sinh sạch rất dễ bị nhiễm nấm ở miệng
Trẻ dùng các vật dụng không được vệ sinh sạch rất dễ bị nhiễm nấm ở miệng

4. Trẻ bị lây nấm từ mẹ khi sinh nở

Trong thời gian mang thai nếu người mẹ bị nhiễm nấm Candida Albicans và không được điều trị triệt để thì sẽ có nguy cơ cao lây bệnh sang cho trẻ khi sinh ra.

II. Triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em

Bệnh nấm miệng ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu cụ thể. Cho đến khi phát triển nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Trên bề mặt lưỡi, nướu, môi, má trong của trẻ xuất hiện các hạt li ti có màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Khi chà xát mạnh tại những hạt này có thể làm chảy máu.
  • Miệng trẻ thường xuyên khô rát, môi và vùng da khóe miệng nứt nẻ, khó nuốt, nóng miệng, giảm vị giác.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc nhất là khi bú, ăn dặm, vệ sinh miệng vì những cơn đau rát.
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi, hay nôn trớ, khàn giọng.
  • Trẻ có thể bị nóng sốt nhẹ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Bề mặt lưỡi của trẻ xuất hiện nhiều mảng trắng
Bề mặt lưỡi của trẻ xuất hiện nhiều mảng trắng

III. Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm miệng khi không sớm có biện pháp xử lý dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn lây lan khắp các vùng trong khoang miệng làm trẻ dần mất đi vị giác, đau rát, khó chịu dai dẳng. Trẻ sẽ trở nên biếng ăn, cáu gắt, quấy khóc thường xuyên hơn.

Khi ăn uống thiếu chất, ngủ không ngon giấc sẽ làm cho cơ thể của trẻ dần suy nhược, nhẹ cân, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, mọc răng chậm hơn so với bình thường.

Nhiều trường hợp nấm miệng bùng phát mạnh mẽ có thể lây lan đến cả thực phản, khí quản làm trẻ dễ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, rối loạn tiêu hóa,…

Thậm chí bệnh còn lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể làm sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nấm miệng làm trẻ ăn uống kém, quấy khóc nhiều
Nấm miệng làm trẻ ăn uống kém, quấy khóc nhiều

IV. Điều trị nấm miệng ở trẻ em

Bệnh nấm miệng rất khó để điều trị triệt để và rất dễ tái nhiễm nhiều lần. Chính vì vậy, cha mẹ khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay.

Các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra miệng của trẻ để nhận biết các đốm trắng đặc trưng do bệnh gây ra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Trong một vài trường hợp phức tạp có thể cần thực hiện các xét nghiệm sinh thiết để kiểm tra cụ thể tình trạng bệnh.

Nếu nấm miệng có dấu hiệu lây lan đến thực quản cần phải tiến hành nội soi để biết chính xác mức độ bệnh lý như thế nào mới có thể đưa ra giải pháp điều trị tối ưu.

Việc điều trị bệnh nấm miệng chủ yếu sẽ dùng các loại thuốc uống hoặc gel bôi để các đốm trắng, vết loét nhanh chóng biến mất.

Phụ huynh cần chú ý dùng đúng liều lượng, thời gian và đủ liệu trình theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tăng hay giảm liều lượng.

Chỉ cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ bệnh sẽ nhanh chóng khỏi chỉ sau 2 – 3 tuần.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa nấm miệng hiệu quả
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa nấm miệng hiệu quả

V. Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi được không? Khi nào cần điều trị?

Căn bệnh này do nấm gây ra nên việc tự khỏi hầu như là rất hiếm. Bắt buộc phải điều trị bằng các loại kháng sinh theo dạng uống hoặc bôi mới có thể diệt sạch được các vi khuẩn, nấm tồn đọng trong khoang miệng của trẻ.

Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể và tư vấn điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt nhất.

VI. Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ em

Sau khi đã chữa khỏi nấm miệng nếu như không chú ý chăm sóc cẩn thận bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm lại nhiều lần gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, để hạn chế khả năng bệnh tái phát phụ huynh cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ ít nhất 2 lần vào mỗi sáng và tối.
  • Với trẻ chưa thể tự vệ sinh răng được, cha mẹ nên dùng gạc sạch mềm nhúng nước ấm lau nướu, lưỡi cho trẻ mỗi ngày để hạn chế tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo khoang miệng không bị khô khiến vi khuẩn dễ sinh sôi.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh, tăng đề kháng giúp phòng tránh bệnh tật tốt hơn.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ dùng các món ăn vặt ngọt nhiều đường, uống nước có gas, ăn thức ăn nhanh vì rất dễ gây các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng, dễ phát sinh bệnh lý ở răng.
  • Tắm gội cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, nhắc nhở trẻ rửa sạch tay trước khi ăn. Chú ý vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, bình sữa, ti giả,… để trẻ sử dụng được an toàn nhất, phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tránh cho trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người khác qua việc hôn hít, dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn làm phát sinh nấm miệng.
  • Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra răng miệng định kỳ. Điều này sẽ giúp kịp thời phát hiện và điều trị ngay các dấu hiệu bệnh lý bất thường phát sinh.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ để tránh tích tụ vi khuẩn
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ để tránh tích tụ vi khuẩn

Trên đây là những thông tin về Nấm miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị. Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài nha khoa Đông Nam 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *