Răng nhiễm Fluor là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả

Răng nhiễm fluor không chỉ làm giảm thẩm mỹ của hàm răng mà về lâu về dài còn có thể gây các tác động xấu khiến cấu trúc răng dần bị hư hỏng vô cùng nguy hại. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho răng bị nhiễm màu fluor? Dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng răng nhiễm fluor là gì?

Răng nhiễm Fluor là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả
Răng nhiễm Fluor là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả

I. Răng nhiễm fluor là gì?

Răng nhiễm màu fluor được biết đến là tình trạng có sự thay đổi rõ rệt ở hình thái của men răng. Trên bề mặt răng lúc này sẽ xuất hiện các mảng trắng đục do hàm lượng fluor dư thừa gây ra.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng răng nhiễm màu fluor. Tuy nhiên, ở giai đoạn hình thành răng và phát triển của răng nướu thì tình trạng này sẽ diễn biến nhanh chóng hơn.

Do đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp nhiều ảnh hưởng hơn so với người trưởng thành.

Răng nhiễm fluor là tình trạng khá phổ biến hiện nay
Răng nhiễm fluor là tình trạng khá phổ biến hiện nay

II. Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm fluor là gì?

Ở mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu răng nhiễm màu fluor riêng biệt, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn chớm nhiễm fluor:

Bề mặt răng xuất hiện các đốm nhỏ trắng đục, có thể hình thành từng mảng lớn nhưng không bao phủ quá ¼ bề mặt răng.

  • Giai đoạn nhẹ:

Các đốm trắng, mảng trắng bắt đầu lan rộng nhưng vẫn chưa lan rộng quá ½ bề mặt răng.

  • Giai đoạn nặng:

Gần như toàn bộ bề mặt của răng chuyển màu trắng đục, một số điểm trên bề mặt răng có thể xuất hiện các đốm nâu.

  • Giai đoạn nghiêm trọng:

Bề mặt men răng bị tổn thương trở nên sần sùi, xuất hiện các rãnh, lỗ sâu ở thân răng khiến cho răng trở nên nhạy cảm, dễ mẻ vỡ và không thể khôi phục lại được hình dạng như ban đầu.

Răng nhiễm màu fluor nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng
Răng nhiễm màu fluor nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng

III. Nguyên nhân răng bị nhiễm fluor

Fluor là một vi chất không màu, không mùi. Có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của răng, giúp men răng được cứng chắc, hạn chế khả năng bị hòa tan trong axit giúp phòng ngừa nguy cơ sâu mẻ hiệu quả.

Thế nhưng, việc bổ sung fluor với hàm lượng quá mức cho phép có thể khiến răng bị nhiễm màu làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của hàm răng cũng như sức khỏe răng miệng tổng thể.

Theo đó, các nguyên nhân răng bị nhiễm fluor được xác định là do nhiều yếu tố như:

1. Sử dụng thuốc có chứa fluor

Một số loại thuốc có chứa fluor nếu sử dụng không kiểm soát tốt nồng độ fluor dung nạp vào cơ thể có thể dẫn đến tình trạng dư thừa khiến răng bị ảnh hưởng và nhiễm màu.

Bên cạnh đó, một số phụ huynh vì muốn con có hàm răng chắc khỏe nên cho trẻ uống thuốc fluor. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho răng của trẻ dễ nhiễm fluor hơn.

2. Chế độ ăn hàng ngày

Các thực phẩm như: tôm, cua, trái cây khô, khoai tây,…. hay các nước uống như: soda, trà đen được đánh giá có hàm lượng fluor khá dồi dào.

Nếu như sử dụng quá nhiều thực phẩm này liên tục trong thời gian dài có thể khiến cho hoạt chất fluor trong men răng tăng mạnh và dẫn đến bị nhiễm màu.

3. Nguồn nước

Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng không phải không có khả năng gặp phải. Do đó, hãy chú ý sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo sạch sẽ, không chứa quá nhiều hợp chất để tránh các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như răng miệng.

4. Kem đánh răng, nước súc miệng

Lạm dụng các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa nồng độ fluor vượt ngưỡng cho phép cũng là tác nhân hàng đầu khiến răng bị nhiễm fluor.

Nhất là với trẻ nhỏ nếu như dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa nồng độ fluor không phù hợp sẽ càng gây nhiều tác động xấu đến cấu trúc răng nướu đang trong giai đoạn phát triển.

Dùng kem đánh răng không phù hợp dễ làm răng bị nhiễm fluor
Dùng kem đánh răng không phù hợp dễ làm răng bị nhiễm fluor

IV. Cách khắc phục tình trạng răng bị nhiễm fluor

Khi nhận thấy các dấu hiệu răng bị nhiễm màu fluor, bạn nên đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ khám chữa hiệu quả.

Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, tùy thuộc vào từng mức độ răng nhiễm fluor nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất. Trong đó có các phương pháp như:

1. Tẩy trắng răng bị nhiễm màu fluor

Những trường hợp răng nhiễm màu fluor có thể tẩy trắng được thường rất ít.

Chỉ khi phát hiện sớm, răng chỉ mới bị đổi màu, xuất hiện đốm trắng rất nhẹ bên bề mặt ngoài của men răng, màu fluor chưa ăn sâu vào thân răng mới có thể tẩy trắng để cải thiện màu răng được trắng sáng đều màu hơn.

Hiện nay công nghệ tẩy trắng răng Zoom Whitening được đánh giá khá tốt với nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Răng sẽ trắng sáng đều màu từ 2 – 4 tông chỉ sau một liệu trình hơn 60 phút.
  • Quá trình tẩy trắng đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác ê buốt.
  • Không xâm lấn, không làm tổn hại đến răng nướu, không làm mòn men răng.
  • Chỉ cần chú ý chăm sóc răng miệng tốt có thể duy trì màu răng trắng sáng suốt nhiều năm liền.
Răng nhiễm fluor rất nhẹ có thể tẩy trắng răng để cải thiện thẩm mỹ
Răng nhiễm fluor rất nhẹ có thể tẩy trắng răng để cải thiện thẩm mỹ

2. Bọc răng sứ cho răng nhiễm fluor

Những trường hợp răng nhiễm màu fluor từ nhẹ đến nặng đều có thể lựa chọn thực hiện bọc răng sứ để có được một hàm răng thẩm mỹ hơn.

Bọc răng sứ không chỉ có thể cải thiện được màu sắc răng mà còn giúp khắc phục tốt các khiếm khuyết của răng về mặt hình thể như: răng thưa, ở kẽ, hô, móm, khấp khểnh,… không quá nặng, ít có sự sai lệch về khớp cắn.

Đối với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng một mão răng sứ để bọc lên trên những chiếc răng thật có khiếm khuyết đã được mài chỉnh với một tỷ lệ cho phép.

Răng sứ sẽ được chế tác phù hợp với khuôn hàm của mỗi người, đảm bảo màu sắc trắng sáng, hình dáng tự nhiên để đem lại thẩm mỹ cao nhất cho hàm răng.

Sau khi bọc sứ bạn sẽ sở hữu ngay cho mình một hàm răng đều đặn, cân đối, trắng sáng đều màu giúp nụ cười thêm phần rạng rỡ, nói cười cũng tự tin hơn.

Độ bền chắc của răng sứ cũng được đánh giá cao, giúp ăn nhai chắc chắn mà không cần phải lo lắng bị sứt mẻ, gãy vỡ.

Thời gian bọc sứ chỉ mất từ 2 – 4 ngày là hoàn tất. Khi chọn dùng các loại răng sứ toàn sứ có thể duy trì tuổi thọ răng lên đến 15 – 20 năm thậm chí kéo dài hơn nếu chú ý chăm sóc răng cẩn thận đúng cách.

Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng nhiễm fluor hiệu quả
Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng nhiễm fluor hiệu quả

3. Dán răng sứ cho răng nhiễm fluor

Những trường hợp răng nhiễm fluor nhưng không tẩy trắng được có thể áp dụng phương pháp dán răng sứ.

Tuy nhiên dán răng sứ có phần hạn chế hơn so với bọc sứ đó là không thể che phủ được các mảng màu quá sậm. Do vậy chỉ những trường hợp nhiễm màu fluor không quá nghiêm trọng mới phù hợp để thực hiện giải pháp này.

Đồng thời, cần đảm bảo các tiêu chí như răng không mọc sai lệch quá nhiều, khớp cắn ở 2 hàm cân đối, không gặp tình trạng hô, móm hay bị khớp cắn chéo, khớp cắn hở.

Dán răng sứ sẽ hạn chế tỷ lệ mài răng ở mức tối đa, giúp bảo tồn răng thật được tốt hơn.

Thời gian phục hình cũng chỉ mất tầm 2 – 4 ngày là hoàn thiện. Quá trình thực hiện diễn ra hết sức nhẹ nhàng, không gây bất cứ cảm giác đau nhức, khó chịu nào.

Màu sắc mặt dán sứ trắng sáng, trong bóng tự nhiên giúp hàm răng sau phục hình sẽ đạt thẩm mỹ cao hơn. Khắc phục hiệu quả tình trạng răng nhiễm fluor mà không gây tổn hại nhiều đến cấu trúc răng thật.

Dán răng sứ hạn chế tối đa tỷ lệ mài răng
Dán răng sứ hạn chế tối đa tỷ lệ mài răng

V. Cách phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm fluor

Để phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm fluor cho bản thân cũng như cả gia đình, bạn nên chú ý một vài điều sau trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Kiểm tra nồng độ fluor của nước uống, nước sinh hoạt. Trường hợp vượt quá ngưỡng cho phép là 0,7 – 1 mg/l hãy tìm các giải pháp khắc phục như: lọc nước, chưng cất hoặc nếu điều kiện cho phép có thể đổi nguồn nước mới đảm bảo an toàn hơn.
  • Chọn các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng với nồng độ fluor phù hợp với tình trạng răng miệng, độ tuổi để sử dụng được hiệu quả mà không gây hại cho răng lợi.
Chú ý chọn mua các sản phẩm vệ sinh răng miệng phù hợp
Chú ý chọn mua các sản phẩm vệ sinh răng miệng phù hợp
  • Không dùng quá nhiều kem đánh răng, người lớn chỉ nên dùng một lượng kem bằng hạt đậu và trẻ em dùng một lượng bằng hạt gạo cho mỗi lần đánh răng. Tránh đánh răng quá lâu vì dễ làm men răng bị bào mòn và khiến fluor ngấm nhiều vào răng.
  • Không nên sử dụng liên tục các thực phẩm có hàm lượng fluor dồi dào trong thời gian dài. Nên xây dựng khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao đề kháng, duy trì hàm răng khỏe mạnh dài lâu.

Nếu vẫn còn có thắc mắc gì liên quan đến tình trạng răng nhiễm fluor cũng như các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *