Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng hàm? Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Trẻ mọc răng hàm đánh dấu hành trình phát triển hệ răng sữa của con gần như đã hoàn tất. Trong quá trình mọc răng hàm, con có thể đau nhức, khó chịu, dễ quấy khóc và sốt nhẹ. Vậy bé mọc răng hàm trong bao lâu và bố mẹ cần làm gì để giảm cảm giác khó chịu ở con?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng hàm? Trẻ mọc răng hàm trong bao lâu?
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng hàm? Trẻ mọc răng hàm trong bao lâu?

I. Trình tự mọc răng của trẻ

Thông thường, khi được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa của trẻ bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Và khi được 2 tuổi rưỡi – 3 tuổi, sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa chia đều cho hàm trên và hàm dưới.

4 chiếc răng cửa giữa sẽ mọc lên đầu tiên. Sau đó 4 răng cửa bên cũng lần lượt trồi lên khi bé được 7 – 10 tháng tuổi. Tiếp đó, từ 12 – 16 tháng tuổi, 4 răng hàm đầu tiên sẽ xuất hiện. 4 răng nanh mọc lên khi con đủ 14 – 20 tháng tuổi. Và từ 20 – 32 tháng, 4 răng hàm còn lại cũng dần mọc lên, hoàn tất quy trình mọc răng sữa.

Thứ tự mọc răng sữa ở con
Thứ tự mọc răng sữa ở con

Lưu ý, trình tự và thời gian mọc răng sữa này không phải đúng hoàn toàn với tất cả các bé, vì có những bé mọc răng sớm hơn vào lúc khoảng 4, 5 tháng tuổi hoặc cũng có những bé 10, 11 tháng tuổi mới mọc răng. Điều này còn phụ thuộc vào thể chất cũng như việc bổ sung canxi của mẹ trong suốt thời gian mang thai.

II. Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Theo trình tự mọc răng của bé thì những chiếc răng hàm sữa đầu tiên sẽ mọc vào khoảng thời gian từ 12 – 16 tháng tuổi và những chiếc răng hàm sữa thứ hai trồi lên khi trẻ được 20 – 32 tháng tuổi.

Răng hàm sữa cần một khoảng thời gian nhất định để mọc lên hoàn thiện. Theo đó, thời gian này sẽ mất khoảng 3 – 4 tháng hoặc lâu hơn phụ thuộc vào kích thước của chiếc răng cũng như tình trạng sức khỏe của con.

Răng hàm sữa sẽ mất khoảng 3 – 4 tháng để phát triển hoàn toàn
Răng hàm sữa sẽ mất khoảng 3 – 4 tháng để phát triển hoàn toàn

Nhiệm vụ của răng hàm sữa là hỗ trợ bé ăn nhai tốt hơn, giúp cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được dễ dàng. Đồng thời còn định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Những chiếc răng hàm sữa này tồn tại trong những năm tháng đầu đời của con. Đến khi con được 6 tuổi thì răng hàm sữa lung lay và rụng dần, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Lưu ý, khác với răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ theo chúng ta đến hết cuộc đời, một khi bị rụng đi sẽ không thể mọc lại. Do đó mà cần duy trì thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt.

III. Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy có khả năng con đang mọc răng hàm mà mẹ cần lưu ý để có biện pháp chăm sóc phù hợp:

1. Trẻ bị sốt

Khi mọc răng hàm sữa, một số trẻ sẽ có hiện tượng sốt nhẹ. Điều này xảy ra là do quá trình răng mọc lên khiến mô nướu bị kích thích.

Và thời điểm này cũng trùng với thời gian mà kháng thể mẹ truyền cho con khi sinh đã hết làm hệ miễn dịch phản ứng lại với những thay đổi. Trẻ sốt mọc răng thường rơi vào khoảng 37,5 đến 38 độ C và cơn sốt sẽ biến mất vào 1 – 2 ngày sau mà không cần uống thuốc.

2. Chảy nhiều nước dãi

Tình trạng này xảy ra với hầu hết mọi đứa trẻ khi đến thời điểm mọc răng. Nước dãi chảy ra nhiều và liên tục khiến vùng da xung quanh miệng ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm nổi mẩn đỏ và ngứa rát. Bố mẹ hãy yên tâm là tình trạng chảy nước dãi sẽ giảm dần và kết thúc khi trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn.

Trẻ chảy nhiều nước dãi khi mọc răng hàm
Trẻ chảy nhiều nước dãi khi mọc răng hàm

3. Trẻ bị đau, sưng lợi

Quá trình những chiếc răng hàm sữa nhú lên sẽ khiến mô nướu bị kích thích gây ra hiện tượng sưng, tấy đỏ. Cảm giác đau, khó chịu làm trẻ dễ quấy khóc hơn bình thường. Đồng thời còn khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, ngủ không ngon giấc.

4. Trẻ thích cắn

Để giảm cảm giác bứt rứt, khó chịu, trẻ sẽ lấy bất kỳ đồ vật nào ở xung quanh cho vào miệng nhai, cắn. Do đó, bố mẹ cần lưu ý tránh để đồ chơi hoặc những vật có cạnh sắc nhọn ở cạnh con vì rất dễ làm tổn thương đến nướu và mô mềm khác trong khoang miệng.

Hầu hết những dấu hiệu mọc răng hàm sữa chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 5 ngày đầu và sẽ giảm dần sau đó. Bố mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi những thay đổi của con để có biện pháp xử lý kịp thời.

IV. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm

Thời điểm trẻ mọc răng hàm sẽ không thể tránh khỏi cảm giác bứt rứt, khó chịu nên việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng có nhiều xáo trộn. Để quá trình mọc răng của con trôi qua nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, bố mẹ có thể tham khảo những cách chăm sóc con tại nhà như sau:

1. Hạ sốt cho con

Sốt mọc răng thường sốt nhẹ, dưới 38 độ C nên bố mẹ có thể giúp con hạ sốt tại nhà mà không cần đưa đến bệnh viện. Trước tiên, dùng khăn sạch thấm nước ấm, vắt khô rồi đặt lên trán con. Khoảng 5 – 10 phút giặt khăn lại một lần nữa và chườm lên trán. Thực hiện liên tục trong nhiều giờ sẽ thấy cơn sốt thuyên giảm.

Hạ sốt tại nhà cho con bằng cách chườm khăn ấm
Hạ sốt tại nhà cho con bằng cách chườm khăn ấm

Đồng thời cũng cần lau người cho trẻ, nhất là vùng da ở cổ và dưới cánh tay. Để trẻ mặc quần áo thoáng mát và thường xuyên theo dõi thân nhiệt.

Trường hợp con sốt trên 38 độ C, đã áp dụng các giải pháp hạ sốt tại nhà nhưng không có chuyển biến tốt thì rất có khả năng con sốt do nhiễm virus, vi khuẩn. Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

2. Chú ý thức ăn hằng ngày

Thức ăn của con trong thời điểm mọc răng nên ưu tiên những món mềm, lỏng, dễ nuốt, không cần tốn nhiều sức nhai như cháo, súp, sữa, phô mai, sữa chua, nước ép hoa quả,…

Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu canxi, vitamin, sắt, kẽm, chất xơ,… có trong thịt, cá, trứng, tôm, rau màu xanh đậm,…

Thức ăn của trẻ nên được băm nhuyễn và nấu nhừ
Thức ăn của trẻ nên được băm nhuyễn và nấu nhừ

Lưu ý, cần tránh cho con ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm nướu bị kích thích khiến tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn và cho con ăn nhiều lần trong ngày. Thay vì ăn 3 – 4 bữa như bình thường mẹ có thể chia nhỏ thành 6 – 8 bữa. Tăng cường bổ sung nước để cơ thể con không bị thiếu nước.

3. Chăm sóc răng miệng

Cho con đeo yếm hoặc thường xuyên dùng khăn mềm lau sạch phần nước dãi chảy quanh miệng, tránh tình trạng kích ứng nổi mẩn đỏ gây ngứa rát, khó chịu.

Chuẩn bị ti giả hoặc vòng mọc răng để con nhai cắn. Những vật dụng này cần được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng thường xuyên để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho con.

Thời điểm mọc răng hàm, bố mẹ đã có thể hướng dẫn con vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho bé.

Hướng dẫn con làm quen với bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hướng dẫn con làm quen với bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Lưu ý, bàn chải đánh răng nên chọn loại lông mềm và có kích thước vừa vặn giúp việc làm sạch được tốt nhất mà không làm tổn thương đến nướu.

Để tạo hứng thú và xây dựng thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày của trẻ, bố mẹ nên thực hiện cùng và thường xuyên khen ngợi nếu trẻ làm tốt. Đặc biệt, hãy tìm những hình ảnh về răng khỏe đẹp và răng sâu để con ý thức được tầm quan trọng của việc đánh răng hằng ngày.

Nắm được những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm sẽ giúp bố mẹ có biện pháp chăm sóc phù hợp giúp con dễ chịu hơn trong thời gian này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *