Răng hàm bị sâu có nên nhổ không? – Răng hàm là một trong những nhóm răng rất dễ bị sâu nhưng chúng ta lại rất ít để ý đến chúng. Chính điều này khiến cho răng ngày một sâu nặng hơn và đến khi có cảm giác đau nhức thì chúng ta mới phát hiện và chữa trị.
Chính vì việc phát hiện tình trạng răng hàm bị sâu khi ở giai đoạn nặng nên khiến nhiều người băn khoăn không biết có nên nhổ răng hay không. Những thông nha sĩ chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vẫn đề răng hàm bị sâu có nên nhổ không?
1. Vai trò của răng hàm
Răng hàm (răng cối) là những chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm.
Đối với một người trưởng thành hàm răng sẽ có tổng cộng 32 chiếc chia đều ở cả 2 hàm trên và dưới.
Răng hàm sẽ nằm lần lượt từ răng số 4 đến răng số 8 của hàm trên và dưới. Đồng thời răng hàm sẽ được phân loại thành 2 nhóm với các chức năng đặc trưng, cụ thể:
- Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ, răng tiền cối): Bao gồm răng số 4, răng số 5, mỗi hàm sẽ có 4 răng hàm nhỏ mọc đối xứng với nhau. Chức năng chính của răng hàm nhỏ chủ yếu là xé và nghiền thức ăn.
- Răng hàm lớn (răng cối lớn): Bao gồm các răng số 6, răng số 7, răng số 8 (răng khôn), mỗi hàm sẽ có tổng cộng 6 răng hàm lớn mọc đối xứng nhau. Chức năng chính đó là nhai và nghiền nát thức ăn.
Có thể thấy răng hàm có một vai trò ăn nhai cực kỳ quan trọng trên cung hàm. Đặc biệt là răng số 6, 7 tập trung lực nhai nhiều nhất và có vai trò tạo nền tảng cho khớp cắn.
Răng số 8 (răng khôn) có thời gian mọc lên muộn nhất khi cung hàm đã phát triển hoàn thiện, còn ít chỗ trống. Vậy nên chiếc răng này thường dễ gặp tình trạng mọc lệch lạc, mọc ngầm, mọc đâm ngang, mọc lợi trùm.
Mặc dù cũng thuộc nhóm răng hàm nhưng qua các nghiên cứu thực tế cho thấy răng số 8 hầu như không giữ chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai gì trên cung hàm.
Không chỉ vậy chiếc răng này lại dễ mọc sai lệch không đúng vị trí gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nên luôn được khuyến cáo nhổ sớm nhất có thể.
2. Vì sao răng hàm lại dễ bị sâu răng?
Răng hàm là 3 chiếc răng cối lớn số 6, số 7 và số 8 (răng khôn) nằm phía trong cùng trên mỗi cung hàm.
Mỗi chiếc răng hàm đều đóng vai trò quan trọng nắm giữ chức năng ăn nhai chính (trừ răng khôn), tiếp xúc nhiều với thức ăn. Tuy nhiên vì chúng nằm ở bên trong, có các rãnh lõm trên bề mặt nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công phá hủy men răng.
Những chiếc răng hàm này nằm khuất bên trong nên khi bị sâu răng rất khó phát hiện từ sớm. Khi chúng ta nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng hoặc ăn uống bị đau nhức mới để ý thì răng sâu đã ở mức độ khá nặng.
Sâu răng hàm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Với vai trò nhai nghiền thức ăn chủ chốt, răng bị sâu làm thức ăn bị giắt lại, khó chịu trong miệng. Nếu lớp men răng bị mất quá nhiều thì lực nhai ở chiếc răng đó giảm đi, bạn không thể ăn các món dai và cứng. Ngoài ra, răng còn bị đau nhức, ê buốt kéo dài…
Nếu răng hàm bị sâu mà không được điều trị kịp thời, nhanh chóng thì rất dễ lây lan qua những vùng răng xung quanh. Một khi răng bị sâu nặng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
3. Răng hàm bị sâu có nên nhổ không?
Bệnh sâu răng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị tương ứng thích hợp nhất. Chính vì vậy, răng hàm bị sâu có nên nhổ không cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của chiếc răng này như thế nào.
Ngày nay, với phương châm bảo tồn răng thật luôn được bác sĩ đặt lên hàng đầu, trong khi đó răng hàm lại là răng giữ chức năng ăn nhai chính nên việc bảo tồn là điều cần thiết.
✦ Trường hợp răng hàm bị sâu nhẹ, chưa viêm tủy thì chỉ cần trám răng lại.
✦ Còn nếu răng hàm bị sâu nặng, viêm tủy thì cần phải chữa tủy trước, sau đó trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục lại hình dáng ban đầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng hàm sâu quá nặng, không thể phục hồi được nữa và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến những răng kế cận thì việc nhổ răng hàm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám, chụp phim X – Quang cụ thể.
Răng hàm là răng chỉ mọc một lần duy nhất trong đời, không thay răng. Vậy nên một khi răng hàm bị sâu bắt buộc phải nhổ bỏ thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.
Bởi vì mất răng hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
– Lực nhai giảm sút, thức ăn không được nghiền nhỏ, gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa.
– Lực nhai dồn nhiều hơn vào các răng còn lại, lâu ngày gây yếu răng.
– Tiêu xương hàm làm tụt nướu, các răng bên cạnh xô lệch về vị trí mất răng, làm lệch khớp cắn, mất cân bằng.
– Mất răng hàm không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng tiêu xương hàm khiến mấ hóp lại, da mặt chảy xệ, nhăn nheo.
4. Các phương pháp phục hình răng hàm sau khi nhổ
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng giả khác nhau nhằm phục hồi răng mất, đó là: cấy ghép Implant, bắc cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.
➦ Trong đó, cấy ghép Implant được nhận định là một phương pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay. Vì có thể bảo tồn các răng thật còn lại, khôi phục được chức năng ăn nhai chắc chắn tương đương răng thật.
Ngoài ra, trồng răng Implant rất phù hợp với vị trí răng hàm cần lực ăn nhai tốt, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và có thể sử dụng vĩnh viễn.
➦ Còn cầu răng sứ và răng tháo lắp chỉ là phương pháp trồng răng tạm thời, sức nhai hạn chế và không khắc phục hoàn toàn những hậu quả do mất răng.
Nha Khoa Đông Nam tự hào là một trong những nha khoa trồng răng Implant hàng đầu hiện nay, quy trình cấy ghép Implant được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với công nghệ cấy ghép hiện đại nhất sẽ mang đến cho bệnh nhân một kết quả trồng răng đúng như mong muốn:
✓ Cấy ghép Implant mang lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng. Không ai phát hiện rằng bạn đang sử dụng răng giả ngay cả vị trí dễ thấy như răng cửa.
✓ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng.
✓ Khôi phục lại tất cả các chức năng của răng đã mất.
✓ Cung cấp các loại Implant chất lượng từ những thương hiệu uy tín trên thế giới.
✓ Chi phí hợp lý, được hỗ trợ miễn phí nhiều dịch cụ đi kèm.
✓ Nha khoa hỗ trợ bảo hành trụ Implant trọn đời.
»» Dưới đây là một số hình ảnh khách hàng cấy ghép Implant tại Nha Khoa Đông Nam mà các bạn có thể tham khảo thêm:
– TH cấy ghép Implant hàm trên:
– TH cấy ghép 3 trụ Implant cho hàm trên:
– TH cấy ghép Implant cho 2 răng hàm dưới:
– TH cấy ghép Implant cho 1 răng cửa:
Với những thông tin nha sĩ trả lời về vấn đề “răng hàm bị sâu có nên nhổ không?” trên đây, hy vọng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những cách điều trị cần thiết.
Khi bị sâu răng, các bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được điều trị triệt để, tránh để bệnh phát triển quá nặng gây ra việc mất răng và bạn phải tốn thêm nhiều thời gian, chi phí để trồng răng giả.
Nếu có vấn đề nào cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 71411 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Răng cấm bị sâu nên nhổ hay giữ lại?
- Răng bị sâu nên nhổ hay giữ lại?
- Nhổ răng nên chọn thời gian nào thích hợp?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?