Nhổ răng bao lâu thì làm cầu sứ? – Thời điểm làm cầu răng sứ sau khi nhổ răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng, thời gian lành thương của mỗi người.
1. Nên làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant sau khi nhổ răng?
Sau khi nhổ răng các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân ưu tiên hàng đầu lựa chọn trồng răng Implant để phục hình lại răng mất.
Nguyên nhân là do phương pháp cầu răng sứ không thể khôi phục được chân răng đã mất.
Vậy nên chỉ sau một thời gian dùng tình trạng tiêu xương do mất răng vẫn diễn ra khiến nướu dần co lại, hở cầu răng. Bệnh nhân cần mất thêm nhiều thời gian và chi phí thay cầu sứ mới để sử dụng được hiệu quả hơn.
Đối với trồng răng Implant được đánh giá vượt trội hơn hẳn. Đây là giải pháp duy nhất có thể khôi phục được cả thân răng và chân răng đã mất với cấu tạo vô cùng hoàn hảo không khác gì so với răng thật.
Nhờ chân răng Implant cố định trong xương hàm sẽ giúp ngăn ngừa tối đa hiện tượng tiêu xương hàm, xô lệch răng, lão hóa sớm.
Khi đáp ứng tốt về kỹ thuật phục hình và chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của răng Implant hoàn toàn duy trì được vĩnh viễn mà không cần phải phục hình lại nhiều lần.
Hơn thế nữa, sức nhai của răng Implant đảm bảo bền chắc giống hệt răng thật. Sau phục hình bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái nhiều món mà không cần kiêng khem quá nhiều, cảm nhận mùi vị món ăn ngon miệng hơn.
2. Nhược điểm của việc làm cầu răng sứ
Mặc dù có thể giúp khôi phục được các vấn đề thẩm mỹ, ăn nhai tương đối khá tốt. Tuy nhiên, làm cầu răng sứ vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế mà bạn cần nắm rõ như:
- Phương pháp này phải mài chỉnh, xâm lấn đến cấu trúc của các răng xung quanh nên khả năng bảo tồn răng thật không cao. Thậm chí yêu cầu rất khắt khe về tay nghề bác sĩ, công nghệ, trang thiết bị để không gây tác động xấu đến răng thật về sau.
- Cầu răng sứ chỉ phục hình cơ bản phần thân răng đã mất bên trên nướu. Phía trong xương hàm không có chân răng nên theo thời gian quá trình tiêu xương hàm vẫn diễn ra. Lúc này sẽ gây tụt nướu, hình thành khoảng hở giữa cầu răng và viền nướu gây mất thẩm mỹ, phát sinh nhiều bệnh lý ở răng.
- Thời gian sử dụng của cầu răng sứ cũng khá ngắn. Trung bình chỉ sau khoảng 5 – 7 năm hoặc có thể sớm hoặc muộn hơn tùy từng tình trạng tiêu xương hàm, chăm sóc răng miệng bệnh nhân sẽ phải phục hình lại mới có thể dùng được tốt như ban đầu.
3. Nhổ răng bao lâu thì làm cầu sứ được?
Theo các chuyên gia nha khoa, thời điểm làm cầu răng sứ sau khi nhổ răng là khi các mô mềm xung quanh răng đã lành, ổn định, thường khoảng 2 – 3 tuần, tùy vào tốc độ lành thương của mỗi người.
THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN | THỜI GIAN THỰC HIỆN | THỜI GIAN SỬ DỤNG |
Khoảng từ 2-3 tuần sau khi nhổ răng | 2-4 Ngày | 5-7 Năm |
Người lớn tuổi, bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến khả năng lành thương hoặc bệnh lý răng miệng tại chỗ có thể phải chờ đợi lâu hơn, tùy vào cơ địa của mỗi người.
4. Trường hợp chỉ định làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dãy gồm ít nhất 2 mão rỗng ở hai đầu và răng giả ở giữa. Chúng sẽ được lắp cố định lên các răng thật cố định nằm ở hai bên khoảng mất răng thay thế cho răng thật đã mất.
Phương pháp này thường được chỉ định để phục hình răng cho bệnh nhân mất một hoặc một vài răng liền kề, với điều kiện là hai bên khoảng mất răng phải còn răng thật và chúng còn đủ khỏe để chịu lực cho toàn bộ cầu răng. Bệnh nhân mất răng toàn hàm thường KHÔNG thể làm cầu răng sứ vì không có răng trụ.
Bên cạnh đó, cầu răng rất ít được chỉ định cho bệnh nhân mất răng số 07, vì răng số 08 (răng khôn) thường không đủ điều kiện để làm trụ răng.
5. Lợi ích của việc làm cầu răng sứ để phục hình răng
Cầu răng sứ là một kỹ thuật nha khoa cho phép phục hồi lại phần thân răng bị mất thông qua việc mượn lực nâng đỡ từ các răng thật kế cận. Giúp:
– Khôi phục thẩm mỹ cho hàm răng
Cầu răng sứ là phương pháp mang lại giá trị thẩm mỹ cao, chỉ sau răng Implant. Hình dạng, kích thước, màu sắc của chúng gần như đồng nhất với các răng khác trong cung hàm. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có lại được một hàm răng đầy đủ như trước.
– Khôi phục chức năng ăn nhai của răng
Trừ răng khôn, mỗi chiếc răng trong cung hàm đều có vai trò nhất định trong việc ăn nhai. Các răng cửa có chức năng cố định và cắn xé thức ăn thành từng mãnh nhỏ. Sau đó, các răng hàm sẽ giúp nhai, nghiền nát chúng trước khi đưa vào dạ dày.
Mất răng không chỉ làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy rằng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở bệnh nhân mất răng có phần kém hơn người bình thường.
Cầu răng sứ không chỉ lấp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung răng mà còn giúp khôi phục lại 60% – 70% lực nhai của hàm, giúp cho bệnh nhân ăn nhai dễ dàng hơn.
Dưới đây là chia sẻ của chị Minh Trang, người đang sử dụng cầu răng sứ:
“Mình làm cầu răng sứ cũng được một năm rồi, đến nay thì ăn nhai vẫn tốt lắm, chưa có dấu hiệu hư hại gì, quan trọng nhất vẫn là cách bạn chăm sóc như thế nào thôi. Theo mình, đây là phương pháp tối ưu nhất khi chưa có điều kiện trồng răng Implant mà các bạn nên ưu tiên lựa chọn.”
– Ngăn chặn hiện tượng xô lệch răng
Ngoài chức năng ăn nhai, răng còn có tác dụng kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định. Sau khi mất răng, xương hàm sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, dẫn đến hiện tượng tụt nướu.
Thế nhưng, không chỉ có vùng xương hàm mất chân răng bị tiêu hõm. Kích thước xương và mô mềm ở các răng kế cận cũng bị sụt giảm đáng kể, khiến chúng không thể đứng vững và có xu hướng xô lệch vào khoảng trống mất răng.
Cầu răng sứ sẽ giúp cố định các răng kế cận, ngăn cho chúng không bị đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng.
Cũng cần lưu ý rằng, cầu răng sứ chỉ giúp ngăn chặn xô lệch răng, không hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm.
– Khôi phục khả năng phát âm
Sau khi mất răng, trên cung răng sẽ có một khoảng trống. Việc này có thể gây khó khăn cho bạn khi phát âm, dẫn đến hiện tượng nói gọng, nói ra hơi gió, thậm chí văng cả nước bọt ra ngoài. Cầu răng sứ sẽ giúp lắp đầy khoảng trống khuyết răng, giúp bạn phát âm dễ dàng hơn.
– Thời gian phục hình nhanh chóng
Thời gian làm cầu răng sứ khá đơn giản, nhanh chóng, chỉ khoảng từ 2 – 3 ngày là hoàn thành.
6. Cầu răng sứ được thực hiện như thế nào?
Cầu răng sứ là phương pháp giúp phục hình hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị mất một hoặc vài răng.
Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh các răng kế cạnh vùng răng mất để tạo trụ đỡ cho dãy cầu sứ bên trên.
Tiếp đến bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm để thiết kế, chế tác dãy cầu sứ với ít nhất 3 răng liền kề và gắn cố định chắc chắn lên trên trụ răng đã mài trước đó.
Mão sứ ở giữa sẽ có vai trò thay thế cho răng mất và 2 mão răng bên cạnh sẽ giúp tạo điểm tựa vững chắc để nâng đỡ dãy cầu răng, phân bố đều lực nhai được tốt hơn.
Sau khi làm cầu răng sứ sẽ giúp cải thiện rõ rệt về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hằng ngày. Tùy vào từng dòng răng sứ lựa chọn mà tính thẩm mỹ cũng như độ bền của răng sẽ có sự chênh lệch.
Trong đó bác sĩ có lời khuyên nên chọn dùng mão răng sứ toàn sứ để giữ thẩm mỹ tối ưu. Dòng răng toàn sứ được đánh giá với hình dáng tự nhiên, màu sắc trong bóng, độ vân mờ hoàn hảo không khác gì răng thật. Dù sử dụng qua nhiều năm vẫn giữ được vẻ đẹp bền bỉ, không bị đen viền nướu giống như răng sứ kim loại.
Trên đây là bài viết “Nhổ răng bao lâu thì làm cầu sứ được?”. Nếu cần thêm thông tin về kỹ thuật nha khoa này, mời bạn tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm cầu răng sứ:
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu tiền?
- Làm cầu răng sứ có sử dụng vĩnh viễn được không?
- Bị mất răng nhai nên làm cầu răng sứ hay trồng implant?
- Cách vệ sinh cầu răng sứ đúng chuẩn hiện nay
- Làm cầu răng sứ Titan có tốt không?
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?