Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến, thường được thực hiện khi răng không thể phục hồi hoặc gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy nhổ răng là gì? Những trường hợp nào cần phải nhổ răng? Hãy cùng Nha Khoa Đông Nam tìm hiểu các thông tin chi tiết về thủ thuật nhổ răng trong bài viết dưới đây.
I. Nhổ răng là gì?
Nhổ răng (tooth extraction) là một tiểu phẫu nha khoa, trong đó bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ răng hàm mặt sẽ loại bỏ hoàn toàn răng bị tổn thương ra khỏi ổ răng. Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành tách nướu, làm giãn dây chằng nha chu, mở rộng xương ổ răng và cuối cùng là lấy răng ra khỏi vị trí của nó.
II. Những trường hợp được chỉ định nhổ răng
Mặc dù răng thật có thể tồn tại suốt đời, nhưng trong một số trường hợp sau đây sẽ cần phải nhổ răng:
- Chỉnh nha: Mục tiêu của chỉnh nha là điều chỉnh và sắp xếp răng sao cho đều đặn. Nếu răng quá lớn, mọc lệch hoặc chen chúc nhau thì nhổ răng là giải pháp để tạo không gian cho các răng khác. Điều này cũng áp dụng khi răng khôn mọc lệch, gây cản trở và cần được loại bỏ để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
- Sâu răng nghiêm trọng: Khi sâu răng hoặc các tổn thương đã ảnh hưởng đến tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Mặc dù có thể điều trị tủy răng (RCT) để khắc phục nhưng nếu nhiễm trùng quá nghiêm trọng, không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc RCT thì nhổ răng là giải pháp cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
- Nhổ răng khôn: Răng khôn thường mọc vào giai đoạn trưởng thành và dễ bị kẹt trong hàm. Điều này có thể gây viêm, sưng, nhiễm trùng và áp xe, do đó nhổ răng khôn là một lựa chọn phổ biến.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi do hóa trị hoặc cấy ghép nội tạng thì các răng có nguy cơ nhiễm trùng cần được loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Xạ trị: Trong quá trình xạ trị điều trị các bệnh về vòm họng và khoang miệng, những răng nằm trong khu vực chiếu xạ thường phải nhổ đi. Xạ trị có thể làm tổn hại tuyến nước bọt và nướu, dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng nếu nhổ răng sau khi xạ trị.
III. Những trường hợp chống chỉ định nhổ răng
Không phải lúc nào nhổ răng cũng được khuyến khích. Một số đối tượng cần tránh hoặc cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thủ thuật này bao gồm:
- Người đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm lợi, viêm vòm họng, viêm tủy cấp,… do nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Người có các vấn đề về đông máu, mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch,… chỉ nên nhổ răng khi có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Trường hợp mắc các bệnh lý thần kinh như động kinh, rối loạn tâm thần, không tự kiểm soát được hành vi, cần sử dụng thuốc an thần trong vài ngày trước khi tiến hành nhổ răng.
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai nên hạn chế tối đa việc nhổ răng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
- Một số trường hợp tuyệt đối không được phép nhổ răng như người bị ung thư máu (bạch cầu cấp), hoại tử xương hàm,…
Giải đáp: Niềng răng có cần phải nhổ răng không?
IV. Những biến chứng có thể gặp nếu không nhổ răng kịp thời
1. Nhiễm trùng lan rộng
Khi răng bị sâu nặng mà không được nhổ bỏ kịp thời có thể sẽ dẫn đến áp xe hoặc viêm quanh răng, vi khuẩn sẽ phát triển và xâm nhập vào các mô mềm xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm này có thể lan ra nướu, xương ổ răng, xoang hàm trên,…
Đặc biệt, vùng miệng có hệ thống mạch máu và thần kinh phức tạp, thông nối với nhiều cơ quan quan trọng. Nếu răng không được nhổ bỏ đúng thời điểm, nhiễm trùng không được kiểm soát, người bệnh có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Tiêu xương hàm
Khi răng không còn thực hiện tốt chức năng ăn nhai hoặc mắc phải các bệnh lý, quá trình viêm sẽ dẫn đến tiêu xương tại chỗ. Lâu dần, phần xương ổ răng sẽ bị tiêu biến, dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng và làm mất tính ổn định của các răng kế cận.
Tiêu xương hàm không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn làm biến dạng khuôn mặt nếu vùng tiêu xương lớn. Ngoài ra, việc điều trị phục hình sau này như cấy ghép Implant cũng sẽ trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn
3. Ảnh hưởng đến răng kế cận
Một chiếc răng sâu không được nhổ kịp thời có thể lan sang các răng lân cận. Vi khuẩn từ vùng răng bệnh sẽ tấn công qua kẽ răng, làm cho răng kế bên bị sâu hoặc viêm mô quanh răng (viêm nha chu). Ngoài ra, nếu răng mọc lệch lạc có thể chèn ép và làm lệch trục răng kế cận, ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ toàn hàm.
Trong nhiều trường hợp, khách hàng đến điều trị muộn, khi không chỉ một mà nhiều răng xung quanh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm cho việc điều trị trở nên phức tạp, mất nhiều chi phí và thời gian.
4. Đau nhức kéo dài, suy giảm chất lượng cuộc sống
Một chiếc răng bị viêm tủy, áp xe hay mọc lệch thường gây đau nhức âm ỉ hoặc từng cơn dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Cơn đau có thể lan sang vùng thái dương, tai hoặc nửa mặt, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và hiệu suất làm việc hàng ngày.
Nếu không được xử lý kịp thời bằng cách nhổ bỏ răng bệnh, tình trạng đau nhức sẽ kéo dài, tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
5. Biến chứng toàn thân
Tình trạng viêm nhiễm vùng răng miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, hoặc suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn từ vùng nhiễm trùng răng có thể theo đường máu đi đến các cơ quan khác, gây viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận hoặc các ổ áp xe xa.
Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, các bệnh lý răng miệng chưa được xử lý kịp thời có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhẹ cân. Vì vậy, việc nhổ răng đúng chỉ định, đúng thời điểm là biện pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm trên toàn thân.
Tham khảo: Những thông tin cần biết trước khi nhổ răng
V. Các biến chứng có thể gặp phải nếu nhổ sai răng
Nhổ răng là một thủ thuật phổ biến trong nha khoa, đặc biệt đối với những răng hư nặng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, nếu không chăm sóc đúng cách hoặc kỹ thuật không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:
1. Sưng tấy và đau nhức
Cảm giác đau nhức và sưng tấy là hiện tượng thường gặp sau khi nhổ răng. Các triệu chứng này có xu hướng gia tăng trong 2 – 3 ngày đầu tiên rồi sau đó dần giảm bớt. Mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kỹ thuật nhổ răng và ngưỡng chịu đau của từng người.
Nếu cơn đau quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.
Bên cạnh đau nhức, hiện tượng sưng ở vùng miệng và đôi khi kèm theo bầm tím bên ngoài cũng rất phổ biến. Sưng thường đạt đỉnh trong vòng 48 giờ đầu sau nhổ răng và sẽ giảm dần trong khoảng 5 – 7 ngày. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình phục hồi mô nướu và không đồng nghĩa với nhiễm trùng.
3. Viêm ổ răng khô
Viêm ổ răng khô (hay còn gọi là viêm huyệt ổ răng) là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông bảo vệ trong ổ răng không hình thành hoặc bị bong ra sớm, thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi nhổ.
Ổ răng bị trống rỗng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ hoặc nhói buốt tại vùng nướu hoặc hàm, đôi khi cơn đau còn lan rộng và nặng như đau răng. Người bệnh cũng có thể nhận thấy mùi hôi hoặc vị khó chịu phát ra từ ổ răng. Khi quan sát, có thể thấy phần xương hàm lộ ra bên trong.
Nguy cơ gặp phải viêm ổ răng khô tăng lên trong các trường hợp như:
- Không tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng của bác sĩ.
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng.
- Có tiền sử từng bị ổ răng khô, đặc biệt ở người dưới 25 tuổi.
- Trường hợp nhổ răng gặp nhiều khó khăn hoặc can thiệp phẫu thuật phức tạp.
Nếu xuất hiện các triệu chứng viêm ổ răng, cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ. Bác sĩ sẽ làm sạch ổ răng, loại bỏ mảnh vụn và có thể đặt băng thuốc để hỗ trợ phục hồi. Thủ thuật này có thể phải thực hiện lặp lại vài lần cho đến khi vết thương lành hẳn.
4. Chảy máu
Tình trạng chảy máu ở vị trí nhổ răng trong 24 giờ đầu tiên là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu như Warfarin, Apixaban, Rivaroxaban, Clopidogrel, Aspirin,… thì nguy cơ chảy máu kéo dài hoặc nặng hơn sẽ cao hơn.
Trong vài ngày đầu sau nhổ răng, đôi khi nước bọt vẫn còn lẫn chút máu. Nếu chảy máu vẫn tiếp diễn, bạn nên dùng một miếng gạc sạch hoặc bông gòn đã làm ẩm, đặt trực tiếp lên vùng nướu bị chảy máu và cắn chặt trong ít nhất 10 phút hoặc cho đến khi máu ngưng. Trường hợp máu vẫn không cầm, bạn cần nhanh chóng đến nha sĩ để được xử lý kịp thời.
5. Hoại tử xương hàm
Hoại tử xương hàm (ONJ) thường phát sinh sau các can thiệp phẫu thuật nha khoa như nhổ răng, cấy ghép Implant hoặc ghép xương. Các thủ thuật này có thể khiến một phần xương hàm bị lộ ra, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Khi mắc ONJ, mô nướu tại vị trí nhổ răng không thể hồi phục như bình thường, khiến vùng xương hàm ngày càng lộ ra rõ hơn. Do thiếu nguồn cung cấp máu, các tế bào xương tại khu vực này dần chết đi. Trong một số ít trường hợp, ONJ có thể xảy ra mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
VI. Các nguy cơ khác
Sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải một số biến chứng khác như:
- Răng trở nên nhạy cảm: Những chiếc răng kế bên vùng răng vừa nhổ có thể trở nên mềm, dễ bị kích ứng khi ăn uống, đặc biệt là với thức ăn nóng, lạnh hoặc cay.
- Tổn thương dây thần kinh: Khi thực hiện nhổ răng khôn, nguy cơ chấn thương dây thần kinh sinh ba cũng có thể xảy ra. Biến chứng này gây ra cảm giác đau, tê bì hoặc ngứa ran ở vùng lưỡi, cằm, môi dưới, răng và nướu. Thông thường, triệu chứng sẽ cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, tổn thương dây thần kinh có thể để lại hậu quả lâu dài hoặc vĩnh viễn.
VII. Nhổ răng nào là nguy hiểm nhất?
Trong số các loại răng, răng khôn hàm dưới được đánh giá là khó nhổ và nguy hiểm nhất. Những chiếc răng này thường mọc lệch, mọc ngầm, hoặc bị nướu che phủ, gây cản trở lớn trong quá trình lấy ra. Độ lệch càng nhiều, việc nhổ bỏ càng phức tạp. Ngoài ra, răng khôn hàm dưới còn dễ tích tụ mảng bám do khó vệ sinh, dẫn đến sâu răng và viêm nhiễm.
Nhổ răng khôn hàm dưới tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: nhiễm trùng huyết, viêm nhiễm ổ răng, tổn thương dây thần kinh xung quanh,… Để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, khách hàng nên thực hiện thăm khám kỹ lưỡng trước khi nhổ và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu một cách nghiêm ngặt.
Xem thêm: Nhổ răng nanh có nguy hiểm không?
VIII. Có nên nhổ nhiều răng trong cùng một lần?
Mặc dù kỹ thuật nha khoa hiện đại cho phép nhổ nhiều răng trong một lần, nhưng không phải lúc nào điều này cũng được khuyến khích. Với những trường hợp có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm,… việc chia nhỏ thời gian nhổ sẽ an toàn và thuận lợi hơn cho quá trình hồi phục.
Thông thường, các nha sĩ khuyên chỉ nên nhổ tối đa 1–2 chiếc răng mỗi lần. Xét trên phương diện chuyên môn, nhổ nhiều răng một lúc có thể thực hiện được, nhưng vẫn tồn tại những nguy cơ nhất định. Một trong số đó là khả năng xuất hiện biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
IX. Nha Khoa Đông Nam – Địa chỉ nhổ răng an toàn
Khi cần nhổ răng, việc lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín là yếu tố quyết định đến sự an toàn và quá trình hồi phục. Nha Khoa Đông Nam tự hào là địa chỉ tin cậy được đông đảo khách hàng lựa chọn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhổ răng và điều trị răng miệng.
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn: Các bác sĩ tại Nha Khoa Đông Nam đều được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm trong kỹ thuật nhổ răng, đảm bảo quy trình thực hiện diễn ra nhẹ nhàng, an toàn, hạn chế đau nhức tối đa cho khách hàng.
- Trang thiết bị hiện đại: Tại Nha khoa Đông Nam, việc nhổ răng không còn là nỗi ám ảnh nhờ công nghệ Piezotome hiện đại. Thiết bị sử dụng sóng siêu âm để tách răng nhẹ nhàng, hạn chế đau, sưng và giúp vết thương nhanh lành. Đây là giải pháp tối ưu cho các trường hợp nhổ răng khó như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mang lại sự an tâm và thoải mái cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị.
- Quy trình nhổ răng chuẩn y khoa: Mọi ca nhổ răng đều được thực hiện theo đúng quy trình vô trùng nghiêm ngặt, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau điều trị.
- Chăm sóc tận tâm: Sau nhổ răng, khách hàng được hướng dẫn chăm sóc chi tiết và theo dõi sát sao quá trình hồi phục để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
- Chi phí hợp lý: Nha Khoa Đông Nam cam kết minh bạch chi phí, không phát sinh thêm khoản phí ẩn, giúp khách hàng yên tâm lựa chọn dịch vụ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng an toàn, ít đau và phục hồi nhanh chóng, hãy đến ngay với Nha Khoa Đông Nam để được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Trên đây là tất cả thông tin về thủ thuật nhổ răng mà Nha Khoa Đông Nam muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vai trò của việc nhổ răng khi cần thiết.
Bài viết liên quan:
Nhổ răng khôn là gì? Có đau không? Khi nào cần thực hiện?
Tẩy trắng răng và những điều bạn cần biết
Sai lầm nghiêm trọng khi cấy ghép xương tại nha khoa không chuyên nghiệp
Tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không? Cần lưu ý gì?
Implant giá rẻ và những nguy hiểm tiềm ẩn