Ung thư xương hàm có thể gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và thậm chí đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào, dù là nhỏ nhất để không đánh mất thời điểm “vàng” trong điều trị.
I. U xương hàm là gì?
U xương hàm là sự xuất hiện của các khối u bất thường trong xương hàm, có thể là lành tính hoặc ác tính.
Những khối u lành tính thường có đặc điểm chung là không đau, khối u phát triển chậm hoặc rất chậm, có giới hạn khu trú gọn và rõ ràng.
Trong khi đó với u ác tính, dấu hiệu lâm sàng là những cơn đau nhức ở vùng răng khiến nhiều người lầm tưởng là đau răng. Hoặc một vài trường hợp còn gặp tình trạng răng lung lay, xô lệch.
Trên thực tế, khi bệnh nhân gặp những dấu hiệu này thì thường là bệnh đã chuyển biến khá nặng.
U xương hàm có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, kể cả những bé chỉ mới 4 – 5 tuổi. Thông thường, những bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám và điều trị đều có tình trạng xương hàm bị phá hủy nặng nề và một phần gương mặt bị biến dạng.
II. Nguyên nhân u xương hàm
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác định được nguyên nhân trực tiếp gây u xương hàm. Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến u xương hàm có thể là di truyền, do răng hoặc không do răng.
Ngoài ra, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, tuổi tác và chế độ ăn uống,…
Khối u ác tính thường phát triển rất nhanh, nếu không được phát hiện sớm ngay từ ban đầu sẽ hình thành ung thư.
Chúng bắt đầu xâm lấn vào các tế bào khỏe mạnh, sau đó lan nhanh đến hạch bạch huyết và các tế bào lân cận. Và khi ung thư di căn đến những cơ quan khác trên cơ thể, phần trăm sống của người bệnh là rất thấp.
III. Triệu chứng của ung thư xương hàm
Ung thư xương hàm là một trong những bệnh về mảng hệ cơ xương khớp, đa số những bệnh nhân bị ung thư xương hàm đều có những dấu hiệu như đau nhức xương hàm, nhất là đối với những trường hợp ung thư xương hàm dưới, khiến việc ăn uống khó khăn, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
- Đau hàm: Những người bị ung thư hàm không thể nhai thức ăn đúng cách.
- Khối u: Các khối u có thể gây đau đớn và thường tạo thành dưới răng, trên nướu răng. Các khối u phát triển trên đường viền hàm dưới cũng có thể gây đau răng.
- Sưng hàm: Sự phát triển của khối u ác tính trong xương hàm không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà còn khiến hàm bị sưng tấy.
- Răng lung lay: Khi ung thư phát triển, nướu không còn có thể giữ răng thật chặt, làm răng lung lay, gãy rụng
- Mặt sưng: Nếu khối u phát triển ở bên ngoài xương hàm, hiện tượng sưng mặt có thể được nhận thấy.
- Tê hoặc ngứa ran trong hàm: Người bệnh ung thư xương hàm thường trải qua cảm giác tê hoặc ngứa ran dọc theo đường viền hàm dưới. Đây là dấu hiệu cho thấy khối u đang gây áp lực lên các dây thần kinh cảm giác trong khoang miệng.
- Sưng hạch bạch huyết: Khi thấy các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm (trong vùng cổ), dưới đường viền hàm dưới có nghĩa là ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu. Khi các tế bào ung thư nhân rộng có thể nhận thấy hạch bạch huyết cũng mở rộng.
IV. Phương pháp chẩn đoán ung thư xương hàm
Trong quá trình thăm khám ban đầu bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, thời điểm có các bất thường.
Một số vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh lý trước đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt, có sử dụng thuốc chữa bệnh nào không,… cũng được trao đổi nhằm chẩn đoán cụ thể hơn về các nguyên nhân gây bệnh.
Đồng thời, bác sĩ cũng thăm khám các triệu chứng lâm sàng bên ngoài khu vực xương hàm nhằm nhận diện được sự xuất hiện của khối u tại vị trí nào. Hoặc nhận thấy tình trạng sưng mặt, sưng hạch bạch huyết.
Ung thư xương hàm cũng có liên quan mật thiết đến ung thư ở đầu cổ và một số vị trí lân cận khác. Bác sĩ cũng thực hiện thăm khám thêm tại cổ họng, mũi và các hạch bạch huyết sau cổ.
Để đảm bảo tính chính xác cao, có nhiều phương pháp cũng được áp dụng để chẩn đoán tình trạng ung thư xương hàm, bao gồm:
- Chụp X-quang xương hàm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
- Chụp X-quang kết hợp hình ảnh từ MRI để phân tích chi tiết về khối u.
- Làm sinh thiết để xác định khối u lành tính hay ác tính.
IV. Các giai đoạn ung thư xương hàm
Ung thư xương hàm sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Giai đoạn này khối u ác tính chỉ mới hình thành, chưa tiến hành xâm lấn, di căn ra ngoài.
- Giai đoạn II: Khối u bắt đầu phát triển toàn diện, kích thước to hơn nhưng vẫn chỉ nằm ở phạm vi xương hàm, chưa có sự di căn hay ảnh hưởng đến vùng hạch bạch huyết.
- Giai đoạn III: Tình trạng xâm lấn, di căn ở mức báo động. Các khối u ác tính dần lan sang hạch bạch huyết cũng như các tế bào khỏe mạnh lân cận.
- Giai đoạn IV: Lúc này các khối ung thư đã xâm lấn toàn bộ khoang miệng, hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ sống rất thấp. Hầu như các biện pháp điều trị khó có thể phát huy được hiệu quả nữa.
V. Ngăn ngừa và khắc phục bệnh thông qua những thông tin cần biết về ung thư xương hàm
Bệnh ung thư xương hàm làm phá hủy kết cấu của bộ mặt, làm cho mặt bị biến dạng. Nếu như bệnh nhân không điều trị sớm sẽ mất hoàn toàn khả năng nhai và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà ngay từ ban đầu chúng ta cần phải có cách ngăn ngừa. Một số biện pháp ngăn ngừa như:
- Cần chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học, sạch sẽ vì có một số trường hợp bệnh nhân ung thư xương hàm xuất phát từ bệnh lý răng miệng.
- Thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Cách duy nhất là phải chụp phim khảo sát xương hàm định kỳ mỗi năm.
Phương pháp điều trị ung thư xương hàm chủ yếu là phẫu thuật. Nếu khối u còn nhỏ, bác sĩ có thể khoét bỏ khối u mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng và thẩm mỹ của hàm. Tuy nhiên, khi khối u đã phát triển lan rộng, việc cắt bỏ một đoạn xương là cần thiết.
Việc phát hiện muộn ung thư xương hàm có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điều này có thể do sự chủ quan của người bệnh, cũng như do sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về bệnh lý xương hàm. Do đó, việc nâng cao nhận thức về ung thư xương hàm và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm là vô cùng cần thiết.
Bạn nên đến khám răng định kỳ tại nha khoa uy tín, chất lượng giúp xác định sớm ung thư xương hàm và có cách điều trị sớm nhất.
Hiểu rõ về ung thư xương hàm và các dấu hiệu của bệnh là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khoang miệng, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán kịp thời. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ đến tổng đài 1900 7141 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?