Ung thư xương hàm biểu hiện như thế nào? Có cách ngăn ngừa và khắc phục không? Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về ung thư xương hàm qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư xương hàm là một bệnh nguy hiểm có thể làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng ung thư xương hàm. Vì vậy đừng xem thường những triệu chứng dù là nhỏ nhất của cơ thể. Vì biết đâu rằng khi bạn bỏ qua những dấu hiệu này là bạn đã từ bỏ thời gian sống của mình.
Mục Lục
U xương hàm là gì?
U xương hàm là bệnh lý xuất hiện các khối u lành tính hoặc ác tính ở xương hàm trên và xương hàm dưới.
Những khối u lành tính thường có đặc điểm chung là không đau, khối u phát triển chậm hoặc rất chậm, có giới hạn khu trú gọn và rõ ràng.
Trong khi đó với u ác tính, dấu hiệu lâm sàng là những cơn đau nhức ở vùng răng khiến nhiều người lầm tưởng là đau răng. Hoặc một vài trường hợp còn gặp tình trạng răng lung lay, xô lệch.
Trên thực tế, khi bệnh nhân gặp những dấu hiệu này thì thường là bệnh đã chuyển biến khá nặng.
U xương hàm có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, kể cả những bé chỉ mới 4 – 5 tuổi. Thông thường, những bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám và điều trị đều có tình trạng xương hàm bị phá hủy nặng nề và một phần gương mặt bị biến dạng.
Nguyên nhân u xương hàm
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác định được nguyên nhân trực tiếp gây u xương hàm. Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến u xương hàm có thể là di truyền, do răng hoặc không do răng.
Ngoài ra, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, tuổi tác và chế độ ăn uống,…
Khối u ác tính thường phát triển rất nhanh, nếu không được phát hiện sớm ngay từ ban đầu sẽ hình thành ung thư.
Chúng bắt đầu xâm lấn vào các tế bào khỏe mạnh, sau đó lan nhanh đến hạch bạch huyết và các tế bào lân cận. Và khi ung thư di căn đến những cơ quan khác trên cơ thể, phần trăm sống của người bệnh là rất thấp.
Triệu chứng của ung thư xương hàm
Ung thư xương hàm là một trong những bệnh về mảng hệ cơ xương khớp, đa số những bệnh nhân bị ung thư xương hàm đều có những dấu hiệu như đau nhức xương hàm, nhất là đối với những trường hợp ung thư xương hàm dưới có những cơn đau xuất hiện đặc biệt là đau nhức khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể mạnh.
– Đau hàm: Những người bị ung thư hàm không thể nhai thức ăn đúng cách.
– Khối u: Các khối u có thể gây đau đớn và thường tạo thành dưới răng, trên nướu răng. Các khối u phát triển trên đường viền hàm dưới cũng có thể gây đau răng.
– Sưng hàm: Sự phát triển của khối u ác tính trong các hàm không chỉ gây đau đớn cùng cực mà còn dẫn đến sưng hàm.
4. Răng lung lay: Khi ung thư phát triển, nướu không còn có thể giữ răng thật chặt.
5. Mặt sưng: Nếu khối u phát triển ở bên ngoài xương hàm, hiện tượng sưng mặt có thể được nhận thấy.
6. Tê hoặc ngứa ran trong hàm: Bệnh nhân bị ung thư xương hàm thường có cảm giác ngứa ran như kim châm, dọc theo đường viền hàm dưới. Điều này cho thấy khối u đang gây áp lực quá nhiều vào các dây thần kinh cảm giác của khoang miệng.
7. Sưng hạch bạch huyết: Khi thấy các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm (trong vùng cổ), dưới đường viền hàm dưới có nghĩa là ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu. Khi các tế bào ung thư nhân rộng có thể nhận thấy hạch bạch huyết cũng mở rộng.
Ngăn ngừa và khắc phục bệnh thông qua những thông tin cần biết về ung thư xương hàm
Bệnh ung thư xương hàm làm phá hủy kết cấu của bộ mặt, làm cho bộ mặt người bị biến dạng. Nếu như bệnh nhân không điều trị sớm sẽ mất hoàn toàn khả năng nhai và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà ngay từ ban đầu chúng ta cần phải có cách ngăn ngừa. Một số biện pháp ngăn ngừa như:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì có thể nguyên nhân dẫn đến ung thư xương hàm xuất phát từ những bệnh về răng.
– Thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Cách duy nhất là phải chụp phim khảo sát xương hàm định kỳ mỗi năm.
Điều trị ung thư xương hàm chủ yếu là bằng phẫu thuật khoét bỏ khối u khi khối u còn nhỏ và phải cắt đoạn xương khi khối u phát triển lan rộng. Khi khối u còn nhỏ, điều trị khoét khối u hầu như không để lại di chứng hay biến chứng gì ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ. Nhưng phát hiện muộn sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điều này có thể là do sự chủ quan từ phía người bệnh và cả bác sĩ răng hàm mặt, ngoài ra còn do thiếu hiểu biết về bệnh lý xương hàm của cộng đồng.
Bạn nên đến khám răng định kỳ tại một nha khoa nhiều kinh nghiệm để xác định sớm ung thư khuôn hàm và có cách điều trị sớm nhất.
Những thông tin cần biết về ung thư xương hàm giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các dấu hiệu của bệnh này. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong khoang miệng bạn cần phải đến bệnh viện khám và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm. Hãy liên hệ ngay với tổng đài 1900.7141 để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Xem thêm bệnh răng miệng:
Tôi bị đau răng 3 ngày hôm nay, ngày thứ 3 phát hiện ở dưới răng số 7 có 1 cái lỗ rất đau xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao ạ
Chào anh Ngọc Hải,
Rất có thể răng số 7 của anh bị sâu răng ảnh hưởng đến tủy răng của anh làm cho răng bị đau nhức. Anh nên đến nha khoa ngần nhà để các bác sĩ tiến hành chụp phim xem tình trạng răng của anh như thế nào rồi đưa ra phương án điều trị tốt nhất ạ.
Nếu được, xin mời bạn đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn, tại Nha Khoa Đông Nam, chi phí khám, chụp phim và tư vấn hoàn toàn miễn phí!. mọi thông chi chi tiết anh liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0972.411.411 để được sắp xếp lịch hẹn
Trân trọng thông tin đến anh!