Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải nhổ răng, nhưng cũng không ít những trường hợp không được nhổ răng mà bệnh nhân dù có vấn đề về răng cũng không được phép thực hiện.
Nhổ răng là một kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để tách phần răng cần nhổ ra khỏi nướu răng, lấy chiếc răng đó ra khỏi phần xương hàm. Một ca nhổ răng tốt là không còn để sót lại chân răng, không bị viêm nhiễm.
✤ Nhổ răng thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp như:
– Răng bị hư tổn nặng, lung lay trong trường hợp viêm nha chu không thể bảo tồn được nữa.
– Răng bị viêm tủy đã điều trị nhưng vẫn tái phát nhiều lần.
– Răng bị chấn thương, hư hỏng do va đập.
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.
– Răng mọc sai lệch không đúng vị trí.
– Răng cần nhổ bỏ bớt để đạt hiệu quả phục hình – chỉnh nha.
Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng đều có thể nhổ răng. Đối với một số trường hợp, việc nhổ răng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.
Một số trường hợp không nên nhổ răng?
Khi gặp những trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng vì có thể sẽ ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải xử lý triệt để những vấn đề, bệnh lý đang gặp phải rồi mới thực hiện.
Theo bác sĩ Danh – trưởng chi nhánh Nguyễn Kiệm của Nha Khoa Đông Nam chia sẻ rằng:
“Ở một số trường hợp có bệnh lý, chúng ta nên điều trị triệt để trước khi quyết định nhổ răng. Vì các bệnh lý toàn thân sẽ ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể. Bệnh nhân cần khai báo tình trạng sức khỏe một cách trung thực để chúng tôi có kế hoạch kiểm soát bệnh lý, đảm bảo an toàn nhất.”
1. Bệnh lý toàn thân
– Bao gồm các bệnh lý liên quan tới vấn đề đông máu, các bệnh về máu và bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
– Một số bệnh lý toàn thân khác như: bệnh tim mạch không thể kiểm soát, bệnh tiểu đường, các căn bệnh ác tính.
– Người đang bị mắc một số bệnh kinh niên và đang phả sử dụng thuốc lâu dài.
Trong tất cả các trường hợp này bạn cần phải nói rõ tình hình thực trạng bệnh lý của mình cho bác sĩ nha khoa để có biện pháp kiểm soát tốt trước khi nhổ răng.
2. Các bệnh lý tại chỗ
Bao gồm những trường hợp răng bạn đang trong thời gian điều trị, xạ trị hoặc là bị nhiễm trùng. Vùng nhiễm trùng lây lan từ chân răng xuống xương và lây lan chéo sang các vùng nướu xung quanh. Trường hợp này có dùng thuốc gây tê liều mạnh cũng không có tác dụng giảm đau vì thế bệnh nhân sẽ phải trải qua cảm giác rất đau đớn.
Hơn nữa, việc nhiễm trùng có thể lây lan qua đường máu cho nên bệnh nhân cần phải tạm ngừng việc nhổ răng để điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh trước. Tới khi vết nhiễm trùng khỏi hẳn bác sĩ mới có thể nhổ răng cho bệnh nhân.
Thông thường, trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng có mắc các bệnh lý về răng và nướu hay không, chỉ định chụp film X-quang nếu cần thiết xem xét phân tích tình huống xương hàm, nhất là với nhổ răng khôn. Từ đó mới có phương án điều trị rồi nhổ răng thích hợp.
3. Người vừa khỏi bệnh
Người bị cảm, sốt vừa mới khỏi bệnh thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, khả năng đông máu, lành thương không tốt nếu nhổ răng dễ xảy ra nhiễm trùng, chảy máu kéo dài. Vì thế, đối với trường hợp này cần chờ cơ thể khỏe mạnh trở lại mới thực hiện.
4. Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt
Trong những ngày này hormone của phụ nữ thường tăng cao, việc nhổ răng dễ gây viêm nhiễm, tình trạng mất máu kéo dài. Do đó, nên để qua giai đoạn này mới nhổ răng.
5. Phụ nữ mang thai
Đây là một trường hợp mà bác sĩ cần phải lưu ý, bởi vì phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch không được tốt như lúc bình thường, tỷ lệ bị nhiễm trùng cũng cao hơn, vì thế nếu các mẹ có nhu cầu phải nhổ răng thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định.
Việc nhổ răng cần sự can thiệp của thuốc tê, chụp X-quang (nếu có) và sử dụng thuốc kháng sinh tuy với liều lượng nhỏ nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển răng miệng sau này của trẻ. Chính vì thế, trước và trong giai đoạn mang thai cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt ngăn chặn các bệnh lý dẫn đến nhổ răng.
6. Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu, ví dụ như Warfarin hoặc thuốc giảm đau, thì việc nhổ răng sẽ gây nguy cơ mất máu trầm trọng. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nếu đang dùng thuốc. Thông thường răng chỉ được nhổ khi bạn đã ngừng sử dụng các thuốc nói trên ít nhất là 3 ngày.
7. Bệnh nhân đã phẫu thuật tim
Nếu bạn đã trải qua ca phẫu thuật tim trong khoảng 6 tháng trước đó thì nhổ răng chỉ được bác sĩ thực hiện khi bạn đã được dùng kháng sinh tăng cường, chống nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần phải nói rõ tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ nắm rõ ràng để có những chỉ định phù hợp hỗ trợ cho việc nhổ răng an toàn hơn.
Vì sự an toàn cho bản thân mà trước khi có nhu cầu nhổ răng bạn cần phải chủ động trao đổi với bác sĩ để xác định cơ thể mình khỏe mạnh, không bị vướng vào những trường hợp chống chỉ định nhé.
Nếu còn thắc mắc nào khác về nhổ răng an toàn và các bệnh lý răng miệng khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?