Chương

Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng và cách khắc phục

Nuốt nước bọt đau họng có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng thông thường. Tuy nhiên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng là gì? Cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng này?

Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng và cách khắc phục
Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng và cách khắc phục

I. Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng

Nuốt nước bọt đau họng gây nhiều mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh trong mọi hoạt động hằng ngày. Tình trạng này được xác định là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, gồm có:

1. Bệnh viêm họng

Phần lớn các trường hợp đau họng khi nuốt nước bọt có khả năng cao là do viêm họng gây ra. Bệnh lý này chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm hoặc kích ứng từ các hóa chất khiến cho niêm mạc vùng hầu họng bị viêm nhiễm, sưng đau.

Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết nóng lạnh đột ngột, khói bụi, dùng nhiều chất kích thích, hít phải khí thải ô nhiễm cũng có thể dẫn đến viêm họng.

Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm họng thường hay có cảm giác đau buốt, ngứa rát vùng cổ họng mỗi khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn, cơ thể mệt mỏi, nóng sốt,…

2. Viêm amidan

Amidan giữ vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể tự nhiên giúp ngăn chặn tối đa tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên, khi hàm lượng virus, vi khuẩn xâm nhập vượt quá mức sẽ khiến cho hoạt động của amidan bị quá tải. Từ đó sẽ gây sưng viêm amidan và khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau rát họng khi nuốt, thậm chí gây nóng sốt cao vô cùng mệt mỏi.

Viêm amidan gây đau họng khi nuốt nước bọt
Viêm amidan gây đau họng khi nuốt nước bọt

3. Viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi cũng là một trong các bệnh lý có thể gây đau rát họng khi nuốt.

Khi vùng niêm mạc ở mũi bị kích ứng, sưng viêm sẽ làm tắc nghẽn thông xoang vào trong mũi họng, kéo theo hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác như: đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi liên tục,…

4. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa nằm trong nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Không chỉ gây đau rát vùng họng dai dẳng mà bệnh lý này còn có thể dẫn đến suy giảm thính lực cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không sớm được khắc phục kịp thời.

5. Các bệnh lý về thực quản

Trào ngược axit dạ dày thực quản, co thắt thực quản lan tỏa,… đều là những bệnh lý dễ gây ra tình trạng thắt nghẹn ở vùng cổ họng hoặc ngực, tức ngực, đau họng khi nuốt, khàn giọng, ho khan, nôn trớ,….

6. Cơ thể mất quá nhiều nước

Khi cơ thể bị mất quá nhiều nước do thời tiết nắng nóng, sau khi luyện tập quá mức hoặc trong giai đoạn bị ốm,… cũng có thể làm cho khoang miệng bị khô rát và dễ đau rát họng khi nuốt nước bọt.

7. Cổ họng bị tổn thương do ăn uống

Việc ăn uống không phù hợp có thể gây ra các tổn thương cho vùng hầu họng và dẫn đến đau rát họng khi nuốt nước bọt. Theo đó, nguyên nhân cổ họng bị tổn thương do ăn uống phổ biến đó là:

  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng.
  • Uống nhiều bia rượu có nồng độ cồn cao, uống nước quá nóng.
  • Trong quá trình ăn uống bị mắc dị vật, thường gặp nhất đó là xương động vật, các mảnh cứng của những loại đồ ăn sấy khô, chiên giòn,…

8. Những nguyên nhân khác gây nuốt nước bọt đau họng

Ngoài các nguyên nhân vừa nêu thì tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng còn có thể do nhiều yếu tố khác gây nên như:

  • Dị ứng.
  • Cổ họng bị căng quá mức do hò hét quá nhiều.
  • Không khí hanh khô, ô nhiễm.
  • Nhiệt miệng, lở loét mô mềm trong khoang miệng.
  • Polyp cổ họng.
  • Ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản,…

II. Cách giải quyết tình trạng nuốt nước bọt đau họng

Để khắc phục tình trạng nuốt nước bọt đau họng bệnh nhân có thể kết hợp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Cụ thể như sau:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Để giảm các cảm giác đau rát, khó chịu ở họng mỗi khi nuốt nước bọt, ăn uống bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Súc họng, súc miệng với nước muối ấm 2 – 3 lần/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm đờm, giảm đau rát họng khá tốt.
  • Có thể dùng viên ngậm giảm đau họng không kê đơn có chiết xuất từ thảo mộc để bớt cảm giác khô rát, khó nuốt.
  • Pha mật ong với chanh/tắc để dùng cũng sẽ giúp cổ họng được xoa dịu phần nào cảm giác khó chịu. Nên dùng nước ấm để pha hỗn hợp này là tốt nhất.
  • Dùng trà gừng ấm pha thêm mật ong để uống mỗi ngày cũng giúp giảm cảm giác khó chịu ở họng.
  • Đun sôi lá bạc hà với nước sau đó để ấm rồi uống hoặc súc họng, hoặc cũng có thể xông mũi họng với tinh dầu bạc hà cũng đem lại tác dụng giảm đau họng đáng kể.
  • Nấu nước cam thảo để uống mỗi ngày cũng rất có lợi trong việc giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở họng.
Súc họng với nước muối để giảm cảm giác đau rát ở vùng hầu họng
Súc họng với nước muối để giảm cảm giác đau rát ở vùng hầu họng

2. Dùng thuốc điều trị

Để khắc phục dứt điểm được các bệnh lý gây nuốt nước bọt đau họng bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm (nếu cần) để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và có phác đồ chữa trị tối ưu.

Thông thường, với tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc kháng virus.

Bên cạnh đó có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc ngậm, thuốc xịt họng để tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh nhân cần chú ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Không sử dụng thuốc không đúng liều lượng để tránh tối đa các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Dùng thuốc chữa đau họng đúng theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc chữa đau họng đúng theo chỉ định của bác sĩ

III. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu có các tình trạng:

  • Sưng viêm, đau rát dữ dội ở vùng hầu họng khiến cho việc ăn uống, giao tiếp hằng ngày gặp nhiều trở ngại.
  • Đau họng kèm theo các triệu chứng: nóng sốt cao, đau đầu, đau cơ, phát ban, sưng hạch bạch huyết,….
  • Bệnh nhân có các dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, không ngủ được ngon giấc.
  • Khạc nhiều đờm thậm chí trong đờm có lẫn máu.
  • Sưng tấy vùng cổ, mặt, khàn giọng kéo dài, khó cử động cơ miệng linh hoạt như bình thường.

IV. Phòng ngừa tình trạng nuốt nước bọt đau họng

Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng nuốt nước bọt đau họng bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:

1. Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên, hàng ngày

Vùng răng, mũi, họng là nơi rất dễ tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh lý. Do đó cần chú ý vệ sinh sạch sẽ đúng cách mỗi ngày.

  • Cần đảm bảo làm sạch răng 2 – 3 lần/ngày vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn. Đánh răng với bàn chải mềm, kem đánh răng chứa flour theo chiều dọc trong thời gian tối thiểu 2 phút để tất cả các răng đều được làm sạch hiệu quả.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng, súc họng chuyên dụng để diệt khuẩn tối ưu, ngăn chặn sự phát triển tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Dùng thêm các dung dịch vệ sinh sạch sẽ vùng mũi mỗi ngày.
  • Cũng không quên chải sạch cả vùng lưỡi để tránh tích tụ các vi khuẩn có hại cho răng miệng.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày
Giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày

2. Tắm gội sạch sẽ bằng nước ấm

Với những người có cơ địa sức khỏe kém, dễ bị đau họng thường xuyên nên ưu tiên tắm với nước ấm để hạn chế tối đa nguy cơ bị cảm lạnh.

Nên dùng các loại xà phòng tắm gội diệt khuẩn sẽ giúp phòng tránh được sự tấn công của các vi khuẩn có hại đến cơ thể tốt hơn.

3. Giữ ấm cơ thể

Thời tiết hanh khô, lạnh là nguyên nhân khiến cho vùng niêm mạc họng dễ bị kích ứng, đau rát hơn.

Vậy nên hãy đảm bảo giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh, mặc thêm áo khoác, choàng ấm vùng cổ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Buổi tối khi ngủ cũng nên hạn chế để gió lùa vào phòng ngủ.

4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường đề kháng

  • Để phòng ngừa cũng như tránh làm cho triệu chứng đau họng thêm trầm trọng hơn tốt nhất cần phải tránh dùng các món quá lạnh như kem, đá bào, nước đá.
  • Bên cạnh đó, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột hay các món quá chua, thức uống có gas cũng dễ gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng, họng nên cũng phải tránh dùng.
  • Không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích có hại, không uống nhiều rượu, bia, cà phê.
  • Hạn chế ăn nhai các món dai cứng, món nhiều mảnh vụn dễ bám dính, khi ăn cần chú ý tách xương cẩn thận.
  • Thay vào đó hãy ưu tiên ăn uống mềm, dễ nuốt, nên dùng khi còn ấm.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng các loại vitamin, khoáng chất có trong rau củ, trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước, tránh khô miệng, khô họng.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng quá mức cũng là cách giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật tốt hơn.
Tránh dùng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ
Tránh dùng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ

5. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Mỗi năm nên đến các bệnh viện chuyên khoa, phòng khám nha khoa uy tín để khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra răng miệng định kỳ.

Điều này sẽ giúp tầm soát tốt hơn các dấu hiệu bệnh lý bất thường xảy ra. Nhờ đó bác sĩ sẽ kịp thời có biện pháp khắc phục ngay, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng khó lường.

Trên đây là các thông tin về vấn đề nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng và cách khắc phục. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *