Hỏi: “ Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi là nướu răng bị teo có sao không ạ? Thời gian gần đây, cháu phát hiện nướu răng của cháu bị teo lại, răng như bị dài ra. Cháu chưa gặp phải hiện tượng này bao giờ nên hơi hoang mang! Bác sĩ tư vấn giúp cháu với, cháu cảm ơn! ” – Phụng Châu, Quận 8, Tp.HCM
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Phụng Châu!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Nướu răng bị teo có sao không?
Teo nướu hay tụt nướu không phải là một vấn đề răng miệng hiếm gặp. Trên thực tế, rất nhiều người gặp phải hiện tượng này do đánh răng không đúng cách hoặc biến chứng của các bệnh ở nướu.
Hiểu một cách đơn giản, teo nướu là hiện tượng nướu răng co lại, tụt về phía chóp răng. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn thường có cảm giác các răng của mình dài hơn bình thường.
Nướu răng bị teo là một trong những dấu hiệu sớm của việc mất hoặc mòn men răng. Thật vậy, phần chân răng không còn nướu bao bọc, bảo vệ, sẽ tiếp xúc trực tiếp môi trường. Theo thời gian, ma sát từ việc đánh răng, ăn uống sẽ làm cho men răng bị mòn dần đi, khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu hơn.
Song song với đó, khi cổ và chân răng bị lộ ra ngoài do tụt nướu, các kẽ răng sẽ bị hở nhiều hơn so với trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn giắt vào, tạo thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.
Không những thế, răng bị tụt nướu thường nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh, vị chua ngọt của thức ăn…
2. Cách khắc phục tình trạng teo nướu, tụt nướu
Việc xác định phương pháp khắc phục tình trạng tụt nướu răng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người.
✪ Nguyên nhân gây tụt nướu:
– Đánh răng sai kỹ thuật làm sang chấn mòn nướu, khiến nướu mỏng và thấp dần
– Thói quen chỉ đánh răng một lần mỗi ngày
– Sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng hoặc bị cùn, mòn
– Biến chứng của bệnh viêm nướu, viêm nha chu
– Cấu trúc bề mặt chân răng mỏng, dễ bị sang chấn
Những thông tin mà bạn Phụng Châu cung cấp còn khá chung chung, nên chúng tôi chưa thể xác định nguyên nhân khiến răng của bạn bị tụt nướu. Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
✪ Khắc phục tình trạng tụt nướu:
Tụt nướu nếu được phát hiện sớm, răng chưa bị nhạy cảm có thể không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật.
➦ Trường hợp răng bị viêm nướu, nha chu, tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, thường là cạo vôi răng, nạo mủ, rạch áp xe…
Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam:
➦ Trong trường hợp tụt lợi nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp ghép vạt nướu để cải thiện, tái tạo lại hình dáng của mô nướu.
Vì bạn Phụng Châu không đính kèm hình ảnh răng miệng thực tế nên chúng tôi chưa có cơ sở để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Bạn nên thu xếp thời gian đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?