Răng bị đen ở kẽ không chỉ liên quan đến yếu tố thẩm mỹ mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất răng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành và các phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng răng đen ở kẽ.
I. Nguyên nhân răng bị đen ở kẽ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng của chúng ta bị đen ở kẽ, thường gặp nhất là:
1. Sâu răng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn tấn công men răng, tạo thành các lỗ hổng nhỏ, dần dần lan rộng và gây ra tình trạng răng bị đen.
2. Cao răng
Khi chúng ta ăn uống, các mảnh vụn thức ăn sẽ dễ dàng bám vào các kẽ răng. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, các mảng bám thức ăn này sẽ trở thành môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Mảng bám thức ăn cùng với khoáng chất có trong nước bọt theo thời gian sẽ cứng dần và hình thành nên cao răng. Cao răng bám chặt vào bề mặt răng và dưới nướu, tạo ra một lớp màng xù xì có màu sẫm.
3. Do di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định màu sắc và cấu trúc của răng. Nếu trong gia đình bạn có nhiều người bị răng đen ở kẽ, thì khả năng cao là bạn sẽ kế thừa đặc điểm này từ họ.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Thành phần của một số loại thuốc kháng sinh, nhất là tetracycline có khả năng tương tác với canxi trong men răng, dẫn đến việc hình thành các vết xỉn màu trên răng. Điều này dễ xảy ra với những người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc trẻ em trong giai đoạn răng còn đang phát triển.
5. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn là “kẻ thù” số một của hàm răng. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại như nicotine bám vào răng gây ố vàng và hình thành cao răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
6. Sử dụng thực phẩm sẫm màu
Việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm sẫm màu như cà phê, trà, rượu vang,… nhưng lười chải răng hoặc chải răng không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng đen kẽ răng.
II. Cách điều trị răng bị đen ở kẽ
Răng bị đen ở kẽ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Vì vậy, việc thăm khám tại nha khoa là vô cùng cần thiết, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân làm kẽ răng bị đen và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Lấy cao răng
Khi răng bị đen do mảng bám và cao răng bám chặt, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cạo bỏ lớp vôi này. Việc làm sạch kỹ lưỡng sẽ giúp loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn, khắc phục tình trạng đen kẽ răng.
Đồng thời, phương pháp này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng,…
2. Trám răng
Đối với trường hợp răng bị đen do sâu răng, phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất là trám răng Composite. Khi sâu răng còn ở giai đoạn nhẹ, việc trám răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn phần mô răng bị tổn thương, khôi phục lại hình dạng và chức năng của răng.
Quy trình này diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 15 phút, không đau, không ê buốt. Trám răng Composite mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin khi giao tiếp.
3. Tẩy trắng răng
Nếu tình trạng răng ố vàng, đen kẽ răng do thường xuyên sử dụng các thực phẩm đồ uống sẫm màu thì tẩy trắng răng được xem là giải pháp khắc phục hiệu quả.
Phương pháp này hoạt động bằng cách sử dụng thuốc tẩy trắng và chiếu đèn để phá vỡ các liên kết xỉn màu trên răng, trả lại hàm răng trắng sáng. Tẩy trắng răng tại nha khoa uy tín tương đối an toàn. Bạn sẽ được thăm khám, tư vấn cẩn thận và thực hiện tẩy trắng dưới sự giám sát của bác sĩ.
4. Bọc răng sứ
Những trường hợp đen kẽ răng do sâu răng nặng ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng bị nhiễm kháng sinh, bọc răng sứ là giải pháp phục hình tối ưu.
Mão răng toàn sứ được khuyến cáo sử dụng nhờ khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao và không gây tình trạng đen viền nướu như mão răng sứ kim loại.
Phương pháp này giúp phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai, cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng, đồng thời bảo vệ răng khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
III. Cách phòng ngừa răng bị đen ở kẽ
Để ngăn ngừa tình trạng răng bị đen ở kẽ, bạn có thể thực hiện một số các biện pháp sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Thực hiện chải răng 2 lần/ngày hoặc sau bữa ăn 30 phút để loại bỏ mảng bám.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và viền nướu, nơi mà bàn chải không thể tiếp cận.
- Sử dụng nước súc miệng chứa flour giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.
- Đừng quên làm sạch lưỡi vì bề mặt lưỡi cũng là nơi tích tụ nhiều mảng bám, vi khuẩn.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, vì vậy bạn cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường.
- Cà phê, trà, rượu vang, thuốc lá,… cũng cần hạn chế để tránh gây ố vàng, xỉn màu răng.
- Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảnh vụn thức ăn và ngăn ngừa được tình trạng khô miệng, nguyên nhân gây sâu răng.
3. Khám răng định kỳ
- Cạo vôi răng định kỳ có tác dụng loại bỏ mảng bám, cao răng, ngăn ngừa tình trạng răng bị đen và các bệnh lý về nướu.
- Ngoài ra, khám răng định kỳ còn giúp phát hiện và xử lý các bệnh răng miệng ngay từ giai đoạn đầu trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, việc xác định được nguyên nhân răng bị đen ở kẽ sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?