Lợi trùm là một tình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng nhưng nhiều người vẫn chủ quan cho rằng đây là một dạng viêm nướu thông thường. Vậy thực tế răng bị lợi trùm là gì? Cách điều trị như thế nào?
I. Lợi trùm là gì?
Lợi trùm là gì mà tại sao nha sĩ luôn khuyến cáo nên điều trị sớm? Lợi trùm là tình trạng phần mô lợi bao phủ 1 phần hay toàn bộ bề mặt răng, có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào nhưng thường gặp nhất là răng khôn.
Khi lợi trùm lên răng, bạn sẽ không thể nhìn thấy toàn bộ bề mặt nhai hoặc đôi khi chỉ nhìn thấy được một phần. Đặc biệt, phần lợi trùm răng khôn sẽ không bị tiêu đi như quá trình mọc răng bình thường mà ngược lại chúng tồn tại đồng thời với chiếc răng khôn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
II. Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Thông thường, chúng ta sẽ thấy nướu di chuyển xuống dần khi răng mọc lên. Nhưng với răng khôn (răng số 8) do vị trí mọc đặc biệt nên thường xuyên gặp tình trạng lợi trùm.
Nguyên nhân là do răng khôn mọc lên rất muộn (17 – 25 tuổi), khi xương hàm và các răng vĩnh viễn đã phát triển hoàn thiện, cung hàm không đủ chỗ nên răng khôn thường mọc lệch.
Khi răng khôn chỉ mọc một phần, nó sẽ khiến cho mô nướu nằm cao hơn răng. Và phần mô nướu này sẽ liên tục che phủ chiếc răng khôn của bạn.
Chính vị trí chật hẹp và góc cạnh của răng khôn đã khiến cho mô nướu đặc biệt dễ bị hở hơn so với các răng khác.
III. Triệu chứng viêm lợi trùm
Triệu chứng viêm lợi trùm thường thấy là các cơn đau trong thời gian dài, cản trở quá trình ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Một số triệu chứng thể hiện rõ rệt mà bạn có thể nhận biết đó là:
- Răng không mọc lên: Chiếc răng bị bao phủ bởi lợi thường rất khó mọc lên, nhiều trường hợp không thể mọc lên bình thường.
- Nướu sưng tấy: Phần mô lợi xung quanh răng có dấu hiệu sưng tấy, đỏ và có thể chảy mủ.
- Đau nhức: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc nhói buốt quanh chiếc răng bị lợi trùm.
- Hôi miệng: Do việc vệ sinh khó khăn và mủ tích tụ nên trong thời gian này có thể bạn sẽ gặp tình trạng hôi miệng.
- Một vài trường hợp nghiêm trọng còn có thể có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, khó nuốt,…
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
IV. Viêm lợi trùm có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm lợi trùm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và toàn thân:
1. Tổn thương nướu
Khi ăn nhai bạn rất dễ cắn vào phần lợi trùm, việc tổn thương liên tục sẽ làm nướu sưng viêm, khó chịu.
2. Nhiễm trùng nướu
Bàn chải và cả chỉ nha khoa đều rất khó làm sạch được khu vực này. Khi mảng bám và mảnh vụn thức ăn tích tụ sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, tích tụ mủ trong túi lợi và có thể gây tình trạng sâu răng khôn.
3. Tiêu xương ổ răng
Tình trạng viêm kéo dài có thể phá hủy xương ổ răng xung quanh răng và gây hiện tượng tiêu xương.
4. Tổn thương răng lân cận
Một chiếc răng không được làm sạch là bắt đầu của một chu kỳ bệnh răng miệng và viêm nhiễm. Trừ khi được điều trị sớm, nếu không tình trạng này sẽ lan sang các răng lân cận và kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
5. Biến chứng toàn thân
Trường hợp nặng, vi khuẩn từ túi lợi có thể xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở phụ nữ mang thai.
Vì vậy, việc điều trị viêm lợi trùm kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
V. Cách điều trị bệnh viêm lợi trùm
Cắt lợi trùm và nhổ răng khôn là 2 phương pháp phổ biến nhất để điều trị tình trạng viêm lợi trùm.
1. Cắt lợi trùm
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành làm tiểu phẫu để loại bỏ phần lợi che phủ răng khôn, tạo điều kiện cho răng khôn mọc lên dễ dàng hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho trường hợp răng khôn mọc thẳng, còn với răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ không có kết quả.
Đặc biệt, hiệu quả điều trị không lâu dài và có thể tái phát. Do đó, trong hầu hết trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ đều khuyến cáo nhổ bỏ sớm để ngăn ngừa biến chứng. Và sau khi nhổ bỏ, bệnh nhân cũng không cần trồng lại vì răng khôn không có ý nghĩa về mặt ăn nhai.
2. Nhổ răng khôn
Là thủ thuật không quá phức tạp, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để bác sĩ loại bỏ hoàn toàn răng khôn ra khỏi ổ răng.
Với phương pháp này, tình trạng viêm lợi trùm sẽ được loại bỏ triệt để, hiệu quả điều trị lâu dài, không tái phát.
Việc nhổ bỏ răng khôn không quá phức tạp, đặc biệt với sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại còn giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng và lành thương nhanh, hạn chế chảy máu, sưng đau.
VI. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi điều trị lợi trùm
Để đảm bảo quá trình hồi phục an toàn, nhanh chóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng các loại thuốc khác.
- Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí vết thương có thể gây chảy máu.
- Những ngày đầu nên tránh súc miệng bằng nước muối vì có khả năng khiến vết thương lâu lành hơn. Thay vào đó bạn có thể súc miệng bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn được bác sĩ kê đơn.
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh những món dai cứng, chua nóng, nhiều dầu mỡ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc. Tránh hoạt động thể chất quá mạnh trong những ngày đầu sau điều trị.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình phục hồi và kiểm tra tình trạng răng miệng.
Răng bị lợi trùm là gì và điều trị như thế nào đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Lấy cao răng có làm trắng răng không?
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?