Răng cấm bị sâu mẻ vỡ trám được không là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bài viết sẽ hữu ích cho bạn.
1. Răng cấm bị sâu mẻ vỡ trám được không?
Trám răng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc phục hình răng bị sâu, mẻ, vỡ, mòn men… Kỹ thuật này có thể áp dụng cho mọi vị trí răng trên cung hàm, kể cả răng cấm.
Đầu tiên, bác sĩ làm sạch vùng răng cần điều trị và tạo hình xoang trám phù hợp. Sau đó, lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng chất trám nha khoa, thường là Composite.
Quá trình trám răng diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng. Đối với các răng bị sâu, mẻ, vỡ bác sĩ thường gây tê răng, nướu và các mô khu vực xung quanh trước khi thực hiện để giảm đến mức tối đa cảm giác đau nhức, khó chịu.
Gần như không có rủi ro đáng kể nào liên quan đến việc trám răng sâu, vỡ, mòn men. Thế nhưng, bạn vẫn nên giữ thông tin liên lạc của nha khoa hoặc bác sĩ điều trị để được tư vấn, hướng dẫn khi vết trám có dấu hiệu bất thường.
Theo chuyên gia, trám răng thường đảm bảo được hiệu quả phục hình tối ưu đối với các răng cấm bị sâu, mẻ, vỡ không quá 1/2 thân răng, chưa ảnh hưởng đến tủy. Trong đa số trường hợp còn lại, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ.
Tóm lại, răng cấm bị sâu, mẻ, vỡ… có thể trám được. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, phục hình răng để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.
➣ Tìm hiểu thêm: Răng cấm là gì? Có mấy chân và bao nhiêu cái?
2. Chi phí trám răng bị sâu, mẻ, vỡ
Chi phí trám răng sâu, mẻ, vỡ tại Nha khoa Đông Nam là 400.000 đồng một răng. Bạn được hỗ trợ miễn phí khám tư vấn, chụp X – Quang kiểm tra răng. Chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
»»» Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Đây là một chất trám thẩm mỹ với những ưu điểm nổi bật như:
✓ Thời gian thực hiện nhanh chóng, thường hoàn tất trong một lần hẹn
✓ Giá trị thẩm mỹ cao, màu sắc tương đồng với răng thật
✓ Chi phí thấp, chỉ 400.000 đồng mỗi răng
✓ Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật
✓ Sử dụng được 2 – 3 năm hoặc hơn
Sau khi tạo hình, bác sĩ sẽ đông cứng miếng trám bằng đèn quang trùng hợp, làm nhẵn miếng trám, đánh bóng răng để đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế tích tụ mảng bám.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc chỉ định lịch tái khám.
3. Chăm sóc sau khi trám răng
Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để miếng trám được bền chắc và phòng ngừa tình trạng sâu, mẻ, vỡ. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản:
✦ Chế độ dinh dưỡng
✓ Có chế độ ăn uống khoa học
✓ Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo…
✓ Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt có gas…
✦ Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
✓ Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày
✓ Đánh răng sau khi ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao, tinh bột
✓ Uống hoặc súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn thực phẩm giàu axit
✓ Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang
✓ Sử dụng bàn chải có lông mềm
✓ Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, mảnh vụn thức ăn
✓ Không dùng răng mở nắp chai, nút thắt dây thừng…
✓ Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến nếu bạn có tật nghiến răng trong lúc ngủ
✦ Chăm sóc răng miệng tại nha khoa
Khoảng 6 tháng một lần, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ lấy vôi và khám răng định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe và kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời khách quan cho vấn đề “Răng cấm bị sâu mẻ vỡ trám được không?”. Nếu cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Răng khôn bị sâu có nên trám không?
- Đắp răng khểnh sử dụng được bao lâu?
- Răng sứ bị bể có trám được không?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?