chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Răng chết tủy: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Răng chết tủy cũng đồng nghĩa với việc sự sống của răng đã không còn nữa. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho răng miệng, sức khỏe, thậm chí khó tránh khỏi việc mất răng vĩnh viễn. Vậy răng chết tủy có nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả là gì?

Răng chết tủy: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để
Răng chết tủy: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

I. Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy

Răng đã chết tủy hầu như sẽ không còn khiến cho bệnh nhân gặp phải những cơn đau nhức hay ê buốt gì nữa. Điều này dẫn đến việc phát hiện bệnh sẽ khó khăn hơn, bệnh nhân cũng chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi và lơ là khám chữa.

Tuy nhiên, cần phải chú ý kỹ lưỡng mọi vấn đề bất thường xảy ra ở răng miệng nhằm kịp thời có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh tối đa biến chứng.

Theo đó, bạn có thể nhận biết răng chết tủy thông qua một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Màu sắc răng có sự thay đổi rõ rệt, men răng dần chuyển sang màu nâu sậm, xám đen do đã không còn sự sống. Tình trạng đổi màu răng sẽ chỉ xảy ra tại những chiếc răng bị tổn thương nên rất dễ thấy sự thay đổi rõ rệt này.
  • Khi dùng tay để sờ hay gõ nhẹ vào răng hầu như không có bất cứ cảm giác nào.
  • Khoang miệng có mùi hôi dai dẳng dù đã làm sạch răng kỹ lưỡng. Tình trạng này là do răng chết tủy có thể gây chảy dịch mủ ngoài chóp răng dẫn đến phát sinh mùi khó chịu trong khoang miệng.
  • Răng chết tủy để lâu sẽ xảy ra tình trạng lỏng lẻo, dễ lung lay, không thể ăn nhai được như bình thường được nữa.
  • Những trường hợp răng bị chết tủy nghiêm trọng có thể vỡ thành nhiều mảnh, lỗ sâu lớn. Quan sát bên trong sẽ thấy nhiều mô màu đỏ hoặc hồng. Tình trạng này thường được gọi là viêm tủy triển dưỡng được đánh giá vô cùng nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Răng chết tủy sẽ có màu sắc sậm đen hơn bình thường
Răng chết tủy sẽ có màu sắc sậm đen hơn bình thường

II. Nguyên nhân răng chết tủy

Các nguyên nhân dẫn đến răng chết tủy có thể kể đến, gồm có:

1. Sâu răng nặng khiến răng chết tủy

Khi răng sâu không có biện pháp khắc phục sớm, vi khuẩn sẽ phát triển ngày càng nhiều. Từ đó làm cho cấu trúc răng bị hư hỏng nghiêm trọng khiến tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm.

Tình trạng sâu răng viêm tủy lâu ngày sẽ làm tủy răng bị tổn thương nặng hơn và dần bị chết tủy.

Sâu răng quá nặng sẽ dẫn đến hoại tử tủy
Sâu răng quá nặng sẽ dẫn đến hoại tử tủy

2. Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu, viêm nha chu lâu ngày không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nhiễm trùng, áp xe răng. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào bên trong cấu trúc của răng dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm và hoại tử tủy.

3. Chấn thương ở răng

Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai nạn, chấn thương, va đập mạnh đến vùng miệng, ăn nhai đồ quá cứng, nghiến răng khi ngủ,…. có nguy cơ cao làm răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn khiến tủy răng lộ nhiều ra ngoài.

Khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm nghiêm trọng ở tủy răng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tủy răng sẽ ngày càng yếu và khó tránh khỏi nguy cơ chết tủy.

III. Răng chết tủy có nguy hiểm không?

Khi gặp phải tình trạng răng bị chết tủy bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

  • Khả năng ăn nhai giảm sút trầm trọng, răng suy yếu khó có thể cắn xé, nhai nghiền thức ăn tốt như bình thường, thậm chí răng còn dễ bị gãy vỡ trong quá trình ăn nhai.
  • Việc ăn nhai không được hiệu quả kéo dài trong thời gian dài sẽ làm cho hệ tiêu hóa cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả dễ gặp đó là các cơn đau ở dạ dày, bệnh ở đường tiêu hóa, cơ thể thiếu chất, tinh thần mệt mỏi.
  • Răng chết tủy còn khiến cho hàm răng trông kém thẩm mỹ. Cùng với việc khoang miệng có mùi hôi sẽ làm bệnh nhân trở nên e dè, mất đi sự tự tin khi giao tiếp, chất lượng cuộc sống, công việc từ đó cũng giảm sút.
  • Răng bị hoại tử tủy thì vi khuẩn vẫn tiếp tục sản sinh và lan sâu đến các tổ chức xung quanh của răng và gây biến chứng: áp xe răng, tụ mủ vùng chân răng, viêm nhiễm quanh chóp răng,….
  • Nguy cơ răng bị lung lay, gãy rụng là khó tránh khỏi nếu răng bị chết tủy nghiêm trọng không có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Trong trường hợp mất răng sẽ gây nhiều hậu quả khó lường khác như: tiêu xương hàm, da mặt nhăn nheo, lão hóa trước tuổi, xô lệch răng toàn hàm,…
Ăn nhai vô cùng khó khăn khi răng bị chết tủy
Ăn nhai vô cùng khó khăn khi răng bị chết tủy

IV. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

Tủy răng được xem là nguồn sống nuôi dưỡng cho toàn bộ răng. Nếu răng đã không còn được tủy cung cấp nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống thì các cảm giác đau nhức hay cảm giác với nhiệt độ đều sẽ không còn.

Khi tủy răng bị tổn thương, hoại tử thì thời gian tồn tại của răng cũng sẽ không còn được lâu nữa. Chỉ có thể duy trì được vài tháng hoặc 1 năm sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa ở mô răng.

Quá trình sừng hóa ở mô răng sẽ khiến cho răng dần trở nên suy yếu, dễ bị gãy mẻ khi gặp lực tác động từ bên ngoài. Theo thời gian sẽ dẫn đến nguy cơ gãy rụng mất răng vĩnh viễn vô cùng nguy hiểm.

V. Cách điều trị răng chết tủy

Khi có các dấu hiệu răng chết tủy cần phải tìm đến ngay nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả, tăng khả năng bảo tồn răng thật.

Đối với tình trạng răng đã chết tủy thì trước tiên cần phải điều trị tủy răng triệt để, loại bỏ hoàn toàn phần mô răng bị tổn thương, viêm nhiễm, vệ sinh gốc răng sạch sẽ.

Sau khi đã chữa tủy xong răng sẽ không còn độ cứng chắc như trước mà thường khá giòn, xốp. Thông qua các tác động từ việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng cũng có thể khiến răng dễ bị mẻ vỡ.

Chính vì vậy, để bảo tồn răng thật tối đa bác sĩ sẽ chỉ định phục hình răng sau điều trị tủy bằng phương pháp bọc sứ.

Mão sứ với hình dáng và màu sắc giống như răng thật sẽ được bao bọc chắc chắn lên trên răng thật đã được chữa tủy và mài chỉnh trước đó. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được khả năng vi khuẩn tấn công khiến cho răng nhanh hư hỏng.

Đồng thời, răng sứ cũng đem lại được thẩm mỹ cao và cải thiện ăn nhai bền chắc dài lâu. Chọn dùng các mão sứ toàn sứ cao cấp thì thời gian sử dụng răng sẽ càng cao hơn.

Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn
Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn

Nếu như răng chết tủy quá nặng, mô răng thật bị gãy vỡ lớn chỉ còn lại chân răng. Các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên trồng răng giả sớm ngay sau khi nhổ răng để khôi phục được thẩm mỹ, ăn nhai cho răng hiệu quả, ngăn chặn nhiều tác hại khác do mất răng gây ra.

Cấy ghép Implant sẽ là giải pháp phục hình răng mất tốt nhất được khuyên dùng. Với thẩm mỹ, độ bền, khả năng ăn nhai không khác gì răng thật. Khôi phục được cả phần chân răng đã mất nên giúp khắc phục tối đa tình trạng tiêu xương hàm.

Bệnh nhân chỉ cần phục hình một lần duy nhất là có thể dùng bền chắc vĩnh viễn khi chú ý chăm sóc kỹ lưỡng đúng cách.

Ưu điểm của cấy ghép Implant phục hình răng mất
Ưu điểm của cấy ghép Implant phục hình răng mất

VI. Cách phòng ngừa răng chết tủy

Để phòng ngừa răng chết tủy cần phải đảm bảo chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn sau:

  • Chải răng đúng cách 2 – 3 lần/ngày, dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng. Thao tác chải răng cần dùng lực vừa phải, chải theo chiều dọc.
  • Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng không chứa cồn để khoang miệng được làm sạch tối ưu.
  • Không nên thường xuyên dùng các món ngọt nhiều đường, các thực phẩm có tính axit cao,… để tránh các nguy cơ mắc bệnh lý ở răng miệng.
  • Hạn chế tối đa hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê, nước có ga.
  • Tránh các thói quen gây tổn hại đến răng lợi như: ăn đồ quá dai cứng, dùng răng cắn mở đồ vật, xỉa răng bằng tăm,…
  • Nên đeo dụng cụ bảo vệ răng khi ngủ nếu có bệnh nghiến răng nhằm hạn chế khả năng răng có thể bị mòn men, sứt mẻ, gãy vỡ.
  • Đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu có các vấn đề bệnh lý phát sinh.
Chải răng sạch sẽ để ngừa bệnh lý có thể phát sinh
Chải răng sạch sẽ để ngừa bệnh lý có thể phát sinh

Trên đây là các thông tin liên quan đến răng chết tủy: nguyên nhân và cách điều trị triệt để. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể liên hệ đến số hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình ngay lập tức.

Xem thêm điều trị tủy răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn