chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Vì sao răng có đốm trắng? Xử lý thế nào?

Khi chẳng may nhận thấy trên răng có đốm trắng xuất hiện bạn tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo răng miệng đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vậy cụ thể vì sao răng có đốm trắng? Cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng này?

Vì sao răng có đốm trắng? Xử lý thế nào?
Vì sao răng có đốm trắng? Xử lý thế nào?

I. Nguyên nhân răng có đốm trắng

Khi trên răng xuất hiện những đốm trắng sẽ làm cho thẩm mỹ nụ cười giảm sút, mất đi sự tự tin trong giao tiếp.

Tình trạng răng có đốm trắng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể gồm có:

  • Răng bị nhiễm Fluor

Nếu trên bề mặt răng xuất hiện các mảng trắng đục thì rất có thể là do tình trạng dư thừa fluor làm ảnh hưởng đến hình thái của men răng.

Giai đoạn răng mới nhiễm fluor thường không gây các biểu hiện rõ ràng. Chỉ khi nhiễm fluor nặng hơn sẽ thấy các đốm trắng xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt của răng.

Càng để lâu răng có thể chuyển màu trắng đục gần như hoàn toàn, thậm chí một số vị trí trên răng có thể xuất hiện thêm các đốm nâu trông rất mất thẩm mỹ.

Nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương, hư hỏng men răng, bề mặt răng sần sùi, xuất hiện nhiều lỗ sâu hỏng. Khi đó răng sẽ trở nên nhạy cảm, dần suy yếu, gãy mẻ, mất đi hình thái ban đầu và khó có thể hồi phục khỏe mạnh được.

Răng có đốm trắng có thể do bị nhiễm Fluor
Răng có đốm trắng có thể do bị nhiễm Fluor
  • Thiểu sản men răng

Dấu hiệu đặc trưng khi bị thiểu sản men răng đó là bề mặt răng dần bị đổi màu, xuất hiện nhiều đốm trắng đục, đốm vàng, nâu với kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy từng tình trạng.

Các đốm màu sẽ nằm rải rác ở khắp thân răng, men răng có thể bị tổn thương dẫn đến sứt mẻ, xuất hiện các vết rãnh, lõm trên răng. Điều này làm cho răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt mỗi khi ăn uống, nhất là với các món nóng, lạnh hoặc có tính axit.

  • Sâu răng

Răng có các đốm trắng đục li ti, chấm đen nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy sâu răng đang trong giai đoạn hình thành. Về lâu dài lỗ sâu sẽ hình thành rõ rệt hơn, xuất hiện các lỗ hổng gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống.

Giai đoạn chớm sâu sẽ xuất hiện các đốm trắng trên răng
Giai đoạn chớm sâu sẽ xuất hiện các đốm trắng trên răng
  • Tẩy trắng răng tại nhà sai cách

Nhiều bệnh nhân mong muốn có hàm răng trắng sáng nên thường tìm đến các biện pháp làm trắng răng tại nhà.

Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, không đảm bảo các vấn đề vệ sinh răng miệng sẽ khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi, màu răng không được trắng sáng đều màu, dễ bị loang lổ hơn trước.

Nhất là với các trường hợp sử dụng miếng dán tẩy trắng răng không phù hợp, không đảm bảo chất lượng sẽ càng nguy hại hơn. Hậu quả có thể gây bỏng rát, viêm loét nướu, bào mòn men răng, viêm tủy, ê buốt răng dai dẳng,…

  • Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác cũng góp phần tăng nguy cơ khiến men răng bị xỉn màu, loang lổ đốm trắng như: khô miệng, thường xuyên dùng các đồ ăn nhiều đường, nhiều axit khiến men răng dễ bị bào mòn, vệ sinh răng miệng kém, mắc bệnh trào ngược axit dạ dày, niềng răng bị vôi hóa,…

II. Các cách trị đốm trắng trên răng

Khi trên răng có các đốm trắng kém thẩm mỹ tốt nhất nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả.

Sau khi thăm khám răng miệng tổng quát, chụp phim x-quang chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương của răng bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục phù hợp.

Theo đó, các cách trị đốm trắng trên răng bao gồm:

1. Tẩy trắng răng

Đối với các trường hợp răng không đều màu, xỉn màu, ố vàng nhẹ do ăn uống, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách thì có thể thực hiện tẩy trắng răng để cải thiện thẩm mỹ.

Theo đó, công nghệ tẩy trắng răng Zoom Whitening được bác sĩ khuyến khích lựa chọn hàng đầu với nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • An toàn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác ê buốt.
  • Hoàn toàn không xâm lấn, không tác động đến cấu trúc răng lợi, không tổn thương hay xói mòn men răng.
  • Quá trình tẩy trắng diễn ra nhanh chóng, chỉ sau một liệu trình hơn 60 phút sẽ cải thiện được màu răng trắng sáng rõ rệt từ 2 – 4 tông màu so với màu răng ban đầu.
  • Răng trắng sáng đều màu kể cả những vị trí răng hàm nằm khuất sâu phía trong.
  • Hiệu quả có thể duy trì được nhiều năm khi chú ý chăm sóc răng miệng khoa học.
Tẩy trắng răng công nghệ Zoom Whitening
Tẩy trắng răng công nghệ Zoom Whitening

2. Bọc răng sứ thẩm mỹ

Khi răng có tình trạng đốm trắng nặng do bị nhiễm fluor, thiểu sản men răng,… thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Không chỉ vậy, bọc sứ còn có thể cải thiện hiệu quả các khiếm khuyết khác của răng như: răng thưa, hở kẽ, khấp khểnh, hô, móm,… ở mức độ nhẹ, ít có sự sai lệch về khớp cắn.

Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng miệng và tiến hành mài răng với một tỷ lệ chuẩn xác. Tiếp đến bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm để chế tác mão sứ phù hợp bọc lên trên. Từ đó đem lại được hàm răng đều đặn, trắng sáng thẩm mỹ hơn.

Răng sứ sẽ được chế tác một cách tinh xảo sao cho màu sắc và hình dáng tương đồng với răng thật nhất. Không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà răng sứ còn có độ bền chắc tốt giúp đảm bảo khả năng ăn nhai được hiệu quả nhất.

Trong mọi trường hợp bọc sứ các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên ưu tiên chọn dùng các dòng răng toàn sứ nhất là khi bọc sứ toàn hàm hay bọc sứ tại vị trí răng cửa.

Bởi răng sứ toàn sứ với cấu tạo được làm hoàn toàn từ sứ, không kim loại, không lẫn tạp chất. Do đó, dù sử dụng qua nhiều năm vẫn không xảy ra tình trạng oxi hóa gây đen viền nướu, đổi màu răng kém thẩm mỹ.

Hơn thế nữa, độ bền, khả năng chịu lực của răng toàn sứ cũng vượt trội hơn hẳn. Có thể duy trì thời gian sử dụng bền đẹp lên đến 20 năm thậm chí lâu hơn nếu đảm bảo các kỹ thuật phục hình chuẩn xác và chăm sóc răng đúng cách.

Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo cho hàm răng
Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo cho hàm răng

3. Dán răng sứ

Dán răng sứ có thể cải thiện được tình trạng răng bị mòn men, răng nhiễm fluor, răng ố vàng không thể tẩy trắng được.

Tuy nhiên ở phương dán sứ sẽ có hạn chế hơn khi không thể che phủ được các mảng răng quá sậm màu. Do vậy chỉ những trường hợp đốm trắng ở răng không quá nặng mới có thể dán sứ được hiệu quả.

Kỹ thuật dán răng sứ sẽ có tỷ lệ mài răng tương đối ít, chỉ mài nhẹ một lớp mỏng bên ngoài bề mặt răng để tạo độ nhám nên sẽ giúp bảo tồn răng một cách tốt nhất.

Khi dán răng sứ cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu như: hàm răng tương đối đều đặn, không bị hô, móm, không có sự sai lệch về khớp cắn.

Quá trình phục hình diễn ra an toàn, nhẹ nhàng, nhanh chóng chỉ trong khoảng 2 – 4 ngày là hoàn tất.

Mặt dán sứ có màu sắc trắng sáng với độ trong bóng tự nhiên đem lại được hàm răng với thẩm mỹ cao hơn sau khi phục hình.

Dán răng sứ có tỷ lệ mài răng rất ít giúp bảo tồn răng tối đa
Dán răng sứ có tỷ lệ mài răng rất ít giúp bảo tồn răng tối đa

4. Trám răng

Nếu răng chỉ mới bị chớm sâu khiến bề mặt răng xuất hiện các đốm trắng, đốm đen li ti thì chỉ cần trám răng để khắc phục hiệu quả nhanh chóng.

Quy trình trám răng diễn ra khá đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô răng bị sâu hỏng, vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu.

Sau đó dùng Composite để trám bít, tái tạo lại hình dáng răng như ban đầu và chiếu đèn Halogen để miếng trám đông cứng, bám chặt vào răng.

Trám răng càng sớm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn sâu răng phát triển lan rộng gây hư hỏng răng nặng nề khiến việc điều trị phức tạp và mất nhiều chi phí hơn.

Trám răng sâu nhẹ
Trám răng sâu nhẹ

III. Khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Khi nhận thấy các đốm trắng trên răng có dấu hiệu phát triển lan rộng kèm theo các triệu chứng ê buốt, đau nhức ở răng bệnh nhân cần sớm đến gặp ngay bác sĩ để được khám chữa hiệu quả kịp thời.

Bởi nếu chần chừ để lâu bề mặt men răng sẽ ngày càng hư hỏng nặng, dễ sứt mẻ, gãy vỡ. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

IV. Cách phòng tránh tình trạng răng có đốm trắng

Để phòng tránh hiệu quả tình trạng răng có đốm trắng quan trọng nhất là thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng khoa học, lành mạnh hơn. Thực hiện tốt các hướng dẫn sau đây sẽ mang lại được nhiều lợi ích cho răng miệng của bạn:

1. Vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách

Đánh răng 2 – 3 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn là điều luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện để loại bỏ được các vi khuẩn, mảng bám trên răng hiệu quả.

Bạn cũng nên dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng chuyên dụng không chứa cồn để súc miệng mỗi ngày sẽ giúp diệt khuẩn tối ưu, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng tốt hơn.

Sử dụng đem đánh răng có chứa flour để làm sạch hiệu quả, duy trì độ chắc khỏe cho men răng. Tuy nhiên cần chú ý chọn sản phẩm có nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi, tình trạng răng. Không dùng quá nhiều kem hay chải răng nhiều lần trong ngày để tránh các nguy cơ răng bị nhiễm fluor, mòn men.

Thao tác chải răng cũng cần chú ý dùng một lực vừa phải, chải dọc ở mọi bề mặt của răng và chải kỹ hơn những vùng răng nằm sâu phía trong. Mỗi lần chải răng hãy duy trì thời gian tối thiểu 2 phút để đảm bảo các răng được làm sạch hiệu quả nhất.

Răng miệng phải được vệ sinh sạch sẽ đúng cách mỗi ngày
Răng miệng phải được vệ sinh sạch sẽ đúng cách mỗi ngày

2. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý

Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm nhiều đường vì chúng rất dễ gây các ảnh hưởng xấu đến men răng, tăng nguy cơ xuất hiện đốm trắng trên răng.

Các đồ ăn, nước uống có màu đậm cũng cần tránh dùng vì dễ làm cho răng bị xỉn màu, ố vàng kém thẩm mỹ.

Mặc dù các thực phẩm giàu canxi, flour có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe cho răng lợi. Thế nhưng chỉ nên sử dụng với một hàm lượng vừa phải mỗi ngày, không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài để tránh dư thừa fluor.

Mỗi ngày nên uống nhiều nước lọc để cho khoang miệng được cung cấp đủ độ ẩm. Không để miệng bị khô sẽ dễ tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi mạnh và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng lợi.

Tránh dùng các thực phẩm có hại cho răng lợi
Tránh dùng các thực phẩm có hại cho răng lợi

3. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Để đảm bảo duy trì được hàm răng luôn khỏe mạnh thì việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa là vô cùng cần thiết.

Theo đó, khoảng 6 tháng/lần bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, tầm soát các vấn đề xảy ra ở răng miệng. Đồng thời thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn, hạn chế nguy cơ viêm lợi và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Khi thăm khám nếu nhận thấy răng miệng có các dấu hiệu bệnh lý bất thường bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục ngay. Nhờ đó giúp ngăn ngừa được nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn hiệu quả.

Mỗi năm nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Mỗi năm nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Nếu vẫn còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề vì sao răng có đốm trắng? Xử lý thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn