Là nhóm răng nằm ở phía trước, lộ ra khi bạn cười nói, hình thái của răng cửa quyết định rất lớn đến thẩm mỹ của khuôn miệng và nụ cười của bạn. Nhưng răng cửa như thế nào là đẹp? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Răng cửa như thế nào là đẹp?
Răng cửa là các răng số 1, số 2 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Mỗi người thường có 8 chiếc răng cửa, 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới. Một hàm răng có răng cửa đẹp cần hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
a) Trục đối xứng hoàn hảo
Các răng cửa phải mọc ngay ngắn, đúng hướng, thẳng với nhân trung, phân chia thành hai hàm cân xứng với nhau, trục gương mặt (đường nối từ đỉnh trán, qua đỉnh mũi, xuống cằm) không bị đứt khúc, lệch trái, lệch phải tại vị trí khuôn miệng.
b) Các răng cửa đồng đều về hình thái, màu sắc
Các răng cửa phải đồng đều với nhau, tổng thể hài hòa, không quá to hoặc quá nhỏ, không có cái ngắn, cái dài. Khi cười không bị hở lợi, tỷ lệ răng nướu hài hòa với nhau.
Màu sắc răng phù hợp với màu da, trong bóng, không bị ố vàng, xỉn màu, không sứt mẻ, sâu hỏng.
c) Các răng tạo thành hình vòng cung chuẩn
Các răng cửa phải có độ khum chuẩn, tạo thành một hình vòng cung đẹp, cân đối, mở rộng ở hai bên hàm. Các răng cửa thẳng đều với nhau, không mọc chìa, quắp, vênh lệch ra khỏi cung răng.
2. Làm sao để răng cửa được đều đẹp
Không phải ai cũng có một hàm răng với các răng cửa đều đẹp một cách tự nhiên. Nếu không may mắn có được các răng cửa đều đẹp ngay từ đầu, bạn có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ để điều chỉnh lại hình dáng, màu sắc của chúng.
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng khắc phục phù hợp:
a) Tẩy trắng răng
Áp dụng cho trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng, giúp hàm răng trở nên trắng sáng hơn.
Trường hợp răng bị nhiễm màu quá nặng mà phương pháp tẩy trắng răng không cải thiện được, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ để cải thiện màu sắc răng.
b) Trám răng
Nếu các răng cửa mọc thưa mà khoảng hở giữa hai răng không quá lớn, thường dưới 2mm, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng để giúp các răng được sát khít với nhau.
Một số trường hợp răng cửa cái dài, cái ngắn, mà khoảng chênh lệch giữa hai răng không quá lớn cũng có thể cải thiện bằng phương pháp trám răng.
c) Làm mặt dán sứ
Trường hợp các răng cửa mọc thẳng hàng, nhưng không đồng đều màu sắc hoặc mọc thưa, ngắn… bác sĩ sẽ chỉ định làm mặt dán sứ để cải thiện tình trạng răng. Mặt dán sứ sẽ che chắn cho các răng thật ở bên trong, giúp cải thiện giá trị thẩm mỹ cho khuôn hàm.
d) Bọc răng sứ
Trường hợp răng cửa mọc hơi chìa, lệch lạc, lộn xộn, quá to hoặc quá nhỏ, thưa… Bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ để giúp các răng được đồng đều và đẹp hơn.
»» Dưới đây là một số trường hợp bọc răng sứ cho răng cửa tại Nha khoa Đông Nam:
Bọc răng sứ cho răng cửa mọc chìa, thưa
Bọc răng sứ cho răng cửa có hình cánh bướm
Bọc răng sứ cho răng cửa bị quắp vào trong
Bọc răng sứ cho răng cửa mọc ố vàng, lộn xộn
Bọc răng sứ cho răng cửa to, lộn xộn
e) Niềng răng
Bệnh nhân có răng cửa mọc lộn xộn, chìa, quắp, lệch lạc, thưa, hở kẽ… có thể cải thiện bằng cách niềng răng. Lực kéo chỉnh mạnh mẽ của khí cụ chỉnh nha sẽ đưa các răng mọc lệch lạc về đúng vị trí. Giúp chúng được thẳng đều với các răng khác trong cung hàm.
Trên đây chỉ là một số phương pháp phục hình răng cửa cơ bản. Để biết chính xác phương pháp khắc phục phù hợp và tối ưu nhất ở trường hợp răng miệng cụ thể của bạn, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?