Răng không sâu nhưng bị ê buốt là nguyên nhân vì sao? Biện pháp nào để khắc phục nhanh chóng và an toàn nhất?
Răng ê buốt là gì?
Răng ê buốt còn được biết đến với cái tên khác là hiện tượng quá cảm ngà, tức răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường.
Hiện tượng ê buốt răng có thể xảy ra đột ngột hoặc bị kích thích bởi những tác động bên ngoài như đánh răng, ăn đồ lạnh, chua, ngọt hoặc thức ăn quá nóng,…
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau răng ê buốt
– Khi ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, chua hoặc ngọt.
– Việc đột nhiên thời tiết chuyển lạnh hoặc hít thở trong môi trường lạnh.
– Khi đánh răng, đặc biệt là vào thời điểm buổi sáng. Răng bị ê buốt một lúc lâu khiến bạn khó chịu.
– Dùng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa cũng gây ra hiện tượng ê buốt.
– Hoặc thậm chí không làm gì cả, cơn ê buốt răng bất ngờ xuất hiện thoáng quá. Tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài nhiều phút, thậm chí là nhiều giờ.
Răng không sâu nhưng bị ê buốt nguyên nhân vì sao?
Nếu răng bạn bị ê buốt mỗi khi dùng thức ăn, đồ uống nóng lạnh, có tính axit,… thì đó là biểu hiện của răng nhạy cảm. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Đánh răng sai cách: Dùng bàn chải lông cứng cùng với thói quen đánh răng nhanh, đánh mạnh tay theo một chiều ngang duy nhất làm men răng bị mài mòn. Lâu dần lộ ngà răng. Ngà răng rất nhạy cảm nên dễ dàng bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ, không khí và những thực phẩm có tính axit.
Thói quen nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ, đặc biệt là vào ban đêm sẽ làm lớp men răng bị mài mòn và dễ dàng bị kích ứng khi ăn thức ăn.
Thực đơn hằng ngày chứa nhiều axit: Những thực phẩm có tính axit phổ biến như soda, nước ngọt, các loại đồ muối chua, trái cây giàu vitamin (xoài, cóc, chanh,…), nếu sử dụng trong thời gian dài nhưng việc vệ sinh răng lại không quá chú trọng sẽ khiến men răng bị tổn thương, trở nên nhạy cảm hơn.
Các bệnh lý răng miệng: Tụt nướu, viêm nướu, răng sứt mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy,… là những bệnh lý răng miệng phổ biến gây nên tình trạng ê buốt răng.
Sau khi thực hiện các kỹ thuật nha khoa: Răng sau khi tiến hành cạo vôi, tẩy trắng hoặc phục hình mão răng sứ sẽ xảy ra hiện tượng ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau 1 – 3 ngày.
Hậu quả của ê buốt chân răng
Tùy vào mức độ và nguyên nhân ê buốt răng mà sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến từng đối tượng.
Trường hợp ê buốt răng nhẹ, xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng hằng ngày sẽ khiến bạn phải hạn chế thưởng thức những món ngon mà mình yêu thích.
Với trường hợp ê buốt răng xuất phát từ bệnh lý răng miệng, nếu không điều trị sớm sẽ khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc.
Ngoài ra, ê buốt răng do bệnh lý còn có thể đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ, thường xuyên chảy máu làm bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp.
Trường hợp không điều trị sớm sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Đồng thời khiến sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn hơn.
Điều trị răng không sâu nhưng đau ê buốt
Phương pháp điều trị răng không sâu nhưng bị ê buốt có rất nhiều. Tùy vào nguyên nhân gây ê buốt mà bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
1. Điều trị răng không sâu nhưng bị ê buốt tại nhà
Nha đam: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, gel nha đam có chứa nhiều thành phần diệt khuẩn, tiêu viêm như anthraquinones, anthraquinones và propolis. Nhờ đó mà giúp làm lành các tổn thương nhanh chóng và giảm ê buốt hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản. Lấy một bẹ nha đam trưởng thành, đem rửa sạch, gọt vỏ và lấy phần thịt. Sau đó cắt thành từng miếng mỏng dài và đắp lên vị trí răng bị ê buốt. Để khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Nước lá ổi non: Hợp chất astringents trong thành phần của lá ổi non có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ê buốt tốt. Dùng 5 – 7 lấy ổi non, rửa sạch rồi đem giã nát cùng ít muối ăn và nước ấm.
Sau đó vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm vào phần nước cốt này rồi chấm lên vị trí răng ê buốt. Đợi khoảng 3 phút mới súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Dầu vừng: Khảo sát cho thấy dầu vừng giảm đến 85% vi khuẩn gây sâu răng và ê buốt răng. Đồng thời còn có tác dụng làm trắng răng. Dùng 1 thìa dầu vừng cho vào miệng, nhai từ từ trong 10 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước muối pha ấm pha loãng và đánh răng như bình thường.
Lưu ý, tuyệt đối không nuốt dầu vừng. Không sử dụng dầu vừng cho người mới nhổ răng vì có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
Tỏi trị ê buốt: Tỏi không chỉ có khả năng sát khuẩn, chống viêm mà thực phẩm này còn giúp ức chế và tiêu diệt hơn 70 loại virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng. Lấy một tép tỏi, lột vỏ, thái lát mỏng rồi chà nhẹ lên vị trí răng bị ê buốt. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Hành tây: Tương tự như tỏi, hành tây cũng được đánh giá cao về hiệu quả trong việc điều trị răng bị ê buốt. Hành tây loại bỏ vỏ, cắt miếng mỏng và cho vào miệng nhai sống khoảng 2 – 3 phút. Lúc này các vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt và giảm đau ê buốt răng.
Những biện pháp điều trị tại nhà răng không sâu nhưng bị ê buốt này chỉ có hiệu quả tức thời. Với những trường hợp xuất phát từ bệnh lý nguy cơ cao sẽ tái diện. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn.
2. Điều trị răng không sâu nhưng bị ê buốt tại nha khoa
Biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng ê buốt nhanh chóng nhất chính là thăm khám và điều trị tại nha khoa để được các bác sĩ tái khoáng, hướng dẫn dùng gel chống ê buốt hay sử dụng các kỹ thuật nha khoa để tránh gây tổn thương răng nhạy cảm.
Tái khoáng: Cách này sẽ giúp khắc phục được những tình trạng răng chỉ mới hư tổn nhẹ, nhờ đó mà ngăn ngừa sự lây lan sang các mô răng lành khác. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng các chất chuyên dụng trong nha khoa để trám bít vị trí răng cần phục hồi.
Trường hợp muốn sử dụng các loại gel chống ê buốt, bệnh nhân cần được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trám răng Composite: Nếu cấu trúc răng bị tổn thương như mòn cổ chân răng, sứt mẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hàn trám.
Bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị ê buốt đó để giúp vi khuẩn không phát triển gây bệnh, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám răng, thay thế men răng bị mất, bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp sứt mẻ nhỏ, vết khuyết hình chêm do mòn cổ chân răng còn nông, chưa ăn sâu vào tủy.
Bọc răng sứ thẩm mỹ: Trường hợp răng bị sứt mẻ lớn gây viêm tủy, mòn cổ chân răng nặng, phương pháp hàn trám không mang lại tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.
Bác sĩ sẽ tiến hành mài lớp răng bên ngoài theo tỉ lệ phù hợp rồi bọc mão sứ lên trên. Mão sứ này được thiết kế với hình dáng, màu sắc và kích thước tương đương như răng thật.
Phương pháp bọc sứ sẽ giúp bạn duy trì tuổi thọ của răng thật được lâu hơn, chức năng ăn nhai như răng thật và giá trị thẩm mỹ cũng trở nên hoàn hảo.
Biện pháp phòng tránh các cơn đau ê buốt răng
Để ngăn ngừa các cơn đau ê buốt răng có thể xảy ra, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách: Lựa chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp dành cho răng nhạy cảm. Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày.
Khi chải răng nên chải vòng tròn theo chiều dọc, tránh đánh theo chiều ngang làm mài mòn men răng. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa dính giắt.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Hạn chế những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng bị kích thích. Giảm thiểu những thực phẩm nhiều đường và axit. Thay vào đó tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và canxi tốt cho răng.
Thăm khám nha khoa: Đến nha khoa thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ vôi răng, kiểm tra tình trạng răng miệng để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những bệnh lý có thể xảy ra.
Ngoài ra, với trường hợp bệnh nhân có thói quen nghiến răng khi ngủ, nên mua máng chống nghiến tại nha khoa để tránh làm mòn men, tổn thương răng.
Răng không sâu nhưng bị ê buốt thường xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách và chế độ ăn uống hằng ngày. Do đó, ngay từ bây giờ bạn nên thay đổi những thói quen không tốt này.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề về bệnh lý răng miệng thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.
Xem thêm răng ê buốt:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?