Hỏi: “ Chào Nha khoa! Răng số 6 của tôi bị sâu đã lâu, nhưng không đau nhức gì nên tôi không quan tâm lắm. Dạo gần đây tôi có cảm giác răng nhai bị nhói đau khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ cứng. Biểu hiện như vậy là bị gì vậy bác sĩ? Điều trị như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi cảm ơn! ” – Kim Thùy, Quận 10
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Kim Thùy!
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các răng nhai bị nhói đau khi ăn. Đa phần là do các vấn đề về tủy răng.
Khi các cấu trúc bảo vệ của răng bị phá vỡ do chấn thương (mẻ, gãy, vỡ, nứt…) hoặc bệnh lý (sâu răng, mòn men)… khiến tủy răng bị lộ ra ngoài, bệnh nhân rất dễ gặp phải các vấn đề về tủy như viêm tủy, hoại tử tủy…
Viêm tủy răng là nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây ra tình trạng đau răng khi ăn. Các cơn đau do các bệnh lý về tủy thường rất nhói và nhanh chóng thuyên giảm sau khi loại bỏ các kích thích.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện các cơn đau răng tự phát kéo dài trong khoảng vài phút và vài giờ. Đau nặng hơn vào ban đêm.
Theo thông tin mà bạn Kim Thùy cung cấp, răng số 6 của bạn bị sâu khá lâu. Khả năng răng của bạn bị đau do viêm tủy là khá cao. Song song với đó, răng nhai của bạn cũng có thể bị đau do chấn thương như nứt, gãy… nằm sâu bên dưới nướu.
Bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang để xác định mức độ tổn thương của răng và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng đau nhức răng nhai khi ăn
Việc xác định phương pháp khắc phục tình trạng đau nhức răng khi ăn phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng.
Chiếc răng số 6 của bạn bị sâu. Do đó song song với việc loại bỏ các tác nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp để khôi phục lại hình dáng và bảo vệ các mô răng còn khỏe mạnh.
Điều này sẽ giúp bạn có được kết quả điều trị toàn diện hơn, giúp bảo tồn răng và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái diễn trong tương lai.
➦ Trường hợp răng bị đau do các vấn đề tủy răng, tùy vào khả năng phục hồi của tủy, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu không thể điều trị được nữa, điều trị tủy răng sẽ là chỉ định cần thiết cho bệnh nhân.
Răng sau khi lấy tủy sẽ được phục hình bằng cách bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài nhỏ các răng này, sau đó lắp răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng.
➦ Trường hợp phần thân răng còn lại không đủ kích thước để bọc răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ có cùi giả sẽ được chỉ định.
➦ Trong trường hợp xấu nhất, răng bị nứt gãy sâu bên dưới nướu hoặc tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng và tư vấn cho bệnh nhân giải pháp trồng răng giả phù hợp.
Vì bạn Kim Thùy không cung cấp hình ảnh răng miệng thực tế, nên chúng tôi chưa có cơ sở để xác định chính xác hướng điều trị và phương pháp phục hình răng cho bạn.
Chính vì thế, bạn nên thu xếp thời gian đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm điều trị tủy răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?