Sáp nha khoa là vật dụng không thể thiếu với người niềng răng, chúng là cứu tinh cho những trường hợp khí cụ chỉnh nha làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng. Vậy sáp nha khoa là gì? Có bao nhiêu loại và cách sử dụng như thế nào?
I. Sáp nha khoa là gì? Dùng để làm gì?
Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha) là sản phẩm chuyên dụng dành cho người niềng răng mắc cài để bảo vệ các mô mềm trong miệng. Sáp nha khoa không mùi, có tính mềm, dễ uốn, được làm chủ yếu từ parafin, sáp ong, carnauba hoặc bơ ca cao.
Nhờ cấu tạo chủ yếu từ thành phần tự nhiên nên sáp nha khoa được đánh giá là an toàn, ngay cả khi bạn vô tình nuốt vào bụng thì cũng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe.
Những người đeo niềng, nhất là niềng răng mắc cài, rất dễ bị đau do mắc cài, dây cung vướng vào môi, má trong. Lúc này, để giảm bớt đau đớn và thoải mái hơn trong ăn uống, sinh hoạt, bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha.
Sáp chỉnh nha đóng vai trò như một rào chắn, khi phủ lên mặt các mắc cài và dây cung sẽ tạo nên một vùng đệm trơn mượt giúp ngăn chặn sự kích ứng của khí cụ niềng răng với lưỡi, môi và má trong.
Trong trường hợp dây cung bung sút hoặc đứt gãy thì sáp nha khoa là thứ rất hữu dụng để tạm thời ngăn không cho dây cung đâm vào mô mềm trong lúc sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ.
Bên cạnh đó, sáp nha khoa còn được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như răng bị gãy, sứt mẻ. Đây được xem là giải pháp an toàn để hạn chế các góc răng sắc nhọn làm tổn thương đến lưỡi khi chờ cuộc hẹn từ nha sĩ.
II. Có những loại sáp nha khoa nào?
Cùng với sự phổ biến của phương pháp niềng răng chỉnh nha, sáp nha khoa đã trở nên đa dạng hơn. Hiện nay, sáp nha khoa được sản xuất từ vô số các thương hiệu khác nhau giúp người niềng răng có được nhiều sự lựa chọn hơn.
- Sáp chỉnh nha Curaprox: Có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, được thiết kế nhỏ gọn, vừa vặn với túi và balo nên dễ dàng mang theo bên người. Sản phẩm thoang thoảng mùi bạc hà dịu nhẹ rất dễ chịu. Sáp chỉnh nha Curaprox có giá trung bình khoảng 175.000 VNĐ/hộp – 7 thanh.
- Sáp chỉnh nha 3M Unitek: Xuất xứ từ Mỹ, sản phẩm có độ bám dính cao và độ dẻo vừa phải giúp hạn chế những tổn thương ở vùng niêm mạc miệng trong quá trình niềng răng. Chi phí trung bình khoảng 60.000 VNĐ/hộp – 4 thanh.
- Sáp chỉnh nha Ortho Classic: Cũng xuất xứ từ Mỹ với thành phần chính là Paraffin rất an toàn cho cơ thể. Mức giá trung bình của sản phẩm khoảng 60.000 VNĐ/hộp – 5 thanh.
- Sáp chỉnh nha Dentek: Nếu thích mùi bạc hà, ngoài sáp chỉnh nha Curaprox, bạn có thể lựa chọn sáp chỉnh nha Dentek, sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Chi phí dao động khoảng 100.000 VNĐ/hộp – 10 thanh.
III. Mua sáp nha khoa ở đâu?
Trong những ngày đầu vừa mới gắn mắc cài, khoang miệng chưa kịp thời thích nghi với khí cụ, rất dễ xảy ra tình trạng rách miệng, chảy máu,… Vì vậy việc sử dụng sáp nha khoa là điều rất cần thiết nếu muốn giảm đau và ăn uống thoải mái hơn.
Bạn có thể mua sản phẩm ngay tại nha khoa niềng răng. Hoặc trường hợp nha khoa không bán, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc tây. Ngoài ra, sáp nha khoa cũng rất phổ biến trên các sàn thương mại điện tử nên bạn dễ dàng tìm mua.
Lưu ý, để an toàn khi sử dụng, bạn nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín đảm bảo sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh trường hợp mua nhầm hàng kém chất lượng, hàng trôi nổi. Vì sáp nha khoa sử dụng trực tiếp trong miệng, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn thân.
IV. Cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn
Sáp nha khoa mặc dù không trong suốt nhưng có màu trắng trong giúp đảm bảo phần nào yếu tố thẩm mỹ khi gắn trên mắc cài. Sản phẩm tồn tại ở dạng rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Thông thường, người ta sẽ tạo hình sáp nha khoa dạng que dài nhỏ để dễ dàng bảo quản cũng như sử dụng. Dưới đây là cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Để hạn chế mảng bám, vi khuẩn tích tụ gây hôi miệng, hãy chải răng thật sạch bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn trong kẽ răng.
- Bước 2: Cần rửa tay sạch với xà phòng loại bỏ vi khuẩn và lau khô. Điều này giúp hạn chế được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào miệng. Trường hợp miệng đang tổn thương thì cần chú ý kỹ hơn.
- Bước 3: Lấy một mẫu sáp nha khoa vừa đủ, kích thước cỡ hạt đậu, vo tròn rồi đắp lên những vị trí, mắc cài mà bạn cảm thấy chúng thường xuyên làm tổn thương đến mình.
- Bước 4: Ở những vị trí mắc cài khác, thao tác lặp lại như cũ. Bạn có thể dùng gương để quan sát dễ dàng và thuận tiện hơn. Sáp phủ đầy đủ trên mắc cài sẽ giảm cảm giác đau đớn. Theo thời gian, khi mô mềm trong khoang miệng dần quen với sự có mặt của khí cụ, bạn sẽ càng ít sử dụng sáp hơn.
V. Sáp nha khoa có nuốt được không?
Khi chẳng may nuốt phải sáp nha khoa bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.
Bởi sáp nha khoa được làm từ các sáp cọ, sáp ong cũng như các thành phần lành tính, nếu nuốt vào bụng cũng không gây ảnh hưởng gì xấu cho sức khỏe.
VI. Cách bảo quản sáp nha khoa
Sáp nha khoa thường được sản xuất vào đóng gói trong hộp nhỏ giúp thuận tiện đem theo và dễ dàng bảo quản.
Theo đó, sau khi dùng xong bạn nên đóng kín nắp bảo quản hộp sáp ở nơi thoáng mát trong nhiệt độ thường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Trước khi dùng sáp nha khoa cần đảm bảo vệ sinh, rửa tay sạch sẽ với xà phòng nhằm tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn vào hộp.
Trường hợp chẳng may hộp sáp để ở nhiệt độ quá nóng và bị mềm bạn có thể bỏ vào tủ lạnh để sáp đông lại vừa đủ để dùng được tốt hơn.
Hoặc ngược lại nếu thời tiết lạnh sáp bị đông cứng lại bạn có thể để sáp gần những vật ấm cho đến khi mềm vừa đủ là có thể sử dụng được hiệu quả như bình thường.
VII. Lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa
Một số lưu ý để việc sử dụng sáp nha khoa đạt kết quả tốt nhất:
- Trước khi bôi sáp, hãy dùng bông gòn hoặc băng gạc để thấm nước bọt, mắc cài càng khô thì mức độ bám dính của sáp sẽ càng tốt hơn.
- Chỉ lấy một lượng sáp vừa đủ vì khi sử dụng quá nhiều không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dàng bị rơi ra ngoài trong lúc nói chuyện hoặc ăn nhai.
- Sáp nha khoa rất nhỏ gọn và tiện lợi nên lúc nào cũng nên mang theo bên mình phòng trường hợp cần thiết, nhất là khi miếng sáp rơi ra khi ăn uống.
- Khi thực hiện vệ sinh răng miệng, nên gỡ sáp nha khoa để việc chải răng được dễ dàng và hiệu quả làm sạch tốt nhất.
- Tuyệt đối không giữ sáp nha khoa trên mắc cài quá 24 giờ vì dễ tích tụ mảng bám, gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,…
- Việc bảo quản sáp nha khoa tương đối đơn giản, chỉ cần đặt nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và nơi có nhiệt độ cao. Trường hợp thời tiết quá lạnh, miếng sáp có xu hướng đông cứng hơn, lúc này khi sử dụng bạn có thể đặt bên cạnh vật ấm để làm mềm.
- Bên cạnh đó, nếu trong quá trình sử dụng, vô tình nuốt phải miếng sáp vào bụng, bạn không cần lo lắng vì đây là sản phẩm y tế an toàn, được làm chủ yếu từ sáp ong nên sẽ được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên. Lúc này bạn có thể tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để thúc đẩy nhu động ruột, đưa chất thải ra ngoài nhanh chóng hơn.
VI. Có phương pháp khác ngoài sáp nha khoa không?
Trường hợp không có sáp nha khoa, bạn có thể thay thế bằng vật liệu silicone chất lượng chuyên dụng trong nha khoa, chúng cũng mang lại hiệu quả tương tự. Ưu điểm của sản phẩm này là bám dính chắc chắn, đàn hồi tốt và không bị thấm nước. Tuy nhiên, silicone lại có chi phí khá đắt và khó tìm mua.
Một trường hợp khác, bạn có thể sử dụng miếng bông, gạc nhỏ để cách ly tạm thời mắc cài, dây cung với mô mềm trong miệng. Cách này cũng có tác dụng giảm tổn thương tuy nhiên không thể dùng khi ăn uống. Đây cũng chỉ là giải pháp tạm trong trường hợp chưa mua được sáp nha khoa.
Có thể thấy sáp nha khoa được xem là vị cứu tinh hoàn hảo nhất cho những người gặp vấn đề tổn thương má khi niềng răng, không chỉ đảm bảo an toàn, hiệu quả mà chi phí còn tiết kiệm.
Những thắc mắc về sáp nha khoa là gì, có bao nhiêu loại và cách sử dụng như thế nào đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng gọi vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?