Có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì những chiếc răng lại bị chạy đi về lại vị trí ban đầu hoặc khiến răng xô lệch nhiều hơn. Vậy sau khi niềng răng bị chạy là do đâu?
Niềng răng là phương pháp điều chỉnh lại răng, giúp răng trở nên đều đặn và đúng vị trí hơn, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì những chiếc răng lại bị chạy đi về lại vị trí ban đầu hoặc khiến răng xô lệch nhiều hơn. Vậy sau khi niềng răng răng bị chạy là do đâu?
1. Chạy răng sau khi niềng là gì?
Chạy răng sau khi niềng còn được gọi là tái phát chỉnh nha, hiện tượng răng dịch chuyển trong khoang miệng làm thay đổi kết quả niềng răng. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng răng dịch chuyển sẽ khiến răng bị xô lệch, sai vị trí, ảnh hưởng đến khớp cắn, thậm chí là làm răng yếu hơn và biến dạng khuôn mặt.
2. Răng bị chạy sau khi niềng răng là do đâu?
Sau khi niềng răng – răng bị “chạy” hoặc trở về lại như đúng vị trí ban đầu thông thường là do tay nghề của bác sĩ chưa cao, nhưng đa phần là do bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách để cố định lại răng khi vừa mới tháo niềng xong.
Hàm duy trì sau khi niềng răng là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định nha hàm cho bạn sau khi niềng răng. Vì kết quả sau khi chỉnh nha niềng răng sẽ chưa hoàn toàn ổn định, các mô xương hàm, nướu chưa đạt độ bền vững nhất, có thể bị xô lệch, “chạy” đi nếu gặp các tác động khi cắn, nhai.
Chính vì vậy, sau khi niềng răng để tránh răng bị chạy thì các bạn nên thực hiện đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, giữ cho răng được cố định ở vị trí mới. Sau khi hoàn thành việc mang hàm duy trì thì hiệu quả chỉnh nha niềng răng của bạn mới đảm bảo chắc chắn được.
3. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng đúng cách như thế nào?
Để đeo hàm duy trì sau khi niềng răng được đúng cách, các bạn cần phải đảm bảo đúng 2 nguyên tắc sau:
– Thời gian mang hàm duy trì:
Sau khi bạn tháo niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện chế tác cho bạn hàm duy trì theo đúng với mẫu dấu hàm của bạn, việc đeo hàm duy trì này được kéo dài cho đến khi bác sĩ nhận thấy xương hàm và răng của bạn đã hoàn toàn cố định và không có nguy cơ bị chạy về vị trí ban đầu nữa thì lúc đó các bạn có thể chấm dứt việc đeo hàm duy trì.
Thời gian đầu khi mới đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, bạn phải đeo liên tục trong 24h. Sau đó thì thời gian mang hàm duy trì sẽ giảm dần theo chỉ định của bác sĩ. Việc mang hàm duy trì có thể kéo dài hay rút ngắn tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện răng của bạn.
– Cần vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì hàng ngày:
Vì hàm duy trì có thể tháo lắp dễ dàng nên việc vệ sinh hàm duy trì sẽ rất dễ dàng, các bạn nên vệ sinh chúng hàng ngày vì nó là dạng khay kín, nếu không sạch sẽ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho hàm răng của các bạn.
4. Cách khắc phục răng bị chạy sau khi niềng
Tùy vào thời gian và mức độ răng chạy như thế nào mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
a. Đeo hàm duy trì
Trường hợp răng chỉ mới dịch chuyển nhẹ và xảy ra vào thời điểm vừa kết thúc niềng răng, cách khắc phục tốt nhất là đeo hàm duy trì.
Hàm duy trì được thiết kế dựa trên dấu hàm cụ thể của từng bệnh nhân, nó có nhiệm vụ giữ răng ổn định ở vị trí mới, ngăn ngừa răng dịch chuyển quay trở lại vị trí cũ.
Thời gian đầu sau khi vừa tháo mắc cài, hàm duy trì cần đeo liên tục trong 24 giờ, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng. Sau đó thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần phụ thuộc vào tình trạng ổn định răng của mỗi người.
b. Niềng lại răng
Trường hợp răng của bệnh nhân dịch chuyển nghiêm trọng gây sai lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-Quang xem xét đánh giá kỹ lưỡng trước khi chỉ định bệnh nhân thực hiện niềng răng chỉnh nha lần 2.
Việc niềng răng mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nên khi phải tiến hành niềng răng lần 2, bệnh nhân cần tìm hiểu, lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, chuyên sâu về niềng răng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc hiện đại.
5. Cách ngăn ngừa tình trạng chạy răng sau khi niềng
Sau khi tháo niềng, một số thói quen răng miệng có thể khiến răng bạn bị dịch chuyển, do đó cần lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra:
- Luôn đảm bảo đeo hàm duy trì theo đúng thời gian và quy định của bác sĩ chỉnh nha, tuyệt ý không tự ý thay đổi. Ban đầu bạn có thể khó chịu vì sự bất tiện của chúng nhưng chính chúng lại là thứ đem đến kết quả hoàn hảo cho quá trình chỉnh nha của bạn.
- Nướu cũng cần được phục hồi sau khi tháo niềng vì vậy hãy vệ sinh răng miệng thật kỹ, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngăn ngừa mảng bảm tích tụ, nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng nướu và tác động đến độ ổn định của răng.
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, rau củ giòn,… Đồng thời hạn chế những món ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
- Những ngày đầu sau khi tháo niềng, răng còn yếu, chưa đạt được sự ổn định nên ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, tránh thực phẩm dai cứng.
- Các thói quen xấu như chống cằm, cắn móng tay, đẩy lưỡi, mút tay,… cần được loại bỏ ngay nếu không muốn răng chạy về vị trí ban đầu.
- Bên cạnh đó, khi ngủ bạn cũng nên hạn chế nằm nghiêng, điều này sẽ vô tình tạo áp lực lên răng và hàm. Thay vào đó hãy nằm ngửa khi ngủ.
- Thăm khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và kiểm tra mức độ ổn định của hàm răng, kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “sau khi niềng răng bị chạy là do đâu?”, nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ niềng răng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trả lời một cách nhanh nhất. Hoặc các bạn có thể đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa phục hình thẩm mỹ răng thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?