khuyến mãi 30/4 - 1/5

Nuốt mắc cài có sao không? Cần phải xử lý như thế nào?

Nuốt mắc cài là một sự cố không hiếm gặp trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Điều này khiến cho không ít bệnh nhân hoang mang lo lắng nếu chẳng may nuốt mắc cài có sao không? Cần phải xử lý như thế nào để hạn chế các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra?

Nuốt mắc cài có sao không? Cần phải xử lý như thế nào?
Nuốt mắc cài có sao không? Cần phải xử lý như thế nào?

I. Nguyên nhân gây rớt mắc cài khi niềng răng

Để niềng răng chỉnh nha sẽ phải sử dụng đa dạng các khí cụ như: mắc cài, dây cung, dây thun,… Mắc cài sẽ được gắn cố định chắc chắn lên bề mặt của răng bằng các loại keo dán chuyên dụng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mắc cài có thể bị bung tuột, rơi rớt trong quá trình ăn uống, sinh hoạt do nhiều nguyên nhân như:

1. Vệ sinh răng miệng sai cách

Khi không chú ý tuân thủ vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ thì khả năng bung sút khí cụ là rất cao.

Đặc biệt là đối với những ai có thói quen chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, dùng các bàn chải có chất liệu lông xơ cứng. Những thói quen này không chỉ dễ gây bong bậc khí cụ mà còn tác động xấu đến răng nướu, nguy cơ mòn men răng, chảy máu nướu răng.

Vệ sinh răng sai cách rất dễ làm bung sút khí cụ chỉnh nha
Vệ sinh răng sai cách rất dễ làm bung sút khí cụ chỉnh nha

2. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn nhai các món có độ dai cứng cao, nhai nước đá lạnh cũng là lý do khiến cho mắc cài, dây cung dễ rơi rớt thậm chí tổn thương đến răng lợi.

3. Do va đập mạnh

Các chấn thương, tai nạn, va đập mạnh từ bên ngoài cũng gây tác động không nhỏ đến hệ thống khí cụ niềng răng. Từ đó khó tránh khỏi nguy cơ gãy vỡ mắc cài, tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng.

4. Gắn mắc cài không chắc chắn

Nếu bác sĩ có tay nghề non kém, thiếu kinh nghiệm sẽ không đảm bảo việc gắn mắc cài được chắc chắn. Từ đó dẫn đến khí cụ rất dễ rơi rớt bất cứ lúc nào trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Gắn mắc cài không chắc chắn sẽ rất dễ rơi rớt trong quá trình đeo niềng
Gắn mắc cài không chắc chắn sẽ rất dễ rơi rớt trong quá trình đeo niềng

5. Khí cụ sử dụng kém chất lượng

Tại những cơ sở nha khoa niềng răng kém uy tín, sử dụng khí cụ, vật liệu chỉnh nha không chất lượng, không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Nếu niềng răng bằng các khí cụ này sẽ rất dễ gây ra kích ứng ảnh hưởng xấu đến răng lợi, sức khỏe. Bên cạnh đó, khả năng bám dính, tác động lực kéo từ các khí cụ cũng không được cao cho nên việc bong rơi mắc cài cũng là điều khó tránh khỏi.

II. Nuốt mắc cài có sao không?

Giải đáp thắc mắc nuốt mắc cài có sao không các chuyên gia cho biết sự cố này ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe cũng như tiến độ chỉnh nha.

Một số hậu quả không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải nếu chẳng may nuốt mắc cài đó là:

1. Gây sưng viêm vùng họng

Trong quá trình nuốt mắc cài có thể va quẹt với thành họng dẫn đến trầy xước, chảy máu, rách niêm mạc trong cổ họng. Lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công thông qua các vết rách khiến cho cổ họng sưng viêm vô cùng khó chịu.

2. Gây đau dạ dày

Mắc cài được làm bằng chất liệu có độ cứng chắc, tính chịu lực cao, lành tính với răng miệng nhưng lại rất có hại cho tiêu hóa. Khi mắc cài bị nuốt vào bụng sẽ rất khó tiêu hóa và có thể đâm vào thành dạ dày gây tổn thương, đau nhói.

Nuốt mắc cài có thể gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Nuốt mắc cài có thể gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

3. Gây tổn thương ruột

Nếu như mắc cài không được tiêu hóa ở dạ dày thì theo thời gian sẽ dần chuyển xuống đường ruột. Từ đó nguy cơ cao dẫn đến tổn thương, thủng đường ruột, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

Việc bong rơi mắc cài sẽ khiến cho bệnh nhân mất thêm thời gian và công sức đến nha khoa thăm khám, khắc phục sự cố.

Thậm chí nếu như chậm trễ trong việc gắn lại mắc cài còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dịch chuyển của răng khiến cho quá trình điều trị mất nhiều thời gian hơn.

III. Cách xử lý khi bị nuốt mắc cài vào bụng

Khi chẳng may nuốt phải mắc cài bạn nên giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không được móc họng để nôn ói nhằm tránh các tổn thương cho khoang miệng cũng như dạ dày diễn ra nặng hơn.

Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng khí cụ trên răng để nắm rõ được số lượng mắc cài đã nuốt phải. Trường hợp mắc cài rơi rớt ra ngoài bạn nên làm sạch và cất giữ để đem đến nha khoa cho bác sĩ xử lý.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để đặt hẹn gắn lại mắc cài và có sự điều chỉnh trong thời gian nhanh nhất có thể. Có như vậy mới đảm bảo được quá trình dịch chuyển của răng diễn ra liên tục, tránh các sai lệch có thể phát sinh.

Trong quá trình ăn uống hằng ngày hãy cố gắng bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc giúp hạn chế sự va chạm của mắc cài với dạ dày. Đồng thời tăng khả năng đào thải mắc cài theo hệ bài tiết dễ dàng, hạn chế tổn thương đáng kể.

Để đảm bảo an toàn hơn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chụp x-quang và thực hiện các nội soi cần thiết để xác định xem mắc cài đã đào thải hay chưa. Nếu mắc cài vẫn còn trong ổ bụng các bác sĩ sẽ có biện pháp phù hợp để lấy mắc cài ra ngoài, ngăn ngừa tối đa các tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.

IV. Hướng dẫn phòng tránh mắc cài rơi vào bụng

Để phòng tránh trường hợp mắc cài rơi vào bụng cũng như các sự cố có thể xảy ra trong suốt quá trình niềng răng chỉnh nha, bệnh nhân cần lưu ý đến các điều sau đây:

1. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Lựa chọn các loại bàn chải chuyên dụng cho răng niềng có đầu lông mềm, kem đánh răng chứa flour giúp việc làm sạch răng được hiệu quả.

Khi chải răng chú ý dùng lực vừa phải, chải dọc ở khắp các mặt của răng nhất là ở những vị trí mắc cài dễ bám dính vụn thức ăn thừa.

Cần kết hợp dùng thêm nhiều dụng cụ bổ trợ khác như: chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ, máy xịt tăm nước nhằm tăng khả năng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn còn sót lại, giữ cho răng luôn sạch khỏe, ngừa bệnh lý tối ưu.

Vệ sinh răng niềng cẩn thận đúng cách
Vệ sinh răng niềng cẩn thận đúng cách

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Ưu tiên ăn uống các thức ăn mềm, loãng, dễ nhai nuốt.

Tuyệt đối không ăn nhai các món quá dai cứng, quá dẻo cần phải dùng lực nhai mạnh vừa khiến cho mắc cài dễ bung bậc, vừa gây tổn thương đến răng nướu.

Các món ngọt nhiều đường, đồ ăn có tính axit cao, bia rượu, cà phê, nước có gas cũng dễ làm phát sinh các bệnh lý ở răng miệng nên cũng phải hạn chế tiêu thụ.

Trong quá trình ăn nhai nên nhai chậm, kỹ để tiêu hóa thức ăn tốt hơn và nếu vô tình mắc cài rơi ra cũng tăng khả năng nhận biết được khi nhai phải, tránh rủi ro không đáng có.

Đồ ăn mềm là lựa chọn tốt nhất cho người đang niềng răng
Đồ ăn mềm là lựa chọn tốt nhất cho người đang niềng răng

3. Lựa chọn địa chỉ nha khoa niềng răng đảm bảo uy tín

Nha khoa uy tín sẽ đáp ứng tốt về tay nghề của bác sĩ, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, khí cụ chỉnh nha chất lượng giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đảm bảo kết quả thành công như mong đợi.

Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng an toàn, hiệu quả
Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng an toàn, hiệu quả

Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề nuốt mắc cài có sao không? Cần phải xử lý như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm niềng răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close