Sâu răng có thể phát triển ở tất cả các vị trí răng. Trong đó, sâu răng nhai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các răng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và biện pháp khắc phục.
1. Vai trò của răng hàm
Răng hàm là nhóm răng lớn nhất, chúng có bề mặt rộng và phẳng. Đồng thời đây cũng là một trong những chiếc răng khỏe mạnh nhất trên cung hàm.
Thiết kế đặc biệt của răng hàm giúp chúng giữ vai trò ăn nhai chính, nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Bên cạnh đó, vị trí của răng hàm còn giúp duy trì chiều cao của khuôn mặt và duy trì vị trí thích hợp của những chiếc răng còn lại, cấu tạo nên tính hài hòa, thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt.
2. Vì sao tỉ lệ sâu răng nhai cao hơn các vị trí khác
Bộ răng vĩnh viễn của con người, gồm tất cả 32 răng, chia thành 5 nhóm:
- Răng cửa: Gồm các răng số 1, số 2. Tất cả 8 chiếc.
- Răng nanh: Răng số 3, có 4 chiếc.
- Răng tiền hàm: Gồm răng số 4, số 5. Tất cả 8 chiếc.
- Răng hàm: Gồm răng số 6, số 7, số 8 (răng khôn). Tất cả 12 chiếc.
Trừ răng khôn, hầu như tất cả các răng khác trong cung hàm đều đóng vai trò nhất định trong việc ăn nhai, chủ lực là các răng số 6, số 7.
Trong dân gian, các răng số 6, số 7 được gọi là răng cấm. Chúng là các răng có kích thước lớn nhất trong cung hàm, có nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.
Mặt nhai của các răng hàm rộng và có nhiều múi. Khi bệnh nhân ăn nhai, vi khuẩn, mảng bám, vụn thức ăn rất dễ giắt vào các hố rãnh trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ tấn công vào răng, gây sâu răng.
Răng cửa và răng nanh có dạng thuôn, có cạnh sắc bén để kẹp và cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Bề mặt răng trơn láng. Hơn nữa, chúng nằm ở phía trước, nên việc chăm sóc, vệ sinh có phần dễ dàng hơn các răng nhai. Vì thế, tỷ lệ sâu răng cũng thấp hơn.
➦ Như vậy, nguyên nhân khiến cho răng nhai dễ bị sâu hơn các răng khác nằm ở đặc điểm cấu tạo của chúng.
a) Biểu hiện của răng nhai bị sâu
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý răng miệng này là vi khuẩn và các chất mà chúng tiết ra khi kết hợp với vụn thức ăn (đường, tinh bột).
Ban đầu, bệnh sâu răng chỉ là các đốm đen trên bề mặt răng. Hình thành do vi khuẩn, acid làm mất khoáng và phá hủy men răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ăn sâu vào cấu trúc răng, làm tổn thương ngà răng và tủy răng.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh sâu:
- Xuất hiện các lỗ sâu có thể nhìn thấy trên răng.
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh.
- Có đốm đen trên răng.
- Răng bị đổi màu.
- Sưng phù tại một số vùng lợi nhất định, áp xe chân răng.
Khi răng có các dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
b) Cách điều trị sâu răng nhai
Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng và trám răng sâu lại bằng chất gắn chuyên dụng để khôi phục lại hình dáng răng.
Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ và bảo vệ các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Trường hợp răng bị sâu nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, tùy vào mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với các răng bị viêm tủy nhẹ, vẫn còn khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô bệnh, trám răng lại và theo dõi trong một thời gian nhất định. Nếu răng không bị đau nhức trở lại, có thể không cần phải lấy tủy.
Việc loại bỏ tủy răng chỉ được chỉ định khi răng bị viêm tủy quá nặng, không thể điều trị được nữa. Kỹ thuật này thường đi kèm với bọc răng sứ thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ mài nhỏ chiếc răng đã lấy tủy và gắn cố định mão răng sứ lên trên để tái tạo lại hình dáng răng.
Mục đích của việc bọc răng sứ cho răng đã lấy tủy là để giúp chúng được cứng chắc hơn. Bởi răng đã lấy tủy còn gọi là răng chết, giòn và dễ bị gãy, vỡ. Răng hàm lại chịu nhiều áp lực từ hoạt động ăn nhai. Nếu không được bọc răng sứ, khả năng mất răng sớm là rất cao.
3. Nên điều trị sâu răng ở đâu?
Điều trị sâu răng nhai chưa phải là một kỹ thuật nha khoa khó. Thế nhưng, để có được kết quả điều trị và phục hình răng tối ưu nhất, bạn nên thực hiện ở một cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy.
Với công nghệ điều trị tiên tiến, hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, Nha khoa Đông Nam luôn mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.
Vật liệu được sử dụng để trám răng ở Nha khoa Đông Nam là Composite. Đây là một loại vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay, nhờ vào:
✅ Màu sắc của miếng trám tương đồng với màu răng tự nhiên.
✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám.
✅ Khả năng phục hình với kích thước tối thiểu, ít xâm lấn đến cấu trúc răng.
✅ Tính dẻo cao, miếng trám vừa khít với vị trí trám, cho hiệu quả phục hình tối ưu.
✅ Chi phí thấp, chỉ khoảng 400.000 đồng mỗi răng.
Các dòng răng sứ tại Nha khoa Đông Nam được chế tạo bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại, với độ chính xác cao. Kết hợp với kỹ thuật mài cùi răng chuẩn xác, đảm bảo hiệu quả phục hình tối ưu ở mọi trường hợp điều trị.
4. Khi nào thì nên nhổ răng hàm?
Như đã đề cập ở phần đầu, răng hàm là nhóm răng vô cùng quan trọng, giữ vai trò ăn nhai chính trên cung hàm nên việc nhổ bỏ cần được cân nhắc thật kỹ, phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Bảo tồn răng thật là nguyên tắc điều trị nha khoa, việc nhổ răng chỉ được thực hiện khi chiếc răng hư tổn không thể tiếp tục bảo tồn được nữa. Một số trường hợp có thể sẽ phải nhổ bỏ răng hàm:
- Răng sâu mẻ lớn, phá hủy toàn bộ thân răng, chỉ còn một ít chân răng nằm bên dưới nướu.
- Răng bị chấn thương nặng, lung lay nghiêm trọng.
- Răng bị nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe ở chóp răng.
- Ổ nhiễm trùng ở chóp răng lan rộng gây viêm xương hàm và tổn thương các tổ chức lân cận.
5. Biện pháp phòng ngừa sâu răng nhai
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng là vi khuẩn và vụn thức ăn còn bám lại trên răng.
Chính vì thế, ngoài việc rèn luyện thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cũng nên hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như các loại hạt, nước ngọt có gas, bánh ngọt, kẹo…
Nếu hố rãnh trên mặt nhai của răng quá sâu, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ trám kín các hố rãnh bằng vật liệu chuyên dụng.
Song song với đó, bạn cũng nên đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ, khoảng 6 tháng một lần, kết hợp với khám răng để loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời khách quan cho vấn đề “Vì sao tỉ lệ sâu răng nhai cao hơn các răng khác?”.
Nếu cần được tư vấn thêm, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?