Răng sứ vốn được chia ra thành 2 dòng chính đó là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Hôm nay chúng ta sẽ so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ để nắm rõ sự khác nhau của chúng nhé.
Răng sứ được xem là một loại “vật liệu” quan trọng nhất được dùng trong các phương pháp phục hình thẩm mỹ cũng như hỗ trợ trong kỹ thuật trồng lại răng mất rất được ưa chuộng.
Hiện nay, có khá nhiều loại răng sứ được ra đời nhằm tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho việc lựa chọn của bệnh nhân. Và như chúng ta cũng đã biết, tất cả các loại răng sứ vốn được chia ra thành 2 dòng răng chính là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Hôm nay, chúng ta sẽ so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ để hiểu rõ những đặc tính của chúng nhé.
– Răng sứ kim loại: là dòng răng sứ có cấu tạo bởi lớp khung sườn bên trong bằng các loại hợp kim như: Ni – Cr, Cr – Co, Ni – Co – Titan… và bên ngoài khung sườn này sẽ được phủ bởi một lớp men sứ.
– Răng toàn sứ: khác với răng sứ kim loại bởi lớp sườn bên trong của nó được đúc hoàn toàn bằng sứ nguyên chất, có thể trùng khớp luôn với lớp men sứ bên ngoài.
Với sự so sánh giữa răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ mà chúng tôi tập hợp dưới đây sẽ giúp cho các bạn có sự nhận định đúng đắn nên lựa chọn loại răng sứ nào phù hợp với mong muốn của bản thân mình.
I. So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ
1. Tính thẩm mỹ
Răng sứ kim loại được cấu tạo từng khung sườn kim loại bên trong nên nó sẽ gây ảnh hưởng về màu sắc của răng sứ, khi có ánh sáng mạnh chiếu vào răng thì phần khung kim loại sẽ dễ bị phản quang làm cho thân răng bị ánh đen trông rất mất thẩm mỹ.
Răng sứ toàn sứ do được cấu tạo hoàn toàn từ khối sứ nên sẽ không hề bị ánh đen, răng lại có màu sắc sáng bóng giống như răng thật.
2. Nguy cơ đen viền nướu
Đây chính là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai loại răng sứ này. Vì tính chất của kim loại là sẽ bị oxy hóa với môi trường axit trong khoang miệng nên sau một thời gian sử dụng, khung kim loại bên trong của răng sứ sẽ bị đen dần đi, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho răng mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kim loại.
Với dòng răng sứ toàn sứ thì hiện tượng này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra, tình trạng răng sứ vẫn được trắng bóng như lúc ban đầu.
3. Tuổi thọ của răng
Thông thường, tuổi thọ của răng sứ kim loại trung bình từ 5 – 7 năm, tuy nhiên vì lý do bị đen viền nướu nên bạn chỉ sử dụng khoảng 3 – 5 năm thì nên thay lại răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng cũng như an toàn cho sức khỏe.
Tuổi thọ của răng toàn sứ trung bình tồn tại từ 15 – 20 năm, thậm chí nó vẫn có thể tồn tại suốt đời nếu như được bệnh nhân chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách.
4. Độ bền chắc của răng
Độ bền chắc cũng là yêu cầu quan trọng hàng đầu cho răng phục hình. Răng mới phải đảm nhận tốt vai trò ăn nhai như răng thật, nhất là khi phục hình cho những răng chịu lực nhai lớn như răng hàm.
Dòng răng sứ kim loại phải nhờ đến khung sườn kim loại cứng chắc bên trong mới đủ sức chịu được lực nhai tác động lên răng và ăn nhai tốt. Thì dòng răng toàn sứ được nung ở nhiệt độ >1600 độ nên có độ cứng chắc rất cao, sức bền còn cao hơn cả dòng răng truyền thống.
Với sự so sánh giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng những ưu điểm vượt trội mà dòng răng toàn sứ có được, mặc dù có chi phí cao hơn răng sứ kim loại nhưng xét về tính lâu dài thì răng toàn sứ vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhìn chung, để có thể lựa chọn cho mình loại răng sứ phù hợp để thực hiện phục hình thì các bạn nên đến trực tiếp nha khoa để các bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn trước, từ đó mới có thể đưa ra được những lời khuyên nên lựa chọn loại răng sứ nào cho phù hợp với mong muốn của bạn nhất.
=> Để có cái nhìn tổng quan về so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ, hãy theo dõi bảng tổng hợp so sánh 2 loại răng sứ này để nhận thấy rõ hơn:
Đặc điểm | Răng sứ kim loại | Răng toàn sứ |
Cấu tạo | Khung sườn bên trong là kim loại, bên ngoài phủ lớp sứ | 100% sứ nguyên chất |
Độ bền, tuổi thọ | Độ bền không cao, trung bình từ 5-7 năm | Độ bền cao, dao động từ 15-20 năm |
Tính thẩm mỹ | Hình dáng, màu sắc giống răng thật, răng trắng sáng tự nhiên thời gian đầu khi sử dụng. | Có màu sắc, hình dáng không khác gì răng thật
Răng sứ trắng sáng tự nhiên, không bị phản quang Không đen viền nướu sau một thời gian sử dụng |
Chức năng ăn nhai | Khả năng chịu lực ăn nhai kém hơn do cấu tạo không đồng nhất | Chịu lực ăn nhai lớn, phục hồi chức năng ăn nhai tốt |
Chi phí | Chi phí giá răng sứ kim loại thấp hơn, trung bình 1-2 triệu | Giá răng toàn sứ dao động từ 4 – 7 triệu tuỳ theo loại răng sứ |
»» Xem chi tiết chi phí phục hình răng sứ tại: BẢNG GIÁ TRỒNG RĂNG SỨ
Tại Nha Khoa Đông Nam, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí bởi các bác sĩ chuyên khoa lĩnh vực phục hình răng thẩm mỹ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm mão răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?