chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Tác hại của Bệnh Sâu Răng như thế nào?

Tác hại của bệnh sâu răng nguy hiểm như thế nào? – Bệnh sâu răng là một bệnh đa yếu tố và là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố: màng sinh học do vi khuẩn (mảng bám răng), môi trường (như chế độ ăn uống, thành phần nước bọt và tốc độ tiết nước bọt, fluoride) và cấu trúc răng.

tác hại của bệnh sâu răng nguy hiểm như thế nào

I. Tiến trình của bệnh sâu răng

Sâu răng tiến triển từ từ qua men răng (sâu men) cho đến khi nó đến ngà răng và thâm nhập vào tủy răng. Ngà răng không cứng như men bởi vì nó được cấu tạo với hình khối bằng ống, sâu răng tiến triển nhanh hơn trước (sâu ngà).

Khi bị sâu răng tấn công, ngà răng phản ứng bằng cách phát triển nhiều hơn và trở nên dày hơn để bảo vệ các dây thần kinh khỏi các kích thích có hại do sâu răng. Đây được gọi là “ngà thứ cấp” hoặc “ngà phản ứng”.

tac hai cua benh sau rang 1
Men răng bị sâu —> sâu ngà răng —> Tủy răng bị sâu —> Tủy chết

II. Triệu chứng của bệnh sâu răng

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu: ngà, men răng chuyển sang sẫm, xuất hiện nhiều đốm trắng. Lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, răng chưa có lỗ sâu và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa còn chưa rõ rệt, có thể sau khi ăn thức ăn chua cay, nóng lạnh thì có một chút ê nhức nhưng triệu chứng này biến mất ngay sau đó nên rất khó phát hiện.

triệu chứng của sâu răng
Dấu hiệu của bệnh sâu răng

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu, ăn mòn vào trong cấu trúc răng bên trong sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, có thể đã khiến tủy răng bị viêm, mức độ đau gia tăng, khi đó dù hít hơi thở hơi lạnh là đã khiến bạn bị ê buốt rồi.

sâu răng
Sâu răng ăn mòn cấu trúc răng

III. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Sâu răng là kết quả của sự tổng hợp nhiều yếu tố là vi khuẩn, cấu trúc răng và môi trường (chế độ ăn uống, tốc độ tiết nước bọt ) gây ra.

1. Do cấu trúc răng

Chất lượng men răng và ngà răng phụ thuộc vào hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, trong đó đặc biệt là canxi. Ngoài ra, chất fluor có tác dụng bảo vệ men răng rất tốt, những người có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn những người khác.

2. Do môi trường

Người ta đã chứng minh được rằng, thức ăn có nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sâu răng, một số thực phẩm giàu tinh bột nếu như vệ sinh không sạch sẽ, còn sót lại cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Ngoài ra, nước bọt là môi trường tốt có khả năng rửa trôi vi khuẩn gây bệnh sâu răng, nếu như bạn bị khô miệng thì sâu răng sẽ dễ xảy ra hơn.

nguyên nhân gây sâu răng

3. Do vi khuẩn (mảng bám, vôi răng)

Vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám răng hay cao răng, các mảng bám răng có tới 70% là trọng lượng vi khuẩn. Các mảng bám răng là các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sau 24h sẽ liên kết với các vi khuẩn tạo thành, các mảng bám răng không được vệ sinh sau 14 ngày sẽ tạo thành cao răng.

Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường thành axit lactic gây tiêu canxi ở men răng, từ đó gây sâu răng.

IV. Tác hại của bệnh sâu răng đến răng miệng

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khi sâu răng tiến triển đến tủy răng bạn sẽ bắt đầu gặp một số triệu chứng đau do các dây thần kinh trong răng bị ảnh hưởng (viêm tủy răng). Giai đoạn đầu của triệu chứng viêm này được gọi là “viêm tủy hồi phục“.

tac hai cua benh sau rang 2
Viêm tủy hồi phục

Nếu sâu răng tiếp tục tiến triển, lâu dần chúng sẽ tạo nên “viêm tủy không hồi phục“. Máu cung cấp cho răng qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ chóp răng bị chèn ép gây chết các dây thần kinh, hiện tượng này gọi là “hoại tử tủy hoặc tủy chết”.

Cuối cùng, các vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng. Đây là một tình trạng viêm quanh chóp răng, có thể là viêm cấp tính kèm theo đau đớn và sưng, tấy đỏ và nóng hoặc một chứng viêm mãn tính. Viêm mãn tính không gây đau đớn và thường được phát hiện tình cờ khi chụp X-Quang.

Tuy nhiên, “mãn tính” có thể khá dễ dàng trở thành “cấp tính” tùy thuộc vào khả năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

tac hai cua benh sau rang 4
Viêm quanh chóp răng

Viêm quanh chóp cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến áp xe (sưng mủ). Khi xuất hiện áp xe, răng sẽ trở nên rất đau đớn, bởi vì có rất nhiều đầu dây thần kinh ở các dây chằng xung quanh răng.

2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Những lỗ sâu màu nâu hay đen hiện diện trên răng làm răng bị xỉn màu, xấu xí ít nhiều đánh mất vẻ bề ngoài trắng mịn vốn có của răng. Sâu răng có thể gây sưng má, miệng, hơi thở có mùi khiến bệnh nhân e ngại khi phải giao tiếp với mọi người trong tình trạng như vậy.

sâu răng gây hôi miệng
Sâu răng gây hôi miệng

3. Ảnh hưởng đến tinh thần bệnh nhân

Đau nhức từng cơn, đau về đêm, đau dai dẳng hàng tuần liền ảnh hưởng đến giấc ngủ,… là một trong những triệu chứng sẽ đến với bệnh nhân bị sâu răng.

Những cơn đau khó chịu đến mức bệnh nhân không thể ăn uống, ngủ nghỉ gì được. Điều này khiến bệnh nhân bị đuối sức, tâm lý dễ cáu gắt, tinh thần bị ảnh hưởng tiêu cực.

sâu răng đau nhức gây mất ngủ
Mất ngủ vì đau răng

4. Ảnh hưởng đến tâm lý

Sự tác động của sâu răng ảnh hưởng lớn đến sinh lý, nhất là với các bé còn nhỏ tuổi. Đa số phụ huynh cho rằng, sâu răng ở trẻ là điều bình thường và không quan tâm đến tình hình mọc răng và mất răng của trẻ.

Đây thật sự là điếu đáng phải quan tâm vì thực tế, đau nhức răng ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, học tập của trẻ.

Khi bị đau và ê buốt do sâu răng trẻ sẽ từ từ sinh ra cảm giác chán ăn, bỏ bữa, hay cáu gắt, khó chịu. Mức độ sâu răng ở trẻ nhanh hơn người lớn do cấu trúc men và ngà răng yếu hơn. bỏ bữa làm trẻ suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng.

trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn bỏ bữa vì đau nhức răng

V. Cách điều trị sâu răng

Tùy theo giai đoạn và mức độ sâu răng mà có cách điều trị khác nhau, nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, cơn đau nhức chưa kéo dài, các bạn có thể thử áp dụng một số cách điều trị đầu tiên tại nhà như sau:

1. Dùng nước cốt chanh

➣ Chanh là một loại quả có nhiều axit và vitamin C giúp kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm đau nhức răng hiệu quả.

Thực hiện 1-2 lần/ngày: Vắt lấy nước cốt chanh rồi dùng tăm bông thấm nước này và bôi vào vùng răng bị sâu, để trog 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch sẽ giảm đau răng nhanh chóng nhờ các thành phần giúp ức chế vi khuẩn hiệu quả.

cách trị sâu răng tại nhà
Trị sâu răng bằng nước cốt chanh

2. Chườm đá giảm đau răng

➣ Dùng nước đá chườm chỗ đau tại nhà nhanh và đơn giản nhất nên được rất nhiều áp dụng. Đây là cách dùng đá để kích thích dây thần kinh cảm giác từ đó làm dịu cơn đau nhức răng nhanh chóng.

Thực hiện: Cho đá vài khăn hoặc tẩm vải sạch rồi đặt lên vùng má bên ngoài nơi đau nhức răng, thực hiện 1-2 lần/ngày.

mẹo giảm đau răng
Giảm đau nhức răng bằng cách chườm đá

3. Dùng tỏi và gừng

➣ Tỏi thành phần chứa nhiều hoạt chất allicin hỗ trợ xoa dịu cơn đau, trong khi gừng có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Thực hiện: Cho gừng và tỏi cùng một vài hạt muối (tỷ lệ gừng tỏi là 1:1) vào giã nát tồi đắp hỗn hợp lên chỗ đau do sau răng. Lưu ý là đừng để gừng và tỏi giắt vào kẽ răng, thực hiện 2-3 lần/ngày sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

trị sâu răng bằng tỏi
Tỏi và gừng

4. Dùng tiêu đen và húng quế

➣ Hạt tiêu đen có tác dụng giảm viêm nhiễm sưng tấy trong khi húng quế có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. vi khuẩn phát triển.

➣ Dùng tiêu đen và húng quế sẽ khiến bạn giảm nhanh chóng cảm giác đau răng đáng kể mà rất thuận tiện vì nguyên liệu dễ tìm kiếm.

Thực hiện: Giã nhỏ tiêu đen và húng quế rồi đắp cả bã và nước nên trên cùng răng đau nhức, thực hiện 1-2 lần ngày.

chữa đau răng sâu tại nhà
Tiêu đen và húng quế

4 phương pháp trên đều là cách thông thường, dễ thực hiện. Chúng có ưu điểm là các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn, không gây kích ứng.

Nhưng các phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau nhức răng mà không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra sâu răng. Để làm được điều đó bạn cần đến gặp nha sĩ kiểm tra mức độ sâu răng và cách điều trị hợp lý nhất.

5. Điều trị sâu răng tại nha khoa

Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra vi khuẩn sâu răng đã xâm nhập vào răng ở mức độ nào, nếu chỉ mới xâm nhập vào phần men răng mà chưa ảnh hưởng đến vùng tủy răng bên trong thì hàn trám là cách điều trị đơn giản và nhanh chóng.

Trám răng sâu bằng Composite tại Nha Khoa Đông Nam thực hiện chỉ trong 20 – 30 phút/răng.

Các răng được vệ sinh, nạo sạch vùng nhiễm vi khuẩn, sau đó là dùng Composite đắp vào chỗ vừa làm sạch, tạo hình lại cấu trúc răng như trước đó. Miếng trám thẩm mỹ, tiệp màu với răng thật rất khó phát hiện.

trám răng hàm bị sâu
Trám răng Composite

Trường hợp vi khuẩn ăn sâu vào răng, nghi ngờ gây ra viêm tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang kiểm tra độ dài ống tủy bị viêm và đưa ra phương án chữa tủy, bọc răng sứ thẩm mỹ bảo vệ răng thật bên trong.

bọc răng sứ điều trị răng sâu gây viêm tủy
Chữa tủy bọc sứ cho răng sâu

Với cả 2 cách trị sâu răng tận gốc này mô răng sâu sẽ được loại bỏ, không xâm lấn, những cơn đau răng sâu sẽ biến mất hoàn toàn.

VI. Biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, ít nhất 1 lần trong đời bạn bị sâu răng và gây đau đớn , khó chịu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng là kết hợp chăm sóc răng miệng tại nhà và tại nha khoa:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà

➣ Chải răng: Chú ý kiểu dáng và chất lượng bàn chải, chất lượng kem đánh răng, thời điểm chải răng, đặc biệt là phương pháp và kỹ thuật chải răng đúng, nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

phương pháp chăm sóc răng miệng đúng cách 3

➣ Làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa, không nên sử dụng tăm xỉa răng vì dễ làm xước nướu và làm rộng kẽ răng dễ giắt thức ăn vào gây ra sâu răng. Súc miệng bằng nước thường, nước muối sinh lý hoặc bằng nước sát khuẩn chlohexidine.

Hạn chế các loại thức ăn giàu tinh bột và đường vì dễ tạo mảng bám trên răng. Hạn chế dụng món ngọt, giàu tinh bột, sau khi ăn nên súc miệng và vệ sinh sạch sẽ.

2. Chăm sóc răng miệng tại nha khoa

Đinh kỳ đến nha khoa vệ sinh làm sạch mảng bám giúp ngăn chặn việc hình thành môi trường thuận lợi các vi khuẩn gây sâu răng.

cạo vôi răng định kỳ
Vệ sinh, cạo vôi nha chu định kỳ

Dự phòng sâu răng bằng cách làm tăng sức đề kháng của men răng: sử dụng kem đánh răng, nước xúc miệng có chứa Fluor, ăn các lọai thực phẩm nhiều fluor như: khoai lang, thịt gà, thịt bò, hành tỏi.

Ngăn ngừa và điều trị sâu răng cho trẻ nhỏ: Cần chủ ý vệ sinh chải răng cho trẻ theo thời gian, sử dụng các loại kem đánh răng theo độ tuổi phù hợp cho trẻ.

Cần điều trị sâu răng thường xuyên và liên tục, việc chúng ta cần làm ngay bây giờ là thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, khám răng theo định kỳ (6 tháng/lần) là cách tốt nhất tránh xa được bệnh sâu răng và tác hại của nó.

Nếu như bạn có nhu cầu muốn điều trị sâu răng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm sâu răng:

popup sự kiện liên kết ngân hàng cornor
close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ