Chương trình làm răng trả góp

Thời gian đợi hoàn tất có gắn răng tạm trên Implant không?

Trong khi đợi trụ Implant tích hợp vào xương hàm và chờ phục hình răng sứ bên trên thì bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm giúp hỗ trợ ăn nhai và thẩm mỹ. Vậy răng tạm trên Implant là gì? Những trường hợp nào cần phải gắn răng tạm trên Implant? Bài viết này của Nha khoa Đông Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

I. Răng tạm trên Implant là gì?

Răng tạm trên Implant là giải pháp phục hình tạm thời trong thời gian chờ đợi trụ Implant tích hợp chắc chắn với xương hàm.

Răng tạm được chế tác bằng nhựa dùng để che lấp khoảng trống mất răng, mục đích chủ yếu là thẩm mỹ giúp bệnh nhân không phải ngại trong vấn đề giao tiếp. Ngoài ra, răng tạm cũng giúp một phần ăn nhai, nhưng bệnh nhân lưu ý vì đây là răng tạm bằng nhựa nên không thể đòi hỏi răng có tính thẩm mỹ cao cũng như ăn nhai cứng được.

Răng tạm trên Implant là gì?
Răng tạm trên Implant là gì?

Bạn có thể tham khảo: Healing Implant: Đặc điểm, phân loại Healing Implant

II. Các loại răng tạm trên Implant thường được sử dụng

Răng tạm trên Implant tương đối đa dạng, chúng bao gồm những loại sau:

  • Mão răng tạm thời ngay lập tức: Loại mão răng này được làm bằng nhựa y khoa, chúng sẽ được gắn lên trên Implant. Chiếc răng này thiết kế nhằm mục đích thẩm mỹ nên thường chỉ gắn tạm ở vị trí răng cửa và không phục vụ cho mục đích ăn nhai.
Mão răng tạm tức thì trên Implant
Mão răng tạm tức thì trên Implant
  • Cầu răng tạm thời: Thường được dùng để phục hình tạm thời ở vị trí răng hàm, áp dụng cho trường hợp bệnh nhân mất 1 hoặc nhiều răng và các răng kế cận răng mất cũng đang trong giai đoạn cần phục hình. Với cầu răng tạm, bạn không thể tự ý lấy ra mà nha sĩ sẽ là người loại bỏ nó trước ngày gắn phục hình vĩnh viễn cho răng Implant.
Cầu răng tạm trên Implant
Cầu răng tạm trên Implant
  • Răng tạm tháo lắp: Có cấu tạo bao gồm phần nền nướu làm bằng nhựa acrylic, bên trên gắn răng nhựa giả. Chúng giúp lấp đầy khoảng trống ngay tại vị trí cấy Implant. Loại răng tạm này có thể tháo ra tại nhà khi vệ sinh hoặc khi ngủ.
Răng tạm tháo lắp
Răng tạm tháo lắp
  • Răng tạm cánh dán: Hai bên cánh dán của chiếc răng tạm được dán vào mặt trong của các răng kế cận. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian chờ đợi Implant tích hợp vào xương hàm. Răng tạm cánh dán thường được áp dụng cho vị trí răng cửa.
Răng tạm cánh dán
Răng tạm cánh dán

Trên thực tế, không phải ai cũng phù hợp với mọi loại phục hình tạm thời, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định răng tạm phù hợp.

Tham khảo: Phân loại và vai trò của Abutment trong trồng Implant

III. Trường hợp nào cần gắn răng tạm trên Implant

Quá trình cấy ghép Implant cần mất khoảng thời gian 1 – 3 tháng để trụ Implant có thể tích hợp vào xương hàm. Ở vị trí răng nhai thì chúng ta có thể bỏ qua vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên ở các vị trí răng cửa là một sự e dè khá lớn của nhiều người vì phải giao tiếp hằng ngày.

Để khắc phục tình trạng này, cơ sở nha khoa sẽ sử dụng răng tạm cho bệnh nhân để “gắn tạm” trong thời gian đợi hoàn tất lên răng Implant. Vì vậy các bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa.

Từ đó ta có thể thấy, không phải tất cả các trường hợp trồng răng Implant đều cần gắn răng tạm. Thông thường, răng tạm trên Implant được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mất răng cửa, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
  • Hỗ trợ phần nhỏ sức nhai cho bệnh nhân mất nhiều răng hàm hoặc mất răng toàn hàm.
  • Duy trì khoảng cách phù hợp giữa các răng ngăn ngừa tình trạng xô lệch.
  • Áp dụng cho những trường hợp cấy Implant cần tái tạo mô nướu.
Răng tạm trên Implant thường được chỉ định cho bệnh nhân mất răng cửa
Răng tạm trên Implant thường được chỉ định cho bệnh nhân mất răng cửa

IV. Thời gian đeo răng tạm trên Implant là bao lâu?

Thời gian đeo răng tạm trên Implant bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng tích hợp xương hàm và phục hình răng sứ cố định sau cùng.

Điều này có nghĩa là sẽ có những bệnh nhân chỉ cần đeo răng tạm khoảng 3 – 4 tháng nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân phải đeo răng tạm 6 tháng – 1 năm.

Bài viết liên quan: Quy trình trồng Implant chuẩn y khoa

V. Sau cấy ghép trụ Implant bao lâu thì gắn răng tạm?

Sau khi cấy ghép Implant vào xương hàm thì khoảng 2 – 3 ngày sau là có thể gắn răng tạm. Nếu bạn không quá gấp rút thì tốt nhất là nên đợi sau khi cắt chỉ rồi hãy gắn răng tạm (1 tuần sau khi cấy ghép Implant), lúc này vết thương đã lành sẽ hạn chế được việc nhiễm trùng vết thương.

Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là: Trong vấn đề phẫu thuật, bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên quá nóng vội cũng như tự làm theo ý của bản thân, vì như thế có thể sẽ dẫn đến những kết quả không như mong muốn.

Răng tạm thường được sử dụng cho các răng cửa là chủ yếu. Răng tạm nếu được gắn đúng kỹ thuật cũng như lộ trình đúng quy chuẩn thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến kết quả của việc cấy ghép Implant.

VI. Cách chăm sóc răng tạm trên Implant

Răng tạm trên Implant đảm nhận chức năng thẩm mỹ là chủ yếu và chỉ hỗ trợ 1 phần nhỏ cho việc ăn nhai nên trong quá trình sử dụng cần hết sức lưu ý:

  • Tránh những thực phẩm dai cứng cần nhiều lực nhai.
  • Không dùng răng tạm nhai đá, cắn móng tay, cạy mở nắp chai.
  • Tuyệt đối tránh những tác động mạnh và trực tiếp vào vùng răng tạm.
  • Thực hiện chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng giữ cho răng miệng được tốt nhất.
  • Đối với răng tạm tháo lắp, khi đi ngủ nên vệ sinh sạch sẽ và bảo quản trong hộp có nắp đậy, tránh để răng tạm bị bẩn.
Không dùng răng tạm cắn vật cứng
Không dùng răng tạm cắn vật cứng

Nếu có bất kì thắc mắc về cấy ghép răng Implant, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp cơ sở Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí! Tuy là răng tạm, nhưng Nha Khoa Đông Nam chúng tôi vẫn rất cẩn thận và tỉ mỉ để có thể đảm bảo vô trùng tuyệt đối cũng như tạo ra những chiếc răng như răng thật, giúp cho các bạn cảm thấy thoải mái khi đeo và không có bất kì lo lắng gì đến kết quả cấy Implant.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *