Thuốc trị hôi miệng là phương pháp được nhiều bệnh nhân sử dụng để có thể nhanh chóng cải thiện được hơi thở thơm mát hơn. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các thuốc chữa hôi miệng với những công dụng và hiệu quả khác nhau. Bạn có thể tham khảo qua Top 11 loại thuốc trị hôi miệng hiệu quả được bác sĩ chỉ định dưới đây để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng của mình.
I. Nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng
Hôi miệng không chỉ gây mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Mà tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe cơ thể nói chung đang gặp phải nhiều vấn đề bất thường.
Theo đó, các nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng được xác định là do nhiều yếu tố như:
1. Các vấn đề xuất phát từ răng miệng
Sâu răng khiến cho bề mặt răng xuất hiện nhiều lỗ hổng. Từ đó dẫn đến dễ nhồi nhét thức ăn thừa khó vệ sinh sạch. Vi khuẩn lúc này sẽ sản sinh mạnh khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Đồng thời bệnh còn gây các triệu chứng ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn uống, sinh hoạt.
Mắc các bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng, nhiễm trùng ở răng,… cũng là tác nhân khiến vi khuẩn tích tụ, phát triển mạnh và gây hôi miệng kéo dài. Thậm chí nếu không khắc phục kịp thời bệnh có thể dẫn đến nguy cơ mất răng.
Nếu như lưỡi bị viêm trong quá trình ăn uống cũng dễ bám dính vụn thức ăn trên các rãnh nứt của lưỡi. Lúc này sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh làm phân hủy protein và sản sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Ở những bệnh nhân mắc bệnh khô miệng, lượng nước bọt tiết ra ít sẽ khó có thể giữ ẩm cho khoang miệng và rửa trôi các vi khuẩn.Vậy nên đây cũng là yếu tố góp phần khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây hôi miệng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nhân phục hình răng bằng các biện pháp như: bắc cầu sứ, răng giả tháo lắp nếu kỹ thuật không chuẩn xác. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng răng không sát với viền nướu gây tích tụ nhiều thức ăn thừa, vi khuẩn và làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
2. Ảnh hưởng từ các bệnh lý cơ thể
Hôi miệng còn có thể là do ảnh hưởng từ một số bệnh lý cơ thể như: bệnh về gan, thận, tiểu đường, bệnh tiêu hóa, dạ dày-ruột, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang, ung thư vòm họng,…
3. Chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng chưa phù hợp
Chế độ ăn với nhiều thực phẩm như: hành, mắm, tỏi, rau mùi,… Hoặc dùng những thực phẩm nhiều đường, nhiều protein được xem là tác nhân hàng đầu khiến cho hơi thở trở nên nặng mùi hơn.
Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê, nước có gas,… cũng là tác nhân gây khô miệng và khiến cho tình trạng hôi miệng diễn ra dữ dội hơn.
Khi không chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, lười đánh răng, đánh răng qua loa, không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,… cũng dễ tạo cơ hội để mảng bám tích tụ nhiều ở răng và sản sinh vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng.
4. Một số nguyên nhân khác
Sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều có thể gây nhiều vấn đề khó chịu ở răng miệng trong đó có hôi miệng.
Tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh về huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… có thể gây giảm tiết nước bọt, khô miệng và hôi miệng.
II. Top các loại thuốc trị hôi miệng
1. Thuốc trị hôi miệng Breath Pearls
Là sản phẩm thuốc trị hôi miệng được nhập khẩu từ Úc, Breath Pearls được đông đảo người tiêu dùng tin chọn và có các phản hồi tích cực về hiệu quả đạt được.
Thành phần chủ yếu có trong thuốc trị hôi miệng Breath Pearls đó là tinh dầu bạc hà và tinh dầu mùi tây. Mùi vị khá dễ chịu và dễ dùng được cho nhiều đối tượng khi có nhu cầu cải thiện hơi thở thơm mát.
Sau khi dùng sản phẩm này sẽ hoàn toàn không gây ra bất cứ tình trạng mất vị giác hay khó chịu gì khi ăn uống.
Công dụng:
Làm sạch khoang miệng, tiêu diệt và hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng.
Loại bỏ mùi hôi khó chịu, đem lại hơi thở thơm mát hơn.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do viêm lợi, khử độc nicotin (rất phù hợp với những ai nghiện hút thuốc lá).
Sản phẩm còn có chứa các hợp chất Ovalgen DC, Ovalgen PG, Xylitol đem lại công dụng củng cố lợi, hỗ trợ giúp răng được chắc khỏe, trắng sáng.
Cách sử dụng:
Uống 1-3 viên/ngày sau khi ăn no. Lưu ý uống trực tiếp, không được ngậm.
Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ quá cao, đậy nắp kín sau khi sử dụng xong.
Kiên trì sử dụng trong 1 – 3 tháng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
2. Thuốc trị hôi miệng Detoxic
Thuốc trị hôi miệng Detoxic là sản phẩm được nhập khẩu từ Nga và được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Thành phần chính của sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như cỏ thi, cỏ đinh hương, cỏ centaury, hoàn toàn không chứa hormone hay hóa chất độc hại nào cho sức khỏe, răng miệng.
Công dụng:
Loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng, đường ruột, giảm tình trạng hôi miệng đáng kể.
Tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng, loại bỏ độc tố giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày, cải thiện tiêu hóa, tăng cường đề kháng cơ thể.
Sản phẩm còn có công dụng hỗ trợ giảm cân khá an toàn.
Cách sử dụng:
Đối với bệnh nhân bị hôi miệng uống từ 2 – 3 viên/ngày sau khi ăn no.
Chống chỉ định với các trường hợp đang mang thai và đang cho con bú, không dùng cho trẻ dưới 19 tuổi.
3. Thuốc trị hôi miệng Kin Gingival Mouthwash
Thuốc trị hôi miệng Kin Gingival Mouthwash có xuất xứ từ Tây Ban Nha. Được sản xuất dưới dạng dung dịch súc miệng, không cồn.
Công thức chứa hoạt chất diệt khuẩn giúp bảo vệ men răng tối ưu, đảm bảo an toàn khi sử dụng và mang lại hiệu quả chữa hôi miệng khá tốt.
Công dụng:
Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,….
Cải thiện hơi thở thơm mát hơn.
Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật răng miệng.
Chăm sóc nướu, ngăn ngừa tích tụ mảng bám trên răng.
Làm sạch khoang miệng tối ưu, bảo vệ men răng chống lại axit, xoa dịu các tổn thương ở niêm mạc miệng.
Cách sử dụng:
Súc miệng 2 lần/ngày vào các buổi sáng và tối.
Người lớn dùng 10ml, trẻ em 5ml súc trong vòng 30 giây rồi nhổ ra.
Có thể hòa tan nước súc miệng Kin với nước theo tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1 để sử dụng.
Lưu ý không được nuốt nước súc miệng, khi dùng xong không cần súc lại với nước.
Nên tránh ăn uống trong 30 phút sau khi súc miệng để các hoạt chất có thể thẩm thấu khắp khoang miệng và đem lại hiệu quả tốt nhất.
4. Thuốc trị hôi miệng Bactefort
Thuốc trị hôi miệng Bactefort là sản phẩm có nguồn gốc từ Nga. Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: bạc hà, đinh hương, mướp đắng, bạch dương,….đảm bảo an toàn, lành tính, tránh tác dụng phụ khi sử dụng.
Công dụng:
Loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây mùi hôi ở miệng.
Cải thiện hơi thở thơm mát tự nhiên.
Ngăn ngừa sự hình thành mảng bám gây viêm lợi, ố vàng trên răng.
Loại bỏ giun sán và các vi khuẩn ký sinh trong cơ thể, cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa tốt hơn, mang lại cơ thể khỏe khoắn, chống bệnh tật hiệu quả.
Cách sử dụng:
Pha 1 thìa thuốc trị hôi miệng Bactefort với 100ml nước để uống mỗi ngày 2 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.
Đối với người lớn sử dụng trong 1 tháng.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng liên tục trong 20 ngày.
Trẻ em từ 3 – 6 tuổi: Dùng mỗi ngày 1 lần duy nhất và chỉ duy trì trong 10 ngày liên tiếp.
5. Thuốc trị hôi miệng Propolinse
Thuốc trị hôi miệng Propolinse của Nhật là sản phẩm được sản xuất ở dạng dung dịch nước súc miệng. Thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên giúp làm sạch mảng bám, vi khuẩn hiệu quả mà không gây tổn hại đến men răng.
Công dụng:
Ngăn ngừa sự sản sinh của vi khuẩn gây hại cho răng miệng và hạn chế sự hình thành mảng bám trên răng.
Làm sạch răng miệng tối ưu, giảm nhanh mùi hôi khó chịu, đem lại hơi thở thơm mát.
Hỗ trợ nuôi dưỡng men răng chắc khỏe, trắng sáng.
Sát khuẩn khoang miệng, ngừa các bệnh ở răng nướu hữu hiệu.
Cách sử dụng:
Súc miệng 2 lần/ngày vào các buổi sáng và tối. Mỗi lần súc dùng từ 10 – 20ml dung dịch, súc trong 30 giây rồi nhổ ra.
Không được nuốt, không cần súc lại với nước.
Sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
6. Thuốc trị hôi miệng Nuskin AP24
Nuskin AP24 là sản phẩm thuốc trị hôi miệng nổi tiếng xuất xứ từ Mỹ được nhiều người tin dùng. Với chiết xuất từ thiên nhiên, sản xuất theo công nghệ hiện đại Nuskin AP24 được đánh giá khá cao trong các công dụng chăm sóc răng miệng.
Công dụng:
Hỗ trợ chữa hôi miệng, đem đến hơi thở thơm mát dài lâu.
Bổ sung thêm Flour giúp cải thiện men răng chắc khỏe, ngừa sâu răng hiệu quả.
Làm sạch mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng, giúp răng luôn sạch khỏe, trắng sáng tự nhiên.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.
Cách sử dụng:
Súc miệng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Mỗi lần súc dùng 10ml, súc trong 30 – 60 giây sau khi chải răng xong.
Không được nuốt, không cần súc lại với nước.
III. Thuốc trị hôi miệng kê toa
1. Chlorhexidine
Chlorhexidine là một trong các loại thuốc kê toa được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Thuốc có công dụng chính đó là: sát khuẩn, khử trùng, giảm nhanh mùi hôi ở miệng. Sản phẩm có thể được bào chế dưới dạng viên ngậm, dung dịch súc miệng,…..
Không chỉ vậy, thuốc còn có thêm hiệu quả ngăn ngừa hình thành mảng bám cao răng gây viêm lợi, hôi miệng, phòng bệnh sâu răng. Đồng thời cải thiện độ chắc khỏe cho răng lợi, tránh nguy cơ viêm nhiễm.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng loại thuốc này trong các trường hợp bị hôi miệng dai dẳng, răng sâu, viêm lợi, bị nấm ở khoang miệng,….
Để mua được loại thuốc này cần phải thông qua chỉ định, có đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa mới đảm bảo dùng an toàn, phù hợp và đạt hiệu quả như mong muốn.
2. Thuốc Cetylpyridinium Chloride (CPC)
Thuốc Cetylpyridinium Chloride (CPC) có công dụng chữa trị hôi miệng lâu năm được nhiều bệnh nhân đánh giá khá tốt.
Tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc ở dạng viêm ngậm, thuốc xịt, súc miệng, đánh răng.
Bên cạnh khả năng chữa hôi miệng, thuốc còn giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng, phòng ngừa bệnh lý ở răng hữu hiệu.
Thuốc chỉ được bán theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Chlorine Dioxide
Chlorine Dioxide là thuốc đặc trị hôi miệng lâu năm hoặc một số bệnh về răng nướu khác được bán theo toa của bác sĩ.
Loại thuốc này có công dụng chính là khử trùng, diệt khuẩn, virus gây mùi hôi ở miệng.
Bệnh nhân cần chú ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
4. Ranitidine
Ranitidine là thuốc được kê đơn để hỗ trợ điều trị hôi miệng do các bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên.
Công dụng của thuốc có thể giúp ngăn chặn chứng ợ chua, trào ngược axit dạ dày giúp giảm nhanh các cơn đau ở dạ dày. Dần dần tình trạng hôi miệng cũng sẽ được cải thiện đáng kể, trả lại hơi thở thơm mát dễ chịu hơn.
Hy vọng với thông tin về Top 11 loại thuốc trị hôi miệng hiệu quả được bác sĩ chỉ định sẽ hữu ích với mọi người trong việc tìm lại hơi thở thơm mát cho mình. Mọi thắc mắc hãy liên hệ nha khoa Đông Nam theo hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm hôi miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?