Thông thường, khoảng 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên có những trẻ đã 8 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng khiến cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
I. Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Hầu hết, hệ răng sữa của trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc gồm 10 răng sữa hàm trên và 10 răng sữa hàm dưới. Thứ tự mọc răng ở trẻ thường theo trình tự sau:
- 6 – 8 tháng tuổi: 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới trồi lên
- 7 – 10 tháng: 4 răng cửa bên nhú lên khỏi nướu
- 12 – 16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên xuất hiện
- 14 – 20 tháng: 4 răng nanh mọc lên
- 20 – 32 tháng: 4 răng hàm thứ hai
Có thể thấy, 6 tháng tuổi là độ tuổi trung bình mà trẻ bắt đầu mọc răng sữa và khoảng 2 – 3 tuổi cơ bản sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều có thời gian và thứ tự mọc răng giống nhau. Có những trẻ 4, 5 tháng tuổi đã mọc răng nhưng cũng có những trẻ 9, 10 tháng tuổi mới mọc.
Vì vậy, việc trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng nhưng con vẫn phát triển tốt, lên cân đều đặn thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá mức.
II. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng tuổi vẫn chưa mọc chiếc răng nào có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
1. Di truyền từ gia đình
Trường hợp ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử mọc răng chậm thì con sinh ra rất có khả năng di truyền vấn đề này. Nếu là yếu tố di truyền thì bố mẹ nên đợi thêm thời gian, qua 1 tuổi con vẫn chưa mọc răng thì hãy đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.
2. Cho trẻ ăn dặm muộn
Trên thực tế, mầm răng sữa của con đã được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Chúng nằm bên dưới nướu và đến đúng thời điểm sẽ nhú lên. Tuy nhiên, trường hợp bố mẹ cho con ăn dặm muộn, khiến mầm răng và nướu không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt sẽ khiến răng mọc lên chậm.
3. Bé sinh thiếu tháng
Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng cũng là một trong những yếu tố tác động đến thời gian mọc răng. Ví dụ như một bé sinh non khi chỉ mới 8 tháng sẽ mọc răng muộn hơn khoảng 4 – 5 tuần so với các bé sinh đúng vào thời điểm đã đủ 9 tháng 10 ngày.
4. Chế độ ăn thiếu chất
Canxi và vitamin D là các khoáng chất quan trọng, cần thiết để hệ răng phát triển khỏe mạnh. Do đó mà trường hợp dinh dưỡng hằng ngày của con không được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D thì răng có khả năng mọc chậm hơn bình thường.
Ngoài ra, trường hợp bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn hoặc mắc hội chứng down, tuyến yên hoạt động không bình thường,… cũng có thể là nguyên nhân khiến răng sữa mọc trễ.
Lưu ý, trong trường hợp trẻ 8 tháng chưa mọc răng nhưng sức khỏe ổn định và phát triển bình thường thì đây là do sinh lý, không có gì đáng lo ngại.
Ngược lại, nếu con 8 tháng tuổi chưa mọc răng đi kèm với các dấu hiệu như chiều cao, cân nặng không tăng hoặc tăng rất ít, lười ăn, hay ra mồ hôi trộm vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, tóc vành khăn, bẹp hộp sọ,… thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục.
III. Khi nào thì được gọi là chậm mọc răng?
Như đã phân tích ở trên, trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng 6 tháng tuổi và đến khoảng 2 tuổi rưỡi là đầy đủ 20 răng sữa. Do đó, nếu đã qua 12 tháng tuổi nhưng con vẫn chưa có dấu hiệu mọc bất kỳ chiếc răng sữa nào thì có khả năng con đã chậm mọc răng.
Lúc này, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám. Tùy vào nguyên nhân tác động mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
IV. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 8 tháng vẫn chưa mọc răng?
Vì mầm răng của con hình thành từ giai đoạn bào thai nên trong thời gian này, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, không nên quá kiêng khem. Trong đó, quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D, magie, sắt và nhiều khoáng chất khác để thai nhi phát triển toàn diện.
Trường hợp trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng xuất phát từ vấn đề còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu chất thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và thực phẩm chức năng theo kê đơn từ bác sĩ, mẹ cũng cần chú ý:
1. Cải thiện lại chế độ dinh dưỡng của con
Bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1,… Những khoáng chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn.
Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương răng. Do đó, một số thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con là hải sản, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm, váng sữa, phô mai, sữa chua,…
Vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy hãy cho trẻ thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng sớm. Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là trước 9 giờ sáng. Đồng thời bổ sung thêm dầu gan cá, trứng gà,…
Dinh dưỡng của bé cần đa dạng, đủ chất, gia tăng khẩu phần ăn hằng ngày theo độ tuổi, cân nặng và chiều cao của con. Nên ưu tiên những thực phẩm giàu chất béo tốt, protein, chế phẩm từ sữa,…
Đặc biệt, trong mỗi bát thức ăn của con cần thêm 1 – 2 thìa dầu ăn giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, vitamin D,… Đồng thời bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây tươi như cà rốt, cam, táo, bơ, đu đủ, chuối. Mẹ có thể ép lấy nước hoặc làm sinh tố cho con.
Với trẻ 8 tháng tuổi vẫn nên cho bú mẹ và tăng cường thêm sữa công thức. Lưu ý, tuyệt đối không dùng nước rau củ, nước cháo hay nước khoáng pha sữa. Điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của con.
2. Luyện tập cho trẻ nhai để kích thích nướu răng
Đây là hoạt động được các chuyên gia tại nha khoa Đông Nam đánh giá cao, có tác dụng kích thích mọc răng rất tốt. Từ tháng tuổi thứ 6, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm.
Ban đầu nên ưu tiên thức ăn lỏng, nhuyễn trước. Khi bé quen dần mẹ hãy chuyển qua thức ăn có chút lợn cợn rồi mới đến thức ăn mềm. Hoạt động nhai sẽ giúp nướu và mầm răng sữa bên dưới nướu chịu kích thích, nhờ đó mà răng sẽ trồi lên nhanh hơn.
3. Lưu ý thói quen chăm sóc răng miệng
Mẹ cần thường xuyên dùng khăn mềm hoặc gạc y tế quấn quanh ngón trỏ, lau nhẹ nhàng trên nướu nhằm loại bỏ vi khuẩn và kích thích mọc răng tốt hơn. Đừng quên, bề mặt lưỡi cũng là nơi vi khuẩn trú ngụ và phát triển nên cần được làm sạch thường xuyên.
Sau khi con bú, uống sữa hoặc ăn xong, mẹ nên cho con uống lại nước ấm để khoang miệng được làm sạch tốt nhất. Đồ chơi, ti giả của con cần được vệ sinh và tiệt trùng thường xuyên nhằm tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm vùng nướu.
Như vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng không phải là vấn đề lớn. Nhưng để con được phát triển tốt nhất, bố mẹ có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình mọc răng của trẻ qua các giai đoạn
- Trẻ mấy tuổi thay răng
- Phân biệt sốt mọc răng và sốt bệnh
- Bé sưng lợi bao lâu thì mọc lại
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?