khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng sữa thay bao nhiêu cái? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu quá trình mọc răng sữa và hoàn thiện hệ răng sữa với 20 chiếc khi đến 30 – 33 tháng tuổi. Sau đó đến năm 5 – 6 tuổi các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy cụ thể răng sữa thay bao nhiêu cái? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào?

Răng sữa thay bao nhiêu cái? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào?
Răng sữa thay bao nhiêu cái? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào?

I. Răng sữa thay bao nhiêu cái?

Một hàm răng sữa hoàn thiện sẽ gồm có 20 chiếc chia đều cho cả hai cung hàm trên và dưới. Vào giai đoạn 5 – 6 tuổi sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa. Lúc này các răng sữa sẽ dần lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc trồi lên.

Giải đáp thắc mắc “Răng sữa thay bao nhiêu cái?” các chuyên gia cho biết, toàn bộ 20 chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Hệ răng vĩnh viễn sẽ có tổng cộng 32 chiếc tính luôn 4 răng khôn chia đều ở 2 hàm.

Nhiều trường hợp có thể không đủ 32 răng vĩnh viễn do không mọc răng khôn hoặc răng khôn có tình trạng mọc sai lệch nên phải nhổ bỏ.

Một hàm răng được xem là phát triển bình thường khi trình tự mọc răng vĩnh viễn cũng tương tự như răng sữa trước đó. Tức là răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn sau đó.

Các răng vĩnh viễn thường chỉ mọc lên sau khi răng sữa đã rụng đi. Thế nhưng, vẫn có không ít trường hợp răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên chen chúc khiến cho cấu trúc hàm răng có sự sai lệch nghiêm trọng.

Chính vì vậy, phụ huynh nên theo dõi sát sao quá trình thay răng của trẻ để kịp thời can thiệp nếu có bất cứ vấn đề sai lệch nào xảy ra. Từ đó đảm bảo các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ thuận lợi, đúng vị trí đều đặn, thẳng hàng trên cung hàm.

Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc răng miệng cũng có tác động nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Việc vệ sinh răng miệng sai cách, ăn uống không phù hợp có thể làm cho trẻ dễ mắc các bệnh lý ở răng miệng.

Khi bệnh lý phát triển nặng có nguy cơ cao phải nhổ răng sữa sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai, phát âm. Nguy hại hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này khiến hàm răng của trẻ mọc lệch lạc.

Hệ răng sữa của trẻ sẽ có 20 chiếc chia đều ở 2 cung hàm
Hệ răng sữa của trẻ sẽ có 20 chiếc chia đều ở 2 cung hàm

II. Trình tự thay răng ở trẻ

Theo như quy luật tự nhiên thì răng sữa nào mọc đầu tiên thì sẽ thay trước. Do đó, các răng của ở hàm dưới sẽ thay sớm nhất khi trẻ được 5 – 6 tuổi.

Thực tế thì chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đầu tiên chính là răng hàm số 6 lúc trẻ được 6 – 7 tuổi. Răng hàm số 6 nắm giữ vai trò ăn nhai vô cùng quan trọng trên cung hàm.

Chiếc răng này sẽ mọc vĩnh viễn và không được thay thế sau đó. Vậy nên, cần phải chăm sóc thật cẩn thận để tránh nguy cơ mất răng số 6.

Ngoài răng sữa và răng vĩnh viễn thì còn có răng khôn với tổng cộng 4 chiếc mọc ở 4 góc cuối của cung hàm trong độ tuổi từ 18 – 25. Tuy nhiên, răng khôn được đánh giá không đem lại chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai gì.

Thậm chí do mọc lên khá muộn khi cung hàm đã phát triển cứng chắc, còn ít chỗ trống nên phần lớn răng khôn đều mọc lệch và tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn để phòng ngừa tối đa các biến chứng xảy ra.

Trình tự thay răng ở trẻ sẽ diễn ra theo thứ tự và thời gian như sau:

  • Từ 6-7 tuổi: thay 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới.
  • 7 tuổi: thay 2 răng cửa giữa hàm trên.
  • Từ 7-8 tuổi: thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2).
  • 8 tuổi: thay 2 răng cửa bên hàm trên.
  • 9-10 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 hàm dưới.
  • 10-11: tuổi thay 2 răng nanh hàm dưới.
  • 11 tuổi: thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.
  • 11-12 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới.
  • 12 tuổi: thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.
Quá trình mọc và thay răng của trẻ'
Quá trình mọc và thay răng của trẻ’

III. Thời điểm nào thì răng sữa bắt đầu thay

Như đã đề cập ban đầu, thời điểm mọc răng sữa sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 30 – 33 tháng tuổi với đầy đủ 20 chiếc răng. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu được thay bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn trẻ từ 5 – 12 tuổi.

Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa mà quá trình mọc và thay răng ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau hoàn toàn. Có trẻ sẽ thay răng khá sớm khi được 4 tuổi hoặc muộn hơn đến năm 7, 8 tuổi mới thay răng. Chiếc răng sữa cuối cùng sẽ được thay thế khi trẻ được 12 – 13 tuổi.

Răng sữa thay bao nhiêu chiếc thì răng vĩnh viễn cũng sẽ mọc lên sau đó để lấp đầy chỗ trống mà răng sữa đã rụng đi.

IV. Bố mẹ cần làm gì trong giai đoạn thay răng của trẻ

Bên cạnh việc nắm rõ thời điểm, trình tự thay răng của trẻ. Phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc trẻ phù hợp trong giai đoạn thay răng để đảm bảo hàm răng được đều đẹp, cân đối khi trẻ trưởng thành.

1. Chú ý trong vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày

Cần đảm bảo vệ sinh răng nướu cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày ngay từ khi trẻ còn sơ sinh nhằm tránh vi khuẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu.

Có thể dùng gạc sạch mềm nhúng nước ấm lau sạch vùng nướu và lưỡi của trẻ vào mỗi buổi sáng, tối sau khi bú, ăn dặm xong.

Khi trẻ đã mọc những chiếc răng đầu tiên cho đến khi đầy đủ bộ răng sữa. Hãy hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách với bàn chải mềm, kem đánh răng chứa flour phù hợp với độ tuổi.

Cha mẹ hãy cho trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Kết hợp súc miệng với nước muối sinh lý giúp làm sạch răng miệng tối ưu, ngừa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu.

Đảm bảo răng miệng của trẻ luôn được vệ sinh sạch đúng cách mỗi ngày
Đảm bảo răng miệng của trẻ luôn được vệ sinh sạch đúng cách mỗi ngày

2. Tránh những thực phẩm không tốt cho răng

Các bánh kẹo ngọt nhiều đường, nước có ga, đồ ăn dai cứng, món quá nóng, quá lạnh đều sẽ không tốt cho răng của trẻ, dễ làm phát sinh bệnh lý. Do đó, cần phải hạn chế tối đa để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Hãy xây dựng thực đơn cho trẻ với đa dạng các loại rau củ quả, thịt cá, hải sản giàu thành phần chất xơ, canxi, vitamin D tốt cho răng nướu.

Chế độ ăn lành mạnh góp phần ngăn ngừa bệnh răng miệng cho trẻ tốt hơn
Chế độ ăn lành mạnh góp phần ngăn ngừa bệnh răng miệng cho trẻ tốt hơn

3. Loại bỏ thói quen xấu của bé

Khi nhận thấy trẻ có các thói quen như: mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng, chống cằm, nghiến răng, ngậm ti giả,… Cần phải tìm cách khắc phục ngay để tránh nguy cơ khiến cho hàm răng của trẻ mọc sai lệch theo thời gian.

Các thói quen dễ gây hại cho hàm răng của trẻ cần sớm loại bỏ
Các thói quen dễ gây hại cho hàm răng của trẻ cần sớm loại bỏ

4. Khám nha khoa định kỳ

Đưa trẻ đến nha khoa Đông Nam để thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra khi trẻ đến thời điểm thay răng nếu có tình trạng lung lay hay các vấn đề bệnh lý nào xảy ra. Lúc này cũng cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xem có nhổ răng sữa được chưa và có các cách khắc phục hiệu quả nhất.

Thăm khám răng định kỳ sẽ giúp nhận biết sớm các sai lệch xảy ra ở hàm răng của trẻ. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp giúp răng vĩnh viễn khi mọc lên có thể hạn chế tối đa khả năng lệch lạc, sai khớp cắn.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ luôn được bác sĩ khuyên khích thực hiện
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ luôn được bác sĩ khuyên khích thực hiện

5. Áp dụng cách giảm đau phù hợp

Khi trẻ đến giai đoạn thay răng có thể gặp những cơn đau nhức khiến ăn nhai, sinh hoạt khó khăn. Phụ huynh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau để xoa dịu nhanh triệu chứng khó chịu.

Có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là các kiến thức về vấn đề răng sữa thay bao nhiêu cái? Trình tự thay răng diễn ra như thế nào? Hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm được thông tin cần thiết trong quá trình chăm sóc răng miệng toàn diện cho con trẻ.

Mọi thắc mắc hãy gọi điện ngay đến hotline 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close