khuyến mãi 30/4 - 1/5

Chi phí Nhổ Răng Sâu, Răng Hư giá bao nhiêu?

Chi phí nhổ răng sâu, răng hư giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có vị trí của răng. Thật vậy, chi phí nhổ một chiếc răng hàm bị sâu, hư sẽ khác so với răng khôn mắc cùng một bệnh lý.

Chi phí Nhổ Răng Sâu, Răng Hư giá bao nhiêu?
Chi phí Nhổ Răng Sâu, Răng Hư giá bao nhiêu?

1. Các trường hợp cần nhổ răng

Nhổ răng là một cuộc tiểu phẫu trong nha khoa. Đây là chỉ định gần như bắt buộc trong trường hợp răng bị sâu hoặc hư hỏng quá nghiêm trọng, không thể điều trị và duy trì được nữa.

– Răng bị sâu hoàn toàn:

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công và phá hủy các mô cứng của răng (men răng và tủy răng), nhiều trường hợp còn có thể tác động đến tủy và vùng xung quanh chóp răng.

chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu
Răng bị sâu

Trong trường hợp sâu răng ở thể nhẹ, mẻ vỡ ít, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi. Thường là trám răng hay bọc răng sứ. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh, tránh sự phát triển trở lại của các vi khuẩn gây sâu răng.

Răng thật chỉ bị nhổ bỏ khi bị sâu hoàn toàn, vỡ, mẻ hầu hết cấu trúc của răng, dẫn đến chết tủy, viêm cuống chân răng. Trong trường hợp này, nhổ răng là một chỉ định cần thiết, giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ khuôn hàm.

– Răng bị gãy sát nướu:

Trường hợp răng bị mẻ, vỡ ở tỷ lệ nhỏ, chân răng còn khỏe mạnh, tùy vào mức độ, vẫn có thể áp dụng các biện pháp phục hình răng như trám răng hay bọc răng sứ để bảo tồn răng thật. Thế nhưng, tỷ lệ giữ được các răng bị gãy gần sát hoặc bên dưới nướu là rất thấp, thường phải nhổ bỏ.

răng bị gãy sát nướu
Răng bị gãy

– Răng sữa không rụng

Nếu đã đến giai đoạn thay răng nhưng răng sữa của trẻ vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, gãy rụng. Hay răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã dần mọc trồi lên khỏi nướu.

Trong các trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và có biện pháp nhổ răng kịp thời. Qua đó sẽ tạo được khoảng trống phù hợp để răng vĩnh viễn có thể mọc lên được thuận lợi đúng vị trí, hạn chế tối đa nguy cơ răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn.

Răng sữa không rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc lên cần phải được nhổ bỏ sớm
Răng sữa không rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc lên cần phải được nhổ bỏ sớm

– Mắc các bệnh lý răng miệng nặng

Răng bị viêm tủy, chết tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, thân răng hư hỏng nặng, không còn đảm bảo được khả năng ăn nhai thì cũng cần được nhổ bỏ sớm.

– Răng bị viêm nhiễm mãn tính

Răng bị viêm nhiễm ở chóp răng gây sưng tấy, đau nhức kéo dài, điều trị nhiều lần nhưng bệnh vẫn tái phát liên tục. Lúc này cũng cần phải nhổ bỏ răng để tránh nguy cơ viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng đến những răng xung quanh cũng như sức khỏe cơ thể.

– Răng bị lung lay

Răng bị lung lay do bệnh lý phát triển nặng hoặc chấn thương, va đập mạnh không đảm bảo được khả năng ăn nhai và không thể điều trị phục hồi được. Nhổ răng trong trường hợp này cũng cần thiết để tránh gây đau nhức, mệt mỏi dai dẳng cho bệnh nhân.

– Chỉ định khi niềng răng

Khi niềng răng, tùy từng tình trạng răng sai lệch ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định nhổ bớt răng. Điều này nhằm tạo ra được chỗ trống lý tưởng nhằm giúp cho các răng dễ dàng dịch chuyển theo đúng phác đồ.

Thông thường, các răng được chỉ định nhổ bỏ sẽ ít có vai trò về mặt thẩm mỹ hay ăn nhai nên bệnh nhân có thể an tâm. Sau khi niềng răng khoảng trống nhổ răng cũng sẽ được lấp kín lại với kết quả tối ưu hàm răng đều đặn, cân đối khớp cắn ở 2 hàm.

Nhổ răng khi niềng để tạo chỗ trống giúp răng dịch chuyển hiệu quả
Nhổ răng khi niềng để tạo chỗ trống giúp răng dịch chuyển hiệu quả

Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định chính xác phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho trường hợp răng miệng cụ thể của bạn. Do đó, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

2. Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng

Đối với những trường hợp răng có bệnh lý, chấn thương, hư hỏng nặng không thể điều trị bảo tồn hiệu quả thì việc nhổ răng là bắt buộc.

Thế nhưng, không phải thời điểm nào cũng đều nhổ răng được an toàn, hiệu quả. Nếu bệnh nhân đang gặp tình trạng bên dưới đây thì bác sĩ sẽ trì hoãn nhổ răng tạm thời nhằm tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra:

– Đang bị bệnh hoặc mới khỏi bệnh

Khi đang bị bệnh hoặc vừa mới khỏi bệnh sức đề kháng của cơ thể vẫn còn khá kém và khả năng đông máu, lành thương cũng không được tốt như bình thường.

Nhổ răng lúc này có nguy cơ cao gây đau nhức, sưng tấy, chảy máu dai dẳng khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Không chỉ vậy, vết thương sau nhổ răng cũng mất một khoảng thời gian dài mới hồi phục hoàn toàn.

– Khi răng đang bị sưng viêm

Thời điểm răng đang có các vấn đề sưng tấy, viêm nhiễm ở nướu, mắc các bệnh lý nha chu, áp xe răng hay có tình trạng nhiễm trùng thì cũng không được nhổ răng. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu dai dẳng, khó cầm máu và lây lan viêm nhiễm ở khoang miệng nặng nề hơn.

– Đang mang thai và đến kỳ kinh nguyệt

Trong giai đoạn mang thai và đến kỳ kinh nguyệt cơ thể của phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố dẫn đến sự nhạy cảm ở răng nướu diễn ra nhiều hơn so với bình thường.

Vậy nên bất cứ tác động nào từ việc nhổ răng cũng đều dễ gây ra tình trạng đau nhức, chảy nhiều máu thậm chí khó cầm máu được hiệu quả.

Bên cạnh đó việc phải tiêm tê và dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh sau nhổ răng cũng có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Không nhổ răng khi đang mang thai để tránh tác hại nguy hiểm cho mẹ và bé
Không nhổ răng khi đang mang thai để tránh tác hại nguy hiểm cho mẹ và bé

3. Quy trình nhổ răng sâu, răng hư

Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp, tuy nhiên, cần sự phối hợp nhiều thủ thuật khác nhau, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, có kiến thức chuyên sâu về cấu tạo của các răng trong khuôn hàm.

Quy trình nhổ răng sâu, hư được thực hiện tuần tự như sau:

– Bước 1: Thăm khám và kiểm tra cấu trúc răng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra, chụp film X – Quang cho bệnh nhân để đánh giá cấu trúc của các răng trong khuôn hàm, chiều dài, chiều rộng, số chân răng và xương xung quanh các răng bị sâu, tổn thương. Từ đó, đưa ra hướng nhổ răng hợp lý cho bệnh nhân.

quy trình nhổ răng sâu
Bác sĩ chụp X – Quang để kiểm tra cấu trúc răng của bệnh nhân

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước súc miệng có chứa Fluor để làm sạch vi khuẩn có trong các kẽ răng, tránh viêm nhiễm sau khi nhổ răng.

vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng trước khi nhổ răng để tránh nhiễm trùng

– Bước 3: Gây tê

Sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ gây tê vị trí cần nhổ răng để giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Loại thuốc được sử dụng để gây tê ở Nha khoa Đông Nam là loại thuốc tốt, có tác dụng giảm đau mạnh, do đó, bạn hoàn toàn không cảm thấy đau rát hoặc chỉ ê nhẹ trong suốt quá trình thực hiện.

gây tê nhổ răng
Gây tê trước khi tiến hành nhổ răng

– Bước 4: Nhổ răng

Bác sĩ sử dụng bộ dụng cụ chuyên dụng đã dược vô trùng, vô khuẩn theo trình tự an toàn Nha khoa Quốc tế để loại bỏ hoàn toàn thân và chân răng cần nhổ. Quá trình nhổ răng ở Nha khoa Đông Nam được thực hiện bằng sóng siêu âm nên rất nhanh chóng, an toàn và ít chảy máu.


Nhổ răng khôn mọc ngang, bị sâu

4. Chi phí nhổ răng sâu, răng hư hết bao nhiêu tiền?

Giá nhổ răng sâu, răng hư ở Nha khoa Đông Nam là 500.000đ – 2.500.000đ mỗi răng, tùy thuộc vào loại răng:

(Hot nha khoa Đông NamBảng giá cập nhật 05/04/2022Hot nha khoa Đông Nam)

VỊ TRÍ CHI PHÍ NHỔ ĐƠN VỊ
Nhổ răng sâu 500.000 – 1.000.000 VNĐ 1 Răng
Nhổ răng sữa Miễn phí
Nhổ răng khôn hàm trên 1.500.000 VNĐ 1 Răng
Nhổ răng khôn hàm dưới 2.500.000 VNĐ 1 Răng

Khuyến mãi nhổ răng khôn

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

– Nhổ răng trẻ em:

Nhổ răng sữa cho các bé ở Nha khoa Đông Nam là hoàn toàn miễn phí.

– Chi phí nhổ răng sâu:

Trường hợp nhổ các răng một chân (răng số 1, 2, 3) hoặc các răng có nhiều chân nhưng ở vị trí dễ như 4, 5, 6, 7, bạn sẽ được áp dụng mức giá nhổ răng thường là 500.000 đồng mỗi răng.

– Chi phí nhổ răng khôn:

Răng khôn là tên gọi của chiếc răng cối thứ ba, cùng là chiếc răng vĩnh viễn mọc sau cùng của khuôn hàm. Độ tuổi mọc răng khôn thường là từ 17 – 25 tuổi. Vì nằm sâu trong khuôn hàm nên việc vệ sinh chiếc răng là tương đối khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu…

Trường hợp nhổ răng khôn bị hư, sâu, mức chi phí sẽ cao hơn răng thường, bởi nha sĩ phải áp dụng nhiều kỹ thuật nha khoa phức tạp cũng như mất nhiều thời gian hơn.

nhổ răng sâu hàm dưới
Nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu tại Nha khoa Đông Nam
nhổ răng khôn
Nhổ răng số 8 mọc lệch
nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng số 8 hàm trên

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

5. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Sau nhổ răng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để chống viêm, giảm đau, bạn nên uống thuốc đầy đủ và không tự ý sử dụng các loại thuốc khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đau, sưng và ê buốt là một hiện tượng bình thường sau khi nhổ răng, thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, tùy vào mức độ nặng của ca tiểu phẫu. Bạn có thể giảm đau bằng cách chườm đá hoặc nước nóng lên vùng môi, má tương ứng với vùng răng vừa điều trị.

chăm sóc sau khi nhổ răng
Bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá, không chườm trực tiếp lên da

Bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá, không chườm trực tiếp lên da

Nếu sau 3 – 5 ngày, hiện tượng sưng, đau vẫn không thuyên giảm, thậm trí tăng lên kèm theo biểu hiện nhiễm trùng, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có được can thiệp kịp thời, tránh nguy hại đến sức khỏe.

Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn không nên khạc nhổ nhiều và mạnh, không uống bia rượu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lơ là trong việc chăm sóc răng miệng, nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Trên đây là bài viết về vấn đề “Chi phí nhổ răng hư, sâu là bao nhiêu?”. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm bảng giá:

Xem thêm nhổ răng:

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close