Vì sao ai cũng sợ nhổ răng khôn? – Nói đến nhổ răng khôn, thật sự nó là nổi “ám ảnh” của nhiều người, khiến họ có tâm lý lo sợ, không đến nha khoa để khám, tư vấn và loại bỏ chiếc răng “rắc rối” này. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Vì sao ai cũng sợ nhổ răng khôn?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, răng hàm (răng cối) thứ ba. Không giống như các răng khác, chúng thường không mọc trong độ tuổi từ 6 – 16 mà muộn hơn, thường là 17 – 25 tuổi.
Vì mọc ở vị trí không thuận lợi, khi xương hàm cứng chắc, các răng khác đã mọc đủ, nên răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc. Mặt khác, chúng gần như không có chức năng ăn nhai, do đó bác sĩ thường khuyên nhổ đi.
Khi được hỏi về “nổi lo sợ” khi nhổ răng khôn, bệnh nhân đã từng thực hiện tại Nha khoa Đông Nam chia sẻ:
Bạn Minh Anh:
“Nghe đến nhổ răng là sợ rồi, cứ mặc định trong đầu là rất đau. Khi em hỏi trên các group thì nhận được phản hồi không mấy tích cực, người nói sưng mấy hôm, người nói đau không há được miệng, người lại nói có thể ảnh hưởng dây thần kinh. Nhưng mà cái răng của em đau quá, không chịu được nên em đánh liều đi nhổ luôn.”
Bạn Ngọc Chăm:
“Em làm tư vấn, nhổ rồi sợ sưng, không nghe điện thoại được, với phần nữa sợ mất răng. Nhưng mà, sau khi tìm hiểu trên mạng thấy răng khôn dễ mọc ngầm, lệch gây biến chứng nên em đi khám, tư vấn. Không ngờ răng của em bị lệch thật, bác sĩ nói có xu hướng đâm vô răng số 7, nên nhổ luôn.”
Bạn Hữu Trí:
“Phí dịch vụ mắc quá nên em hơi ngại, nhổ răng thường có mấy trăm là cùng, mà răng khôn lên đến cả triệu một chiếc.”
Từ chia sẽ của các bạn, chúng tôi đúc kết được các vấn đề sau:
a) Tâm lý sợ đau
Trên thực tế, nhổ răng khôn không đau như mọi người vẫn nghĩ. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn. Vì thế, mặc dù có thể cảm nhận được các thao tác của bác sĩ, thế nhưng, bạn gần như không cảm thấy đau đớn, ê buốt.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn và hướng dẫn chăm sóc. Bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết nhổ nhanh lành và xoa dịu các triệu chứng sưng, đau.
b) Sợ mất răng
Không giống như các răng khác, răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Hiện tượng tiêu xương sau khi nhổ răng này thường không đáng kể. Vì thế, việc lưu giữ chúng gần như không cần thiết. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân thường không cần phải trồng lại.
c) Chưa nắm rõ được biến chứng của răng khôn
Răng khôn là chiếc răng “rắc rối” nhất trong cung hàm. Ngay cả khi chưa phát triển đầy đủ, chúng vẫn có thể gây biến chứng răng miệng, phổ biến nhất là:
– Sưng đau ở vị trí mọc răng khôn.
– Sưng nướu, nhiễm trùng nướu.
– Sưng quai hàm, nhiều trường hợp còn có thể bị sưng hạt bạch huyết ở cổ.
– Xô đẩy, làm tổn thương răng kế cận.
– U nang xương hàm.
– Làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Nguy cơ biến chứng ở răng khôn mọc ngầm, lệch lạc cao hơn răng mọc thẳng, do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ đi để tránh biến chứng về sau.
d) Vấn đề chi phí
Nguyên nhân khiến chi phí nhổ răng khôn cao hơn các răng khác là do kỹ thuật và thời gian thực hiện.
Thời gian nhổ răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm, thường chỉ mất khoảng 10 – 15 phút. Bác sĩ chỉ cần dùng thiết bị chuyên dụng tách chúng ra khỏi các mô xung quanh rồi gấp ra ngoài.
Kỹ thuật nhổ răng khôn có phần phức tạp hơn các răng khác. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải mở nướu, cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài. Một ca nhổ răng khôn phức tạp có thể kéo dài 30 – 45 phút.
Trong đó, vì dễ tác động hơn nên chi phí nhổ răng khôn hàm trên thường thấp hàm dưới.
e) Sợ ảnh hưởng đến thần kinh
Nếu được thực hiện bởi những bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh khi nhổ răng khôn là rất thấp.
Trong trường hợp răng khôn hàm dưới phát triển quá mức, gần sát, chèn ép dây thần kinh, sau khi nhổ răng, bạn có thể bị tê môi trong một vài ngày đầu, nhưng không cần quá lo lắng, sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và dứt hẳn.
2. Vì sao phải nhổ răng khôn?
Các bác sĩ luôn có khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành nhổ răng khôn sớm nhất có thể.
Do chiếc răng này mọc lên trong giai đoạn xương hàm đã phát triển cứng chắc, mô nướu bao phủ dày, chỗ trống không còn nhiều. Vậy nên phần lớn răng khôn đều có tình trạng mọc sai lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang, mọc lợi trùm.
Trong các trường hợp răng khôn mọc lệch lạc nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm cho răng miệng, sức khỏe:
- Quá trình mọc răng khôn đặc biệt là đối với răng khôn mọc sai lệch sẽ gây ra những cơn đau nhức, sưng viêm dữ dội ở nướu, nóng sốt, khó chịu dai dẳng. Điều này khiến bệnh nhân khó có thể ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, sức khỏe giảm sút, tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi.
- Vị trí răng khôn nằm sâu phía trong cùng nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày dễ dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám, vi khuẩn gây hôi miệng và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Khi răng khôn mắc bệnh lý càng để lâu có thể khiến cho viêm nhiễm lây lan đến các răng xung quanh, đặc biệt là răng số 7. Lúc này sẽ gây tổn thương, hư hỏng thêm nhiều răng khỏe mạnh khác.
- Trong những trường hợp răng khôn mọc đâm ngang sang răng số 7 trong thời gian dài sẽ làm cho cấu trúc của răng hư hỏng nghiêm trọng, răng yếu dần, dễ bị lung lay, tiêu xương. Thậm chí nguy hiểm hơn hết có thể phải nhổ bỏ cả răng số 7.
- Răng khôn mọc không đúng vị trí còn có thể gây biến chứng u nang xương hàm, phá hỏng cấu trúc răng, xương hàm và dây thần kinh.
- Không chỉ vậy, nếu răng khôn mọc lệch lạc, mọc chen chúc, mọc ngầm, mọc đâm ngang trong thời gian dài còn tác động xấu đến các răng còn lại. Hậu quả có thể gây xô lệch răng toàn hàm, sai khớp cắn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như ăn nhai.
3. Khi nào nên nhổ răng khôn?
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn theo khuyến nghị của bác sĩ đó là từ 17 – 25 tuổi khi răng đã mọc được 2/3.
Không nên nhổ răng khôn quá trễ bởi xương hàm sẽ ngày càng cứng chắc, mô nướu phủ dày đặc hơn. Lúc này việc nhổ răng sẽ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, dễ gây đau nhức, chảy nhiều máu và mất nhiều thời gian để lành thương hơn.
Bên cạnh đó, mọi trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc lợi trùm, mọc đâm ngang đều bắt buộc nhổ bỏ để tránh biến chứng phát sinh.
Ngoài ra, nếu răng khôn có các tình trạng sau đây cũng cần phải được nhổ bỏ nhanh chóng:
- Răng khôn mọc khiến bệnh nhân đau nhức dai dẳng, nướu sưng viêm kéo dài ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt.
- Răng khôn có bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Răng khôn hình thành khe giắt thức ăn với răng kế cạnh, khó vệ sinh sạch sẽ gây nhồi nhét nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh lý ở răng.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng ở hàm đối diện lại không có răng mọc ăn khớp.
- Răng khôn mọc lên với hình dáng dị dạng, kích thước quá to, quá nhỏ dễ nhồi nhét thức ăn thừa với răng kế cận.
4. Cảm nhận sau khi nhổ răng khôn
Dưới đây là cảm nhận của các bệnh nhân đã từng nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam:
Bạn Minh Anh:
“Em được bác sĩ Dương nhổ răng cho. Bác làm êm lắm. Lúc bác tiêm thuốc tê răng hàm trên em thấy hơi nhói một chút. Sau đó, bác nhổ ra hồi nào không biết luôn. Cái hàm dưới thì lâu hơn, chắc khoảng 5 phút. Em tưởng tượng như mới nằm xuống chưa ấm chỗ là bác nhổ xong cả hai răng rồi.
Khi thuốc tê hết tác dụng thì em hơi ê, nhưng không có sưng, em uống thuốc theo toa của bác, chườm đá sang hôm sau không thấy đau nữa.”
Video Nhổ 2 răng khôn cùng lúc tại Nha khoa Đông Nam:
Bạn Ngọc Chăm:
“Răng của em mọc nghiêng, ngầm dưới nướu nên em định bụng chắc sưng cả tuần. Thực tế không tệ như em nghĩ, có hơi sưng nhưng vẫn nói chuyện được. Em ăn cháo với uống sữa cho đến khi cắt chỉ, sau đó ăn uống, vệ sinh răng miệng bình thường.”
Bạn Hữu Trí:
“Chắc là do răng em dễ với cơ địa tốt nên nhổ răng xong chỉ hơi ê, không đau, không sưng.”
Trên thực tế, nhổ răng khôn không đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Bác sĩ luôn có biện pháp giảm thiểu đau buốt cho bệnh nhân, do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Trên đây là một số lí do khiến nhiều người sợ nhổ răng khôn và chia sẽ của một số bệnh nhân đã từng nhổ răng. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp với Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Top 12 loại kem đánh răng trắng răng tốt nhất hiện nay