Nhiều người thường cho rằng việc bị nhiệt miệng là do ăn các thực phẩm quá cay nóng gây nên. Tuy nhiên, y học lý giải đây không hẳn là tác nhân chính dẫn đến tình trạng này. Vậy cụ thể đồ cay nóng có gây nhiệt miệng? Các cách giúp giảm nhiệt miệng nào hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp rõ hơn trong nội dung của bài viết sau đây.
I. Nguyên nhân và những sai lầm về nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Hầu như không ai có thể tránh khỏi tình trạng này, ai cũng sẽ mắc phải ít nhất 1 lần trong đời.
Không khó để nhận biết được nhiệt miệng. Bởi nó thường gây ra một vết nông loét trên bề mặt mô mềm trong khoang miệng như, môi, má trong, lưỡi hoặc nướu.
Ban đầu nhiệt miệng chỉ có hình dạng là một đốm trắng nhỏ. Sau đó sẽ dần phát triển lan rộng hơn, mọng nước và lở loét sau vài ngày. Vết loét này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Thông thường các vết loét nhiệt miệng có thể tự lành lại sau khoảng 7 – 10 ngày mà không để lại sẹo. Trường hợp nếu đã bị nhiệt miệng trên 2 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và khắc phục hiệu quả.
1. Hiểu sai về nhiệt miệng
Mặc dù nhiệt miệng dễ mắc phải nhất vào mùa hè nhưng lại có rất ít người hiểu đúng về căn bệnh này.
Trong đó nhiều người thường cho rằng tác nhân hàng đầu gây tình trạng nhiệt miệng là do ăn nhiều thực phẩm có tính cay nóng. Thế nhưng y học hiện đại đã giải thích không phải trường hợp nào bị nhiệt miệng cũng do đồ cay nóng gây nên.
Căn bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân như: chăm sóc răng miệng sai cách, bệnh răng miệng, thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng, stress,….
Những vết loét ở miệng không phải do nóng nhiệt bên trong người. Mà nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể khác. Vậy nên nhiều người thường không hiểu đúng hết được các tác nhân dẫn đến bệnh.
Tốt hơn hết bệnh nhân cần chú ý theo dõi các vấn đề bất thường xảy ra bên trong khoang miệng để sớm có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Ở một số người chủ quan xem nhẹ cho rằng đây là căn bệnh lành tính nên cố chịu đựng cảm giác đau rát, khó chịu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ nếu không quan tâm chăm sóc phù hợp vết loét có thể tiến triển nặng hơn, gây sưng tấy, viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe.
2. Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp
Như đã đề cập bên trên, nhiệt miệng không chỉ do thường xuyên ăn đồ cay nóng gây nên mà có thể do nhiều yếu tố khác như:
- Chăm sóc răng miệng sai cách:
Việc chăm sóc răng miệng sai cách nhất là thói quen đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông xơ cứng cũng là tác nhân gây ra các vết loét ở miệng.
Khi đánh răng mạnh bằng bàn chải cứng không chỉ làm men răng bị mài mòn mà còn dễ làm cho mô mềm trong khoang miệng bị trầy xước, tổn thương. Khi đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng bị tổn thương và hình thành các vết lở loét.
Bên cạnh đó, sai lầm mà nhiều người hay gặp phải đó là nghĩ rằng việc dùng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có tính làm sạch cao, khử mùi nhanh thì sẽ tốt.
Nhưng hầu hết trong các sản phẩm này sẽ có chứa thành phần Sodium lauryl sulfate. Nếu như sử dụng với liều lượng không phù hợp trong thời gian dài sẽ vô cùng nguy hại đối với sức khỏe răng miệng. Có thể gây ra các kích ứng, sưng viêm mô mềm trong miệng và khiến chúng khó hồi phục.
- Dinh dưỡng kém, cơ thể thiếu vitamin:
Nhiệt miệng còn có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất nhất định.
Có thể thấy vitamin có một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Không chỉ tạo ra một tấm rào chắn để duy trì sức khỏe bên trong mà vitamin còn giúp tăng cường sức đề kháng bên ngoài để cơ thể có thể phòng ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Ở những bệnh nhân bị nhiệt miệng rất có thể là do cơ thể đang thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin B2, B3, B12, vitamin C, kẽm, axit folic, sắt,….
- Rối loạn nội tiết tố:
Phần lớn nữ giới khi đến những ngày hành kinh rất dễ bị nóng trong người và nhiệt miệng.
Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết trong giai đoạn trước, trong và sau kỳ kinh sẽ có sự thay đổi nhiều về nội tiết tố dẫn đến thân nhiệt có thể tăng giảm một cách đột ngột.
Khi đó, vùng gan, thận dễ tích tụ nhiều khí âm gây nóng nhiệt trong người và dễ hình thành nên các vết mụn, loét ở mô mềm trong miệng.
Trong những ngày hành kinh nếu gặp tình trạng nhiệt miệng sẽ khiến chị em phụ nữ khó chịu hơn nhiều lần, ăn uống kém ngon miệng. Một số ít trường hợp vết loét nhiệt miệng nặng còn khiến bệnh nhân bị nóng sốt, cơ thể vô cùng mệt mỏi, khó tập trung được vào công việc, học tập.
- Do các bệnh lý răng miệng:
Các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,… nếu không sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Lúc này vi khuẩn có thể lan rộng, tấn công các phần mô mềm ở trong khoang miệng và gây viêm loét.
- Nguyên nhân khác:
Ngoài các nguyên nhân vừa nêu trên, nhiệt miệng còn có thể do: căng thẳng, stress quá mức, vô tình cắn trúng má, lưỡi, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường ruột,…
II. Tại sao bị nhiệt miệng khi ăn đồ cay nóng?
Trong các bữa ăn hằng ngày các món cay nếu được nêm nếm một lượng vừa phải sẽ giúp bữa ăn thêm đậm vị ngon và mang lại cái giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng nếu ăn cay quá mức sẽ tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe cơ thể nói chung. Cụ thể:
1. Làm chứng ợ nóng, đau dạ dày trầm trọng hơn
Các món ăn cay nóng không phải là yếu tố phát sinh chứng ợ nóng, đau dạ dày. Mà chính là bởi vì thói quen ăn uống không kiểm soát, dùng quá nhiều đồ cay nóng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trường hợp đang gặp phải các vấn đề sức khỏe ở dạ dày, tốt hơn hết cần tránh xa các món cay để phòng tránh các triệu chứng khó chịu có thể xảy ra.
2. Dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
Ăn cay nhiều sẽ ảnh hưởng khá xấu đến các chức năng của đường ruột, dễ gây tình trạng nóng trong. Thành phần của ớt cay có chứa Capsaicin, chất này có chức năng giống như một loại thuốc nhuận tràng nên có thể khiến một số người gặp phải tình trạng tiêu chảy.
3. Làm giảm vị giác và gây nhiệt miệng
Vị cay nếu biết cách sử dụng vừa phải và khoa học sẽ có tác dụng kích thích vị giác giúp ăn được ngon miệng hơn. Nhưng nếu lạm dụng có thể khiến cho vị giác có sự thay đổi tiêu cực, thậm chí làm mất cảm giác khi ăn uống.
Các món cay nóng còn làm cho vùng niêm mạc da mỏng trong khoang miệng như lưỡi, nướu, má trong, môi dễ bị đốt cháy và hình thành các vết loét nhiệt miệng.
Ăn nhiều đồ cay nóng còn gây tình trạng nóng trong, khô miệng, nổi mụn nhọt trong miệng cũng như nhiều vùng khác.
4. Làm cho da bị kích ứng
Các món ăn cay thường dễ làm cho vùng da mỏng như ở miệng bị kích ứng, tổn thương, bỏng rộp. Do đó, tình trạng nhiệt ở miệng chính là do những thực phẩm này làm kích ứng da gây ra.
III. Cách giảm nhiệt miệng khi ăn đồ cay nóng
Để phòng ngừa cũng như giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra khi ăn đồ cay nóng, bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chọn mua các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần lành tính, bàn chải lông tơ mềm để khi sử dụng không làm tổn thương đến răng nướu.
Khi chải răng cần dùng lực nhẹ nhàng, chải sạch khắp các mặt răng theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc trong thời gian tối thiểu 2 phút để đạt hiệu quả làm sạch tối ưu.
Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa kẹt lại ở kẽ răng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, giữ hơi thở thơm tho.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Các đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh có thể làm cho vết viêm loét phát triển nặng nên cần phải tránh dùng.
Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, canxi, sắt.
Uống nhiều nước để tăng cường bài tiết, thải độc tố từ trong cơ thể, tránh bị khô niêm mạc.
Không nên uống nhiều bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ăn nhiều đường, nhiều axit, nhiều tinh bột.
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tránh không để bị căng thẳng, áp lực quá độ.
Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, không dùng chất kích thích trước khi ngủ.
4. Thăm khám răng miệng định kỳ
Mỗi 6 tháng/lần nên dành thời gian đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, tầm soát các bệnh lý và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường phát sinh.
Đồng thời mỗi lần thăm khám bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, loại bỏ sạch sâu các mảng bám cứng chắc giúp răng sạch khỏe, sáng bóng hơn, ngăn ngừa vi khuẩn tồn đọng gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề Đồ cay nóng có gây nhiệt miệng? Các cách giúp giảm nhiệt miệng, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm nhiệt miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?