khuyến mãi 30/4 - 1/5

Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?

Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi, nhanh lành các vết lở nhiệt miệng? Nên ăn những thức ăn nào để giải nhiệt, tăng sức đề kháng?

nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi

Nhiệt miệng chủ yếu do cơ thể bị nóng trong, hệ miễn dịch, chức năng gan bị suy giảm,… gây ra. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin và khoáng chất, nhiễm khuẩn ở khoang miệng cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến.

Ngoài việc chăm sóc răng miệng, chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì bạn cũng cần chú ý đến cung cấp nước đầy đủ làm mát cơ thể và nên chọn uống những thức uống có lợi, giảm nóng, giảm nhiệt hiệu quả.

I. Các loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng

Một số loại thức uống có khả năng chữa nhiệt miệng nhanh mà các bạn nên sử dụng thường xuyên sau đây sẽ giúp giảm đau rát do các vết nhiệt miệng.

1. Giảm nhiệt miệng bằng Nước chè tươi

Nước chè tươi có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giúp thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh chè tươi còn rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Nên sử dụng chè tươi mỗi ngày cho kết quả tốt nhất, sau khi uống nhớ súc miệng lại thật sạch với nước lọc.

nước chè tươi
Nước chè tươi trị nhiệt miệng nhanh khỏi

2. Giảm nhiệt miệng bằng nước cam tươi

Trong cam tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin C và giàu dinh dưỡng cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng khuẩn kháng viêm hiệu quả. Uống nước cam giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.

Không những vậy nhờ thành phần nước cam có chứa các chất Folate, vitamin B hỗ trợ hình thành tế bào giúp các vết loét nhiệt nhanh lành thương hơn. Các bạn nên uống nước cam hàng ngày đồng thời chữa nhiệt miệng và tăng cường sức khỏe dinh dưỡng.

Lưu ý không nên uống quá nhiều nước cam một ngày, hạn chế uống vào buổi tối có thể gây triêu chảy.

nước cam chữa nhiệt miệng
Cam tươi tốt cho sức khỏe

3. Giảm nhiệt miệng bằng Nước rau má

Rau má là một loại rau thiên nhiên có tình hàn công dụng làm mát cơ thể rất tốt. Nhờ chứa hàm lượng các chất Triterpenoids có khả năng làm lành vết thương lở loét nhanh chóng nên được sử dụng khá phổ biến mỗi khi mọi người bị nhiệt miệng.

Các bạn có thể uống nước rau má mỗi ngày, sau vài ngày nhiệt miệng sẽ chấm dứt, cũng có thể xay nước rau má để ngậm súc miệng. Hoặc nấu nước rau má, nấu canh rau má giải nhiệt cũng là những gợi ý không tồi khi chữa nhiệt miệng tại nhà.

nước rau má trị nhiệt miệng
Nước rau má

4. Giảm nhiệt miệng bằng Nước khế chua

Khế chua chứa nhiều vitamin C giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn sát trùng rất tốt nhất là với các vết nhiệt lở loét ở miệng. Sử dụng khế chua tốt hơn so với khế đã chín thì hiệu quả chữa nhiệt miệng sẽ không tốt bằng.

Các bạn có thể cắt khế thành từng múi đun sôi lấy nước ngậm súc miệng mỗi ngày. Hoặc có thể ép khế lấy nước uống cho hiệu quả chữa nhiệt miệng khả quan chỉ sau 3-4 ngày.

uống gì khi bị nhiệt miệng
Nước khế chua

5. Giảm nhiệt miệng bằng Nhân trần

Nhân trần còn gọi là hoắc hương núi, họ hoa Mõm chó có vị hơi đắng, tính hàn có công dụng chữa viêm loét da, thanh nhiệt,… nên dùng để chữa nhiệt miệng, các vết loét miệng tuyệt vời.

nhiệt miệng nên uống gì
Nhân trần

Cách thực hiện như sau: dùng nhân trần và lá sen phơi khô đem đi tán bột uống cùng với nước lọc và mật ong mỗi ngày sẽ cho hiệu quả nhanh sau vài ngày ngắn ngủi. Tuy nhiên, không nên uống nhân trần thường xuyên vì những tac dụng không mong muốn mà nó mang lại.

nước nhân trần
Nước nhân trần

II. Món ăn cho người bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng cần làm cho cơ thể tăng cường sức đề kháng bằng các loại nước uống bổ dưỡng trên, bên cạnh các bạn còn có thể chế biến những món ăn thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe mà lại có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt.

1. Canh rau ngót nấu mọc

Rau ngót hay rau bồ ngót là một loại rau thiên nhiên có tác dụng thanh lọc, giải độc làm mát cơ thể, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhất là giàu chất xơ sẽ giúp bạn giải nhiệt nhanh chóng.
Mặt khác canh rau ngót vị thanh và rất ngon miệng khi chế biến với mọc giúp kích thích vị giác, bạn sẽ ăn ngon miệng hơn.

Cách làm: Đun sôi nước sau đó cho mọc vào nồi, chờ mọc chính rồi cho thêm rau ngót đã lặt và rửa sạch vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, bạn có thể cho thêm một chút tiêu để tạo mùi thơm nhưng không được cho quá nhiều. Nên để canh nguội rồi mới ăn.

Lưu ý: không nên dùng món ăn này cho bà bầu.

ăn gì khi bị nhiệt miệng
Canh rau ngót nấu mọc

2. Canh khổ qua nhồi thịt

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là thực phẩm cực mát dành cho cơ thể. Dù có vị hơi đắng nhưng nó là loại có thể giúp thanh nhiệt giải độc gan, chứa nhiều vitamin A tốt cho cơ thể.

Cách làm:

Thịt đem xay nhuyễn rồi trộn chung với một ít nấm mèo, bún tàu và chả cá theo ý thích, nêm thêm gia vị trộn đều với nhau.

Khổ qua rửa sạch loại bỏ hạt bên trong, nên chọn những trái còn xanh, chưa chín.

Nhồi thịt vào khổ qua và cho vào nồi nước đang sôi, nếu bạn không ăn được đắng thì nên trụng sơ khổ qua qua một lần nước nóng. Sau đó đổi nột nồi nước khác và hầm đến khi chín là được, nêm nếm gia vị theo sở thích không nên quá mặn.

Lưu ý: món này cũng không tốt cho phụ nữ mang thai, không nên áp dụng.

nhiệt miệng nên ăn gì
Canh khổ qua nhồi thịt

3. Cháo cá lóc

Cá lóc lành tính, giúp làm mát cơ thể. Bạn nên bổ sung món cháo cá lóc vào thực đơn hàng ngày khi bị nhiệt miệng hành hạ. Nên chờ cho cháo nguội rồi mới ăn để tránh không làm vết loét bị đau rát hơn.

cháo cá lóc
Cháo cá lóc

Bên cạnh chế độ ăn và uống thanh mát cho cơ thể, các bạn hãy thường xuyên giữ vệ sinh chăm sóc răng miệng tại nhà hiệu quả đúng cách và nhất là thực hiện cạo vôi nha chu định kỳ tại nha khoa ngăn chặn sự hình thành và phát triển virut gây nhiệt ở khoang miệng.

cạo vôi nha chu

Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi? Các bạn cần uống những thức uống mát, thanh nhiệt, giải độc cơ thể thì chỉ sau vài ngày các vết loét sẽ se lại, nhiệt miệng biến mất mà cơ thể cũng khỏe khoắn, khả năng miễn dịch được tăng cao.

Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close