khuyến mãi 30/4 - 1/5

Uống C sủi chữa nhiệt miệng được không?

Uống viên C sủi thường giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng nhưng nó có thật sự tốt? nhưng Uống C sủi chữa nhiệt miệng được không?

uống c sủi chữa nhiệt miệng được không

Bệnh lý nhiệt miệng thường xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, hệ miễn dịch suy yếu làm tiền đề cho vi rút, vi khuẩn gây hại, biểu hiện là các vết loét, nhiệt miệng thường rất dễ nhận ra trong khoang miệng, vùng má trong, lưỡi.

Các dấu hiệu nhiệt miệng và ung thư khoang miệng dễ dàng bị nhầm lẫn vì khá giống nhau. Các bạn hãy chú ý phân biệt và chữa lành chúng sớm nhất có thể tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cuộc sống.

I. Uống C sủi chữa nhiệt miệng được không?

Viên C sủi có thành phần là vitamin C và có các chất tạo màu và tạo hương (hương cam, chanh,…). Khi cho vào nước sẽ tạo sủi Natri Bicacbonat có tính kềm khi gặp vitamin C có tính axit sẽ tạo phản ứng hóa học và có chứa các bọt khí CO2.

c sủi chữa nhiệt miệng
C sủi chứa nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể có thể chữa nhiệt miệng

C sủi có tác dụng kích thích thần kinh, bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, tăng sức đề kháng và chống chọi với bệnh từ bên ngoài. Chính vì thế mà uống C sủi có thể chữa nhiệt miệng, tuy nhiên không nên lạm dụng mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ đảm bảo hiệu quả tránh gây ra tác dụng phụ.

** Cách dùng C sủi chữa nhiệt miệng:

C sủi có thể hỗ trợ trong việc chữa nhiệt miệng dễ tìm mua. Nên mua C sủi tại các nhà thuốc uy tín sử dụng.

Dùng 1 viên sủi (người lớn và trẻ em có liều dùng khác nhau, nên chú ý hướng dẫn sử dụng trên bao bì) cho vào nước với dung tích tương ứng. Chờ C sủi tan hết bọt rồi uống. Nên uống sủi trước 4h chiều vì uống quá giờ này sẽ dễ gây khó ngủ.

c sủi
Cho C sủi vào nước tan hết rồi mới được uống

Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày. Sau vài ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn, thời gian chính xác còn phải tùy vào tình trạng nhiệt miệng và mức độ các vết lở loét nặng hay nhẹ.

** Lưu ý khi sử dụng C sủi khi chữa nhiệt miệng:

– Uống C sủi theo chỉ định của bác sĩ, nhất là không nên tự ý dùng cho trẻ em mà phải hỏi liều lượng dùng thích hợp, có cần chú ý gì khác hay không.

– Không dùng C sủi cho trẻ dưới 2 tuổi.

– Không uống C sủi sau 4h chiều.

– Viên C sủi phải còn nguyên vẹn, không bị ẩm. Nếu có thì không được sử dụng. Bảo quản viên sủi tránh hút ẩm.

– Chỉ uống khi sủi đã hoàn toàn hòa tan trong nước. Tuyệt đối không được bỏ viên sủi vào miệng rồi nuốt.

– Không nên dùng C sủi sau khi uống các loại nước có gas vì có thể gây ra cảm giác đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

– Không dùng chung C sủi với bia rượu.

– Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em vì có thể tiện tay cho ngay vào miệng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Bảo quản thuốc cẩn thận tránh ánh sáng trực tiếp. Khi thấy có dấu hiệu khác thường hoặc điều gì nghi ngờ cần phải hỏi ngay ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

điều trị nhiệt miệng
Hỏi ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu khác thường khi dùng viên C sủi

Ngoài việc uống C sủi chữa nhiệt miệng có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ thể từ bên trong, nếu các vết loét, lở miệng làm phiền bạn thì có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên như: mật ong, lá bàng non, gừng, nha đam,… để giảm đau nhức khá hiệu quả.

II. Phòng chống nhiệt miệng tại nhà

Phòng chống bệnh nhiệt miệng là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nhiệt miệng và hậu quả của nhiệt miệng đến cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, hàng ngày các bạn hãy luôn giữ cho cơ thể thoải mái, giảm lo âu và đặc biệt là giữ thanh mát cơ thể, không bị nóng trong người.

Uống đủ nước mỗi ngày: Tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người nên cung cấp số lượng nước cần thiết, khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể không bị nóng, giải nhiệt. Nên uống nhiều nước khoáng sau khi vận động mạnh, ăn đồ nóng để bù lượng nước cho cơ thể ngăn chặn nhiệt miệng.

phòng ngừa nhiệt miệng
Uống đủ nước mỗi ngày tốt cho cơ thể, giảm nóng trong người

Tránh ăn đồ nóng, đồ nướng: Các loại thực phẩm này nhiều dầu mỡ dễ hút nước làm cơ thể sinh nhiệt dễ gây ra cơn khát là khoang miệng bị khô nóng tạo điều kiện cho vi rút nhiệt miệng hình thành và phát triển.

nhiệt miệng kiêng ăn gì
Hạn chế ăn đồ nướng gây nhiệt miệng

Ăn uống thực phẩm tươi mát: Các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin cần thiết cho cơ thể như: mâm xôi, cam, chanh, đu đủ,… Hạn chế các loại trái cây nhiệt đới có tính nóng như chôm chôm, sầu riêng, mít, măng cụt,…

Nên bổ sung các loại rau củ tính mát cho cơ thể, chú ý chế biến ít dầu mỡ, chiên xào vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giảm sinh nhiệt cho cơ thể.

nhiệt miệng nên ăn gì
Bổ sung chất dinh dưỡng từ rau củ quả tự nhiên tốt cho cơ thể

Uống C sủi chữa nhiệt miệng được không? câu trả lời là được và khá hiệu quả vì nó tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiệt miệng. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ, cạo vôi răng để vệ sinh và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được trả lời ngay lập tức hoặc đến cơ sở nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close