Bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao?

02/11/2022
Bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao?

Bàn chải đánh răng luôn có một hạn sử dụng nhất định. Do đó, người dùng cần phải chú ý thay bàn chải mới thường xuyên để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng đạt kết quả tốt nhất. Vậy bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao? Trong phạm vi nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này. Hãy cùng dành ra ít phút để tìm hiểu ngay nhé!

Bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao?

I. Tầm quan trọng của việc thay bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là một vật dụng rất cần thiết trong quy trình vệ sinh răng miệng hằng ngày của mỗi người. Mỗi ngày cần phải dùng bàn chải đánh răng ít nhất là 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.

Có thể thấy việc sử dụng hằng ngày thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp, mài mòn hay hư hỏng của bàn chải. Lúc này đầu lông bàn chải sẽ bị mòn xòe khiến cho hiệu quả làm sạch răng không được tốt như trước nữa. Thậm chí có thể gây khó chịu khi sử dụng.

Bên cạnh đó, việc đầu lông bàn chải bị xuống cấp sẽ khá xơ cứng. Điều này sẽ làm cho răng, nướu bị tổn thương một cách nghiêm trọng trong quá trình chải răng, dễ gây chảy máu chân răng, mòn men răng, tụt lợi,…

Không chỉ vậy, càng sử dụng lâu thì đầu lông bàn chải cũng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn hơn. Nếu sử dụng về lâu về dài có thể làm phát sinh nhiều căn bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

Từ những mối nguy hại trên có thể thấy việc thay bàn chải đánh răng định kỳ là vô cùng cần thiết nếu muốn giữ cho răng miệng luôn được sạch khỏe, hạn chế tối đa các bệnh lý một cách tốt nhất.

Bàn chải càng dùng lâu sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn có hại cho răng miệng
Bàn chải càng dùng lâu sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn có hại cho răng miệng

II. Bao lâu thì nên thay bàn chải đánh răng 1 lần?

Hầu hết các nha sĩ trên toàn thế giới đều khuyên mỗi người nên thay bàn chải đánh răng mới sau 2 – 3 tháng sử dụng.

Các nghiên cứu cho thấy sau khoảng thời gian này, bàn chải đã giảm đáng kể hiệu quả làm sạch răng miệng so với bàn chải mới. Các đầu lông bàn chải bị xơ mòn làm giảm tiếp xúc với các vị trí kẽ răng, quanh viền nướu khiến mảng bám khó được làm sạch tối ưu.

Ngoài ra, lúc này bàn chải cũng đã tích tụ khá nhiều vi khuẩn có hại cho răng nướu cũng như sức khỏe nên việc thay mới là rất cần thiết.

III. Khi nào thì nên thay bàn chải đánh răng?

Ngoài thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng theo khuyến nghị của nha sĩ. Thì nếu như gặp một trong các trường hợp sau bạn cũng cần nhanh chóng thay một chiếc bàn chải mới để sử dụng được tốt hơn:

1. Lông bàn chải bị mòn

Lông bàn chải bị sờn mòn, xòe ra 2 bên là dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thay bàn chải ngay.

Như đã đề cập ở trên, khi lông bàn chải bị mòn sẽ khó có thể len lỏi đến kẽ răng, viền nướu để lấy sạch mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại. Từ đó khiến việc chải răng giảm đi tính hiệu quả vốn có.

Khi lông bàn chải bị mòn cần phải thay mới ngay
Khi lông bàn chải bị mòn cần phải thay mới ngay

2. Khi người khác sử dụng bàn chải của bạn

Ngay khi người khác sử dụng bàn chải của bạn hoặc đầu lông bàn chải của bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp với bàn chải của ai đó. Lúc này có hàng tá vi khuẩn sẽ trao đổi qua lại với nhau.

Nếu chẳng may bạn hoặc người đó có các bệnh về răng miệng hay các bệnh truyền nhiễm nào khác sẽ gia tăng nguy cơ lây bệnh cho đối phương thông qua bàn chải.

Để tránh tình trạng này nên chú ý thay bàn chải ngay nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

3. Khi bạn làm rơi bàn chải

Khi vô tình làm rơi bàn chải xuống những nơi không sạch sẽ như bồn tắm, sàn nhà vệ sinh bạn nên thay mới bàn chải. Vì những nơi ẩm ướt như thế này sẽ có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Dù có vệ sinh sạch dưới vòi nước đi chăng thì lượng vi khuẩn ít nhiều vẫn còn tồn đọng trên bàn chải. Nếu tiếp tục sử dụng rất có thể khiến bạn gặp phải các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

4. Thay bàn chải nếu lỡ bảo quản ở nơi quá kín

Nhiều người thường có quan điểm sai lầm cho rằng để bàn chải tại những nơi thật kín đáo sẽ có thể ngăn ngừa được bụi bặm, vi khuẩn bám vào.

Thế nhưng trong môi trường kín, ẩm ướt sẽ càng là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi kéo theo đó là hàng loạt các tác nhân gây bệnh khác cũng có thể phát sinh.

Chỉ cần để bàn chải nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải của người khác là được. Trường hợp đi du lịch bạn có thể để bàn chải trong hộp có lỗ thoáng khí, khi đến nơi hãy để bàn chải ra bên ngoài để tránh vi khuẩn phát triển.

5. Thay bàn chải mới sau khi bị ốm, bệnh

Bàn chải đánh răng nên được thay mới khi vừa mới bị ốm và sau khi đã khỏi ốm.

Bởi lúc ốm cơ thể sẽ sản sinh ra khá nhiều vi trùng, vi khuẩn làm bám dính khá lâu trên bề mặt lông bàn chải.

Để đẩy nhanh khỏi bệnh và tránh bị tái nhiễm bệnh thì việc thay bàn chải thường xuyên luôn được khuyến khích. Có thể chọn các loại bàn chải sử dụng một lần để dùng trong khi đang bị ốm.

Sau khi khỏi ốm thì chọn dùng loại bàn chải tốt hơn để đảm bảo vệ sinh răng miệng đạt kết quả tốt nhất.

Sau khi khỏi ốm cũng nên thay bàn chải mới để tránh tái nhiễm bệnh
Sau khi khỏi ốm cũng nên thay bàn chải mới để tránh tái nhiễm bệnh

IV. Cách bảo quản bàn chải đánh răng

Để giữ cho bàn chải đánh răng luôn được sạch sẽ, hạn chế tích tụ vi khuẩn, nấm, vi rút gây hại cho sức khỏe bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không được dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai kể cả người thân của mình.
  • Có thể dùng nước ấm để rửa sạch qua bàn chải trước khi sử dụng.
  • Khi đã chải răng xong hãy rửa thật sạch bàn chải dưới vòi nước chảy mạnh. Sau đó vẩy cho ráo nước và đặt với một góc nghiêng để đầu lông bàn chải dễ thoát nước, nhanh khô ráo.
Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước đang chảy mạnh
Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước đang chảy mạnh
  • Không bảo quản bàn chải ở gần bệ toilet và những nơi có môi trường ẩm ướt cao. Đồng thời chú ý không đặt bàn chải của các thành viên trong gia đình quá gần nhau để tránh đầu lông bàn chải tiếp xúc lây nhiễm chéo vi khuẩn với nhau.
Để bàn chải vào khe riêng để không chạm vào bàn chải khác
Để bàn chải vào khe riêng để không chạm vào bàn chải khác
  • Bên cạnh việc bảo quản bàn chải đúng cách, mỗi người cũng cần hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
  • Lựa chọn bàn chải lông tơ mềm, kích cỡ phù hợp với khuôn hàm để dễ dàng di chuyển làm sạch ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Cần ghi nhớ chải răng với lực nhẹ nhàng theo chiều dọc, tuyệt đối không chải quá mạnh theo chiều ngang.
  • Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng hằng ngày để tăng cường diệt khuẩn, giữ cho răng luôn sạch khỏe, hơi thở thơm mát.
  • Một vấn đề quan trọng cần lưu ý đó là cứ mỗi 6 tháng nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để thăm khám, cạo vôi răng định kỳ nhằm đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, tránh bệnh răng miệng phát sinh.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngừa bệnh lý phát sinh
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngừa bệnh lý phát sinh

Nếu còn điều gì thắc mắc về vấn đề bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook